TỔNG QUAN VỀ GIÁO HẠT MINH CẦM

– Thành lập: 
– Địa giới: bao gồm huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, tĩnh Quảng Bình
– Trụ sở:  Giáo xứ Minh Cầm
– Địa chỉ: xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa, tĩnh Quảng Bình.
– Có 9 giáo xứ, bao gồm: Minh Cầm, Kinh Nhuận, Kim Lũ, Đá Nện, Tân Hội, Phù Kinh,Minh Tú,  Chuẩn Gx. Lâm Sơn, Chuẩn Gx. Đồng Tiến.
– Tổng số giáo họ:  43
– Số linh mục: 10
– Tổng số giáo dân: 22.252
– Các sở dòng: Nhóm MTG Minh Cầm, CĐ dòng Anh Em Hèn Mọn

VIDEO - HÌNH ẢNH

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ MINH CẦM

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1897, tách từ Giáo xứ Kinh Nhuận
– Quan thầy: Đức Mẹ Vô Nhiễm
– Địa giới: Giáo xứ Minh Cầm nằm gọn trong huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trải dài bên đôi bờ Nguồn Nậy, một nhánh của sông Gianh.
– Trụ sở: Giáo họ Minh Cầm 1
– Địa chỉ: xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa, tĩnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Lê Thanh Hồng
– Các giáo họ: Minh Cầm 1, 2; Nam Sơn, Cẩm Nội, Phong Lan, Phong Phú,
– Tổng số giáo dân:  2.993
–  Các sở dòng: Nhóm MTG Minh Cầm

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Trước đây, Minh Cầm là tên gọi chung của một vùng rộng lớn. Theo tài liệu “Minh Cầm quê xưa” của giáo sư Hoàng Lâm Thảo thì danh xưng trên đã có lâu đời, khi đó chỉ có hai xã: Đức Hóa và Tiến Hóa, còn các xã khác mới thành lập sau này.

Vào quãng năm 1890, một số giáo dân sống trên thuyền bằng nghề chài lưới thường qua lại chợ Huyện buôn bán. Về sau, họ lên định cư trên đất liền. Một số khác là tân tòng bản địa mới theo đạo thời các thừa Sai. Cả hai nhóm quy tụ nhau đọc kinh, cầu nguyện rồi lập nên họ đạo Minh Cầm (thuộc xứ Kinh Nhuận).

Năm 1903, giáo xứ Minh Cầm được thành lập với 5 họ đạo: Minh Cầm, Lạc Thủy, Phong Phú, Kim Lan và họ Bẹ. Nhà thờ xứ được xây dựng năm 1920 -1921. Theo những người lớn tuổi kể lại khi cha Duyệt nhận xứ đã làm nhà thờ đầu tiên trên đất Cầm Nội, bên cạnh chợ Huyện. Nhà thờ được làm bằng cột gỗ, tường trét vữa, ba năm sau thì bị lụt cuốn trôi mất. Sau đó, cha Duyệt đã mua đất ở làng Cổ Cảng (vùng đất của ông Hồ Dậu) để xây dựng nhà thờ mới bằng cột gỗ, tường xây đá, hoàn thành năm 1929.

Từ 1940-1945, đạo Công giáo ở Việt Nam bị bách hại, các linh mục phải sống ẩn dật, giáo dân bị dụ dỗ bỏ đạo, một số khác vì sợ mà chối Chúa, một số khác không bỏ đạo bị giết. Giáo xứ Minh Cầm cũng nằm trong cảnh ngộ đó, họ Bẹ tàn lụi năm 1947. Giáo xứ Đồng Bang do cha Duyệt lập ở Đồng Hóa và Thuận Hóa cũng tan rã năm 1948, chỉ còn lại họ Đồng Lào và Tân Hội, sau đó nhập vào xứ Minh Cầm.

Như vậy, giáo xứ Minh Cầm ngày nay đã có bề dày lịch sử 120 năm. Hạt giống Tin Mừng vẫn sinh hoa kết quả. Đức tin ấy vẫn không hề lay chuyển, hao mòn. Điều đó được giữ gìn từ chính lòng mến và phẩm chất kiên trung của con người trên mảnh đất thân thương này.

