TỔNG QUAN VỀ GIÁO HẠT HÒA NINH

– Thành lập: 
– Địa giới: Bao gồm các xã (Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Sơn, Quảng Văn ) thuộc khu vực thị xã Ba Đồn, Quảng Bình.
– Trụ sở: Giáo xứ Hòa Ninh
– Địa chỉ: xã Quảng Hòa, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Có 10 giáo xứ, bao gồm: Hòa Ninh, Cồn Nâm, Cồn Sẻ, Diên Trường, Giáp Tam, Hòa Đồng, Liên Hòa, Thanh Hà, Văn Phú và Vĩnh Phước.
– Tổng số giáo họ: 21
– Số linh mục: 11
– Tổng số giáo dân: 24.388
– Các sở dòng: Nhóm MTG (Cồn Sẻ, Hòa Ninh, Vĩnh Phước)

VIDEO - HÌNH ẢNH

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ HÒA NINH

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1864, tách từ Giáo xứ Vĩnh Phước
– Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Hòa Ninh
– Địa chỉ: xã Quảng Hòa, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Phan Văn Đồng
– Các giáo họ: Hòa Ninh, Vĩnh Tân, Minh Lệ
– Tổng số giáo dân: 3.419
– Các sở dòng: Nhóm MTG Hòa Ninh

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Hòa Ninh, tên cũ là Làng Đoàn, được thành lập năm 1864, tách từ giáo xứ Làng Ngang (Vĩnh Phước). Tuy nhiên, theo sử liệu trích dẫn, vùng đất Hòa Ninh đón nhận ánh sáng Tin Mừng từ khi cha Alexandre de Rhodes và cha Marquez mới đến vùng Bố Chính. Hai nhà thừa sai đã dùng thuyền đi khắp đôi bờ sông Gianh để rao giảng và khai sinh ra nhiều xứ đạo, trong đó có Hòa Ninh.

Tên gọi Hòa Ninh đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử của giáo phận nhà. Đây là giáo xứ lớn cả về phẩm lẫn về lượng. Có một thống kê trên trang web giáo xứ cho biết: Mảnh đất Hòa Ninh đã sản sinh ra cho Giáo Hội nhiều linh mục,  nam nữ tu sĩ.

Người dân xứ Hòa Ninh rất sùng đạo, mến đạo, tin đạo như câu nói: “Đạo Hòa Ninh như đinh đóng cột” được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Cùng với biết bao thăng trầm của lịch sử, Hòa Ninh vẫn còn đó những gì được ông cha ngày xưa kiến tạo và được biết bao thế hệ con cháu gìn giữ phát huy. Từ những con người bình dị gắn bó với quê hương xứ sở đến những người vì thời cuộc hay vì kế sinh nhai đang sống rải rác khắp nơi trong và ngoài nước, tất cả vẫn một lòng xây dựng Hòa Ninh lớn mạnh từng ngày về cơ sở vật chất lẫn tinh thần.

Giáo xứ sở hạt Hòa Ninh ngày nay thuộc xã Quảng Hòa, Tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, hiện có hơn 3.419 giáo dân, cư trú tại các giáo họ Hòa Ninh, Minh Lệ, Vĩnh Tân, do linh mục Phêrô Phan Văn Đồng coi sóc.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ CHAY

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 
– Quan thầy: 
– Địa giới:
– Trụ sở: 
– Địa chỉ: Quảng Sơn, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phaolô Nguyễn Thanh Oai
– Các giáo họ: 
– Tổng số giáo dân: 789
– Các sở dòng: 

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

 

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ CỒN NÂM

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: Xứ Cồn Nâm ở phía Bắc Sông Danh được chọn làm ranh giới 2 miền Nam và Bắc của Giáo Hội Việt Nam sơ khởi 1659. Cũng là một trong 18 xứ đầu tiên khi thành lập đại Phận Vinh. Lại là một trong 4 xứ mẹ của hạt Bình Chính. Cách riêng từ Cồn Nâm tách ra Tróoc (1876), Gia Hưng (1890), Văn Phú (1918) Giáp Tam (1939)
– Quan thầy: cha thánh Vincente Nguyễn Thì Điểm
– Địa giới: xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tĩnh Hà Tĩnh
– Trụ sở: Giáo họ Cồn Nâm
– Địa chỉ: Thôn Cồn Nâm, Xã Quảng Minh, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Trương Văn Thực
– Các giáo họ: Cồn Nâm, Tân Định, Hạ Bồng, Thái Hòa
– Tổng số giáo dân: 2.164
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Là ốc đảo với chiều dài 2km, rộng chừng 300m biệt lập cách trở, xứ đạo Cồn Nâm như con thuyền giữa bức tranh thủy mặc sông núi bao la:

“Sông Gianh cả thảy ba nguồn,
Nguồn Nan, nguồn Nậy lại còn nguồn Son”.

Ba nguồn như ba con rồng uốn mình, thoắt ẩn, thoắt hiện bên những dãy lèn đá nhấp nhô của Phong Nha – Kẻ Bàng, mạn ngược Tuyên Hóa, rồi vùng thượng Quảng Trạch. Đến xứ đạo Cồn Nâm và làng La Hà, cả ba hòa hợp làm một, mang theo dòng nước cuồn cuộn chảy xuôi về biển. Dòng sông Gianh lịch sử chính là đây, nơi chở nặng trong mình ký ức của một thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chia đôi xứ sở.

