Vai trò của Đức Mẹ trong việc hình thành Kinh Tin Kính

1661 lượt xem

Khi nhìn vào những nguồn khả dĩ đối với một bài viết về nhiều bản Kinh Tin Kính Các Tông Đồ (Apostles Creed) – chủ yếu là Kinh Tin Kính gốc, Kinh Tin Kính của Công đồng Nicê (Nicene Creed), và Kinh Tin Kính của Công đồng Nicê và Constantinople (Niceno-Constantinopolitan Creed), ngay cả trong các bài viết của nhiều thần học gia và những người viết về tâm linh. Hầu như họ đều đồng ý nguồn gốc tông đồ của Kinh Tin Kính nguyên thủy, và tường trình rằng quá trình rất có thể được Chúa Thánh Thần linh hứng.

Một nhà phê bình nhắc tới một chương trong cuốn The Mystical City of God by Venerable Mother Mary of Agreda (Thành phố Thần bí của Thiên Chúa qua Bậc đáng kính Mẹ bề trên Maria Agreda), một thị nhân đã được tôn phong chân phước nhờ khả năng “thấy” toàn bộ các giai đoạn trong cuộc đời Chúa Giêsu từ viễn cảnh của Đức Maria. Chương này -tôi nhớ đã có lần đọc và đã dùng đọc sách thiêng liêng- gồm thời gian các tông đồ đặt nền tảng của những gì chúng ta biết là Kinh Tin Kính ngày nay.

Đó là bản rút gọn do nhà xuất bản TAN Books ấn hành, có trong chương 5, nói về thời gian sau Cuộc Khổ Nạn, Phục sinh, Thăng thiên, và cuộc tử đạo của Thánh Stêphanô. Đó là thời gian 1 năm sau khi Chúa Giêsu chết và sống lại, thời Giáo Hội sơ khai hướng tới việc bảo vệ Đức Maria, dưới quyền lãnh đạo của Thánh Phêrô. Theo thị nhân này, Đức Mẹ suy nghĩ về cuộc bách hại bùng nổ sau khi Thánh Stêphanô tử đạo, nhu cầu của các tông đồ và các môn đệ phân tán đi rao giảng Phúc Âm, nhưng được hướng dẫn bởi quy luật nào đó gồm điều cốt lõi của cuộc đời và huấn giáo của Chúa Giêsu Kitô.

Đức Mẹ giới thiệu ước muốn của mình cho Chúa Giêsu qua lời cầu nguyện kéo dài 40 ngày. Đức Mẹ khiêm nhường và muốn các tín hữu nhận ra vị trí giáo trưởng của Thánh Phêrô là Đầu Giáo Hội, lúc đó Thánh Phêrô được linh hứng quy tụ các tông đồ và các môn đệ cùng với Đức Mẹ tam dự và tuyên bố rằng họ sẽ cầu nguyện xin Chúa soi sáng. Lần đầu tiên Thánh Phêrô cử hành Bí tích Thánh Thể, sau khi họ cầu nguyện và ăn chay 10 ngày, lúc đó họ kéo dài tới 40 ngày. Lúc đó, họ cầu xin Chúa Thánh Thần -theo lời khuyên của Mẹ Maria, Hôn thê của Chúa Thánh Thần- hướng dẫn họ hành động.

Sau 40 ngày cầu nguyện và ăn chay, Đức Mẹ yêu cầu 12 tông đồ xác định mầu nhiệm của Chúa Kitô như Chúa Thánh Thần linh hứng cho họ làm. Đây là điều mỗi người lần lượt phát biểu:

Thánh Phêrô: “Tôi tin Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất”.

Thánh Anrê: “Chúa Giêsu Kitô là Con Một, là Thiên Chúa”.

Thánh Giacôbê Anh: “Người được thụ thai bởi tác động của Chúa Thánh Thần, được sinh ra bởi Đức Maria”.

Thánh Gioan: “Chịu khổ hình thời Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh, chịu chết, và chịu mai táng”.

Thánh Tôma: “Xuống ngục tổ tông, sống lại vào ngày thứ ba”.

Thánh Giacôbê Em: “Lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha toàn năng”.

Thánh Philipphê: “Do đó Ngài sẽ phán xét người sống và người chết”.

Thánh Bartôlômêô: “Tôi tin Đức Chúa Thánh Thần”.

Thánh Matthêu: “Trong Giáo hội Công giáo, sự thông công của các thánh”.

Thánh Simon: “Ơn tha tội”.

Thánh Tađêô: “Sự sống lại của thân xác”.

Thánh Matthia: “Sự sống đời đời. Amen”.

Sau khi công thức hoàn tất, Chúa Thánh Thần trao “ấn tín phê chuẩn” bằng cách cho mọi người nghe thấy tiếng vang từ trời: “…Bạn đã quyết định đúng”.

Sau đó, Mẹ Thiên Chúa hướng dẫn các Tông đồ trong việc tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi đã giúp đỡ họ, nhất là tạ ơn Chúa Thánh Thần đã linh hứng và giúp đỡ ước muốn của họ trở thành khí cụ hiệu quả của Ý Chúa. Không lâu sau, với cử chỉ khiêm nhường, Đức Mẹ phủ phục trước mặt Thánh Phêrô là Đầu Giáo Hội, và tuyên tín theo giáo lý Công giáo như đã ban cho họ qua sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.

Đây là một bức-tranh-ngôn-ngữ-đẹp (beautiful word-picture), và cũng là cách diễn tả tuyệt vời về một trong các nền tảng quan trọng của Thánh Truyền của Giáo Hội, đa số các chi tiết bị thất truyền theo thời gian, chỉ còn lại Kinh Tin Kính Các Tông Đồ và điều cốt lõi hướng dẫn chúng ta.

Trầm Thiên Thu
(Chuyển ngữ từ All-about-the-Virgin-Mary.com)

Để lại một bình luận