Từ khi thành lập đến nay, Minh Cầm đã có các linh mục quản xứ như sau: cha Kính (1905), cha Mân (1905-1908), cha Hoàng (1908-1909), cha Phúc (1910-1912), cha Phước (1912-1914), cha Duyệt 1914-1939), cha Cừ (1939-1941), cha Đoài (1941-1945), cha Bài (1945-1946), cha Quy (1956-1948), cha Dũng (1949-1952), cha Phêrô Trần Xuân Hạp (1959-1963), cha Trương Văn Liệu (1963-1968), cha Bình (1968-1972), Phêrô Nguyễn Ngọc Chuyên (1973-1993), Giuse Hoàng Thái Lân (1995-2006), GB. Lê Trọng Châu (2006-2010), Phêrô Nguyễn Bình Yên (2011-2014), Phêrô Lê Thanh Hồng (nhận xứ đầu 2015). Giáo xứ Minh Cầm hiện nay có 2.990 giáo hữu (báo cáo tất niên năm 2022), chia thành 5 giáo họ dưới sự coi sóc của cha Phêrô Lê Thanh Hồng

Ngày nay, Giáo xứ ngày càng lớn mạnh, đổi thay trên nhiều phương diện.

……

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ ĐÁ NỆN

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1918
– Quan thầy: Thánh Anna
– Địa giới: Đá Nện nằm ở thượng ngàn sông Gianh, giáp biên giới Việt-Lào, nép mình bên quốc lộ 1B và đường mòn Hồ Chí Minh.
– Trụ sở:
– Địa chỉ: xã Thanh thach, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Chu Quang Hải, OFM
– Các giáo họ: Đồng  bàu, Đồng Tre và Đồng Lim
– Tổng số giáo dân: 2.514
– Các sở dòng: Cộng đoàn dòng Anh Em Hèn Mọn

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Xứ đạo này hình thành quãng năm 1872 khi những người dân từ miền xuôi lên lập nghiệp tại vùng đất Làng Thạch. Ở đây, họ khai phá đất hoang để trồng trọt và khai thác gỗ để sinh sống. Đến 1879, những người cùng niềm tin vào Thiên Chúa quy tụ nhau lại thành một vùng để dễ bề sáng tối kinh nguyện và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Năm 1918, giáo xứ chính thức thành lập và nhận thánh Anna làm quan thầy. Cha xứ đầu tiên là cha Gioan Nguyễn Hữu Mân. Ngài như một mục tử sống giữa đoàn chiên: khai hoang đất đai, lập ruộng, làm nghĩa trang giáo xứ, củng cố lòng đạo. Sau khi đã ổn định đời sống, Ngài bắt tay vào việc xây dựng nhà thờ và được khánh thành năm 1924.

Năm 1932, cha già Mân cho thành lập họ Xóm Bàu (Đồng Bàu ngày nay). Khi công trình xây dựng nhà thờ giáo họ chưa hoàn thành thì lũ lụt trôi mất tất cả, cùng với nạn dịch tễ làm cho giáo dân phải sơ tán sang họ Đồng Tre. Năm 1937, Ngài tiếp tục lập thêm một họ đạo tại vùng đất Cồn Đình với 7 gia đình, 30 nhân danh (chung cho cả Cồn Đình và Thanh Lạng). Ban đầu giáo họ chỉ có 7 gia đình gồm 30 người sau đó vào quãng năm 1936 tăng thêm 17 hộ.

Năm 1951, cùng với những biến đổi của thời cuộc, nhất là phong trào cải cách và giảm tô, Cha xứ GB. Hoàng Ngọc Hồ và cộng đoàn nơi đây phải gánh chịu nhiều gian nan và khổ cực. Từ 1955-1994, giáo xứ vắng bóng chủ chăn, đời sống đức tin không được bén rễ sâu và ít hiểu biết về đạo Chúa.

Từ 1994 đến nay, bề trên giáo phận quan tâm bổ nhiệm linh mục quản xứ, nhờ đó đức tin của mỗi tín hữu như được hồi sinh, cơ sở vật chất của giáo xứ được xây dựng và chỉnh trang: xây dựng khuôn viên, trang trí nội thất nhà thờ, xây tháp chuông.