Mặc dù niên đại hình thành của giáo xứ với tên gọi là Nội Hà xưa kia chưa xác định rõ cụ thể từ năm nào nhưng cha thánh Vincente Nguyễn Thì Điểm đã từng coi sóc ở đây 32 năm (1802-1834). Trong “An Nam Đại quốc Họa đồ” của Đức Giám Mục Taberd  cho biết vào năm 1838, nơi vùng Bố Chính ngoại có ghi ba địa danh đó là Lũ Đăng (xứ Tân Phong), Chợ Phiên (Ba Đồn?) và Cồn Nâm.

Thời điểm phân chia giáo phận, giáo xứ Cồn Nâm được kể là một trong 4 giáo xứ mẹ trên đất Quảng Bình. Từ người mẹ này lại sinh thêm biết bao nhiêu con ngược theo nguồn Son như Troóc (1876), Khe Gát (1886), Tam Trang (1886), Gia Hưng (1890), Phù Kinh (1897), Văn Phú (1918), Giáp Tam (1939).

Theo số liệu giáo xứ, giáo dân Cồn Nâm lúc thành lập là 2978 người. Năm 1939, số giáo dân giảm, còn lại 2415 người. Chuyện ông bà kể lại rằng, buổi sơ khai, trị sở giáo xứ đặt tại họ Đồng Đưng. Đời vua Cảnh Thịnh (1798) bắt đạo gắt gao nên phải dời về giữa đảo gọi là Cồn Nâm. Đây cũng là trung tâm, thuận tiện cho tất cả các họ.

Xứ đạo Cồn Nâm ngày nay thuộc địa bàn hành chính xã Quảng Minh, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Giáo xứ có 4 họ đạo là Cồn Nâm, Tân Định, Hạ Bồng, Thái Hòa, với số 2.164 giáo dân (theo báo cáo năm 2023).  Một nửa giáo họ sống trên đảo, nửa khác sống trên đất liền. Giáo dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Do cách trở giao thông đi lại, đời sống giáo dân gặp nhiều khó khăn và bất tiện.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ CỒN SẺ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 03/11/2005
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới: Thôn Cồn Sẻ và Phú Trịch, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Trụ sở: Giáo họ Cồn Sẻ
– Địa chỉ: Phường Quảng Lộc, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: Bonaventura Trương Văn Vút
– Các giáo họ: Cồn Sẻ, Phú Trịch
– Tổng số giáo dân: 4.220
– Các sở dòng: Nhóm MTG Cồn Sẻ

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Cồn Sẻ là một xứ đạo non trẻ của giáo hạt Hòa Ninh. Giáo xứ được tách lập ngày 03/11/2005 từ xứ mẹ Vĩnh Phước. Tuy nhiên, trước đó, Cồn Sẻ đã có một lịch sử phát triển lâu đời. Họ đạo này được thành lập năm 1848 vào thời cha Đường với số giáo dân là 500 người.

Hiện nay, Giáo xứ có 2 giáo họ là Cồn Sẻ, Phú Trịch với  4.220, do cha Bonaventura Trương Văn Vút quản nhiệm.

Nghề nghiệp chính của giáo dân là đi biển. Thống kê cho biết có hơn 170 chiếc tàu với hơn 1.000 lao động đang bám biển trên những ngư trường rộng lớn khắp cả nước. Kinh tế biển phát triển nâng cao mức sống của giáo dân. Có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đặt chân đến nhà thờ giáo xứ với hàng loạt công trình bao quanh được xây dựng ngăn nắp, qui củ bên cạnh những ngôi nhà cao tầng vừa mọc lên trong xứ. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa mà khách thập phương phải trầm trồ khen ngợi mỗi dịp ghé thăm xứ Cồn.

Nhiều hướng đi mới về kinh tế, xã hội với nhiều triển vọng đang được mở ra với giáo dân cồn bãi sông Gianh. Giáo xứ đã bước đầu chuyển mình mang tính đột phá cho tương lai. Để làm được điều đó chắc rằng cần phải có sự cố gắng vượt bậc của giáo dân trên cồn bãi này để một mai sẽ được chứng kiến một Cồn Sẻ vừa giàu mạnh kinh tế, vừa đạt được sự vững bền trong đức tin và đời sống đạo đời.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ DIÊN TRƯỜNG

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 22/10/2006
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Diên Trường
– Địa chỉ: xã Quảng Sơn, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Nguyễn Văn Hảo
– Các giáo họ:  Diên Trường
– Tổng số giáo dân: 1.948
– Các sở dòng: Nhóm MTG Hòa Ninh

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Diên Trường, thuộc địa bàn xã Quảng Sơn, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình, được tách ra từ giáo xứ Hòa Ninh ngày 22/10/2006, hiện giáo xứ có 1.948 giáo dân, do linh mục Giuse Nguyễn Văn Hảo coi sóc.

Theo nhiều bậc tiền bối, làng Diên Trường hình thành từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, gồm các nhóm dân cư từ phía Bắc di cư vào như họ Trần, Đinh, Nguyễn, Đoàn, Võ, Hoàng, Trương… Nơi cư trú đầu tiên của dân làng là khu vực Nương Cộ, phía trong tuyến đường liên huyện Quảng Trạch – Tuyên Hóa. Đến năm 1888, người Pháp làm đường xe lửa chắn