Các linh mục quản xứ qua các thời kỳ: GB. Nguyễn Hữu Mân (1934-1948); Phêrô Lê Văn Huy (1948-1951); GB. Hoàng Ngọc Hồ (1951-1955); Gioan Lê Đăng Hưởng (1960-1961); Phêrô Nguyễn Ngọc Chuyên (1973-1993); GB. Nguyễn Vạn Minh (1993-1994); Antôn Hoàng Tiến Diễn (1994-2002); Phaolô Trần Ngọc Du (2002-2010); Antôn Võ Thành Công (2010-2012); Giuse Chu Quang Hải (2012-2013); Bônaventura Trương Văn Vút và nay cha Chu Giuse Chu Quang Hải tiếp tục quản nhiệm với 2.485 nhân danh.

Trong niềm tin tưởng và hiệp nhất, giáo xứ Đá Nện sẽ còn thăng tiến nhiều trên các lĩnh vực văn hóa, đời sống và đức tin để hòa cùng dòng chảy của giáo phận trong giai đoạn đầu thành lập và phát triển.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ ĐỒNG TIẾN

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập:
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Minh Tiến
– Địa chỉ: Xã Tiến Hóa, Huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Lượng
– Các giáo họ: Minh Tiến, Sơn Tiến
– Tổng số giáo dân: 2.147
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

 

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ KIM LŨ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: có trước năm 1886, tách từ Giáo xứ Kinh Nhuận
– Quan thầy: thánh Antôn Pađua.
– Địa giới: thuộc địa bàn xã Kim Hóa, Lê Hóa huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo họ Kim Lũ
– Địa chỉ: Xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: GB. Mai Văn Quốc
– Các giáo họ: Kim Lũ, Xuân Ninh, Xuân Hòa, Đò Vàng, Khe Nét, Kim Tiến
– Tổng số giáo dân: 4.489
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Theo sử cũ ghi lại, giáo xứ Lim Lũ được thành lập năm 1886, thời điểm diễn ra phong trào Cần Vương bắt đạo. Một số giáo dân từ khắp nơi đã chạy nạn về đây để giữ đức tin, tìm kiếm bình an cho gia đình. Cùng với việc củng cố và ổn định cuộc sống, tín hữu nơi đây đã xây dựng nên một ngôi nhà nguyện để cầu kinh sáng tối.

Năm 1945, nhà nguyện này đã bị sụp đổ bởi bom đạn chiến tranh. Do điều kiện kinh tế khó khăn, giáo xứ không thể xây dựng lại thánh đường mà chỉ tổ chức đọc kinh tại tư gia.

Tình hình đó kéo dài đến năm 1994, khi linh mục Antôn Hoàng Tiến Diễn được bề trên giáo phận sai về coi sóc giáo xứ, ngài cùng với bà con vào rừng đốn gỗ về xây dựng nhà thờ. Nhà thờ tuy không lớn nhưng cũng đủ sinh hoạt và kinh lễ hằng ngày.

Từ năm 2002-2014, linh mục Micae Hoàng Xuân Hường nhận bài sai về quản xứ. Ngài bắt tay vào việc kiện toàn các sinh hoạt và xây dựng cơ sở giáo xứ, giáo họ. Đầu năm 2015, tân linh mục Phaolô Vũ Văn Triều chính thức đảm nhận việc coi sóc giáo xứ.

 Theo sổ tất niên 2022, hiện nay, giáo xứ có 4.489 tín hữu do cha Gb. Mai Văn Quốc coi sóc. Tiến bước vào năm thánh của giáo phận, Kim Lũ đang từng ngày nỗ lực xây dựng giáo xứ tốt đẹp hơn cả đời sống đức tin lẫn đời sống kinh tế và văn hóa trên mảnh đất rừng núi này.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ KINH NHUẬN

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1835, tách từ Giáo xứ Vĩnh Phước
– Quan thầy: Đức Mẹ Lên Trời
– Trụ sở: Giáo họ Kinh Nhuận
– Địa chỉ: Xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tĩnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Tô Quang Hùng
– Các giáo họ: Kinh Nhuận, Cấp Sơn, Kinh Tân
– Tổng số giáo dân: 2.608
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ được thành lập năm 1835 với tên gọi là Cồn Dừa, được tách từ giáo xứ Làng Ngang (Vĩnh Phước). Ngày đầu thành lập, Cồn Dừa có 6 giáo họ: Đồng Vinh, Kinh Thanh, Phù Lễ, Phù Long, Cấp Sơn, Kinh Nhuận. Là xứ “mẹ” của các giáo xứ Phù Kinh, Minh Cầm, Kim Lũ. Khi mới thành lập giáo xứ có 850 người, trải rộng trên vùng rộng lớn. Bổn mạng giáo xứ là Đức Mẹ Lên Trời.

Từ khi thành lập đến nay, giáo xứ trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bị bắt bớ, cấm đạo trong thời nhà Nguyễn. Thời kỳ này đã có nhiều tín hữu kiên trung làm chứng đức tin mà chứng nhân tiêu biểu là cha thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa (quản xứ 1835 -1838), tử đạo tại Đồng Hới năm 1838.

Trong những năm chiến tranh 1945-1975 và thời bao cấp (1975-1986), nhà thờ giáo xứ bị phá sập nhiều lần, đời sống giáo dân gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng xuống cấp, chính quyền dò xét, kiểm soát nên việc thực hành đức tin rất hạn chế.

Từ 1994 đến nay, giáo xứ không ngừng thăng tiến cả về đức tin lẫn đời sống thường ngày: nhà thờ xứ và các họ, nhà giáo lý, nhà vượt lũ… được xây dựng. Từ con số 850 khi thành lập, hiện nay giáo dân lên đến 2. người, chưa kể trong quá trình lịch sử đã chia tách ra các giáo xứ khác là Minh Cầm (1903); Phù Kinh (1897); Kim Lũ (1886)…

Giáo xứ đã trải qua các đời linh mục quản xứ: Thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa (1835-1838); cha Định (1840-1860); cha Phước (1861); cha Phương (1861-1890); cha Chỉnh (1891-1911); cha Phẩm (1912-1932); cha Ngôn (1933-1938); cha Chất (1939-1941); cha Tân (1942-1944); Phêrô Hoàng Ngọc Hồ (1945-1954); Phêrô Maria Nguyễn Công Bình (1958-1975); Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Chuyên (1976-1992); GB. Nguyễn Vạn Minh (1993-1996); Phêrô Nguyễn Công Bình (1997-1998); GB. Nguyễn Quang Lành (1998-2008); Phêrô Trần Văn Thành (2008-2014),  Phêrô Trần Ngọc Hưởng và hiện nay là cha  Antôn Tô Quang Hùng.

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng đời sống đạo của giáo hữu Kinh Nhuận vẫn luôn phát triển trong hồng ân Thiên Chúa. Tiếp bước gương anh dũng của cha thánh tử đạo Phêrô Vũ Đăng Khoa cùng với chặng đường dài hình thành nên giáo xứ, Kinh Nhuận có quyền tự hào về lịch sử hình thành và phát triển của mình.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ LÂM SƠN

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập:
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Đình Sơn
– Địa chỉ: xã Thanh Hóa, Huyện Tuyên Hóa, Quãng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Đậu Duy Vinh
– Các giáo họ: Đình Sơn, Thanh Sơn
– Tổng số giáo dân: 1.208
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ MINH TÚ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 2018
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Minh Tú
– Địa chỉ: Xã Châu Hóa – Tuyên Hóa – Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Lê Thanh Tuấn
– Các giáo họ: Minh Tú, Kinh Thanh, Thanh Châu, Lạc Thủy
– Tổng số giáo dân: 2.166
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Minh Tú thuộc giáo hạt Minh Cầm, gồm giáo họ Minh Tú, giáo họ Kinh Thanh thuộc giáo xứ Kinh Nhuận và giáo họ Lạc Thủy, giáo điểm Thanh Châu thuộc giáo xứ Minh Cầm. Trụ sở giáo xứ đặt tại giáo họ Minh Tú, tọa lạc trên địa bàn xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Ngày 04/02/2018, Đức cha Phaolô đã về chủ tế trong thánh lễ quyết định thành lập tân giáo xứ Minh Tú sau một năm chuẩn giáo xứ Minh Tú thành lập, dưới sự hướng dẫn của linh mục Gioan Baotixita Phạm Quang Long.

Hiện nay, Giáo xứ Minh Tú gồm có 4 giáo họ gồm Minh Tú, Kinh Thanh, Thanh Châu, Lạc Thủy dưới sự coi sóc của cha Antôn Lê Thanh Tuấn.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ PHÙ KINH

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1897, tách từ giáo xứ Kinh Nhuận
– Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
– Trụ sở: Giáo họ Trung Thọ
– Địa chỉ: Trung Tiến, Phù Hóa, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Nguyễn Văn Thiện
– Các giáo họ: Trung Thọ, Vĩnh Thọ, Đức Thọ, Hậu Thọ, Trường Cát, Phù Lệ, Phù Long, Nam Sơn
– Tổng số giáo dân: 1.149
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Phù Kinh từ buổi ban sơ đã in đậm dấu chân các nhà truyền giáo. Ngược dòng sông Gianh, các thừa sai đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân và những hạt giống Tin Mừng được gieo xuống và lớn dần theo năm tháng. Theo sổ sách để lại, năm 1897, giáo xứ Phù Kinh được chia tách từ xứ mẹ là Cồn Dừa (Kinh Nhuận) với 8 giáo họ vui sống trong tình hiệp nhất: Cấp Sơn, Trung Thọ, Vĩnh Thọ, Trường Cửu, Trường Cát, Phú Thọ, Hậu Thọ và Đức Thọ.

Từ ngày đầu thành lập giáo xứ cho tới năm 1952, giáo xứ được sự chăn dắt của 10 cha quản xứ, trong đó có 3 vị thừa sai: cha Bá (1897-1899); cha Tân (1899 – 1904); cha Văn (1904-1913) và 7 cha bản quốc gồm: cha Ngọc (1913-1918), cha Tùy (1918-1937), cha Huấn (1937-1939), cha Phêrô Nguyễn Quế (1939-1942), cha Khoa (1942-1944), cha Khánh (1944-1945) và cha Điều (1945-1952).

Những năm tháng có đấng chăn chiên coi sóc, đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân tăng trưởng nhanh chóng và rõ rệt, sớm hôm giáo dân sum họp vui vầy, tiếng hát câu kinh luôn ngân vang, số tín hữu gia tăng. Riêng thánh đường xứ được xây dựng theo kiểu Tây, tất cả mọi nguyên vật liệu đều được chuyển từ Pháp sang, trang nghiêm và cổ kính. Giáo xứ còn giữ được pho tượng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa cho đến nay.

Thế nhưng, sau năm 1952, khi cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt, cha xứ cuối cùng được bề trên chuyển đi phục vụ nơi khác, đoàn chiên thiếu chủ chăn trở nên bơ vơ, lạc lõng, đời sống đức tin như ngọn đèn leo lắt trước gió. Đến năm 1956, cuộc cải cách ruộng đất lại một lần nữa làm tăng thêm sự hoảng loạn của giáo dân, cuộc sống không có người chăn dắt dần dần họ bị chi phối bởi những dân ngoại chung quanh, xa rời ơn Chúa. Một số phải rời bỏ quê hương đi sinh sống nơi khác, giáo dân toàn giáo xứ lúc này chỉ còn độ 350 người. Đất đai  bị chiếm dụng, thu giữ, các cơ sở xuống cấp, hư hỏng. Vào năm 1964 – 1968, những đợt bom đánh phá ác liệt đã làm sụp đổ ngôi nhà thờ, đời sống giáo dân có nhiều đau thương, mất mát. Những giáo dân trung thành với ơn thánh Chúa phải gồng mình với ba thù thế gian.

Những tưởng Chúa quên lãng Phù Kinh như nhiều người đã từng nghĩ. Nhưng không phải thế, tình thương của Chúa vẫn dõi theo từng bước chân của con chiên nơi giáo xứ. Sau nhiều biến động, thăng trầm, đến năm 1988, cha Phêrô Maria Nguyễn Ngọc Chuyên được chuyển về phụ trách giáo xứ, ngài đã tổ chức kiện toàn ban hành giáo xứ, họ. Từ đó, sự sống bắt đầu hồi sinh với những cố gắng của các cha phụ trách như GB. Nguyễn Vạn Minh, Giacôbê Nguyễn Quang Lành, Phêrô Trần Văn Thành, cha Phaolô Nguyễn Minh Sáng, cha Giuse Nguyễn Văn Thiện quản nhiệm hiện nay.

Các hội đoàn được thành lập và củng cố: Gia Đình Thánh Tâm, ban Lễ sinh, lớp Ơn gọi… Tất cả là nhờ ơn Chúa và sự bầu cử của Mẹ Maria, quan thầy giáo xứ.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ TÂN HỘI

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1940-1947 tái thiết lập năm 2009
– Quan thầy: Thánh Giuse
– Trụ sở: Giáo họ Tân Hội
– Địa chỉ: Đông Hóa – Tuyên Hóa – Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Nguyễn Trường Thi
– Các giáo họ: Tân Hội, Kim Lan, Đồng Lào, Ba Tâm, Đồng Lê, Giáo điểm Đồng Tràm và Ba Cồn
– Tổng số giáo dân: 2.978
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Căn cứ những chứng tích lịch sử của giáo xứ và tài liệu của giáo sư Hoàng Lâm Thảo thì tiền thân giáo xứ Tân Hội là xứ đạo Đồng Bang được cha già Duyệt (quản xứ Minh Cầm) thành lập vào những năm 1940-1947.

Sau 1945, đời sống tôn giáo gặp nhiều khó khăn, giáo xứ Đồng Bang tan rã, chỉ còn lại hai giáo họ Đồng Lào và Đồng Bang nhập vào xứ Minh Cầm. Kể từ năm 1948, vì thời cuộc nhiều giáo hữu của giáo xứ di cư đến các vùng khác sinh sống chỉ sót lại một nhóm nhỏ vẫn kiên trung giữ đạo và làm chứng cho Tin Mừng.

Sau nhiều thập kỷ, đến ngày 6/5/2009, bề trên giáo phận xét thấy tinh thần sống đạo của giáo hữu nơi đây cùng với khó khăn về mặt địa lý nên quyết định tái thiết lập giáo xứ Đồng Bang với tên gọi mới là giáo xứ Tân Hội.

Ngày nay, giáo xứ Tân Hội nằm giữa đôi bờ nguồn Nậy (sông Gianh), lọt giữa hai ngọn núi đá miền sơn cước của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Địa bàn hoạt động của Tân Hội khá cách trở vì có 4 xã, 1 thị trấn, chu vi khoảng 25 km.

Kể từ ngày thành lập, giáo xứ non trẻ này đã phải đối diện với một thực tế: không nhà thờ, không nhà xứ, thường xuyên bị lũ quét. Năm 2010, bề trên giáo phận quyết định di dời nhà thờ giáo xứ đến thôn Đông Giang, Đồng Hóa (cách nhà thờ cũ 4km).  Năm 2012, giáo xứ phấn khởi và tích cực kiến thiết ngôi thánh đường mới.

Đời sống của người dân nơi đây hầu hết đều thuộc diện nghèo khổ. Họ sống dọc bờ sông Gianh và kiếm sống bằng nghề chài lưới; một số khác nữa lên rừng đốn củi, làm nương ngô, khoai sắn; rất đông giới trẻ phải tha phương cầu thực. Mặc dù vậy, đức tin vẫn được củng cố và duy trì bền chặt, thể hiện ở việc giáo dân tích cực tham dự thánh lễ. Sinh hoạt của giáo xứ ngày một phát triển hơn, các hội đoàn sinh hoạt đều đặn như Gia Đình Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể, việc học giáo lý được triển khai rộng rãi ở mọi lứa tuổi.

Nhà thờ giáo xứ tọa lạc trên địa bàn xã Sơn Hóa ngày nay, bên cạnh quốc lộ 12A với 7 giáo họ: Tân Hội, Kim Lan, Đồng Lào, Ba Tâm, Đồng Lê, Giáo điểm Đồng Tràm và Ba Cồn với 2.978, dưới sự coi sóc của cha Antôn Nguyễn Trường Thi.

Giáo xứ Tân Hội luôn ý thức được giá trị của đời sống đức tin, loan báo Tin Mừng cho mọi người, cũng như phát triển kinh tế và văn hóa trong giáo xứ.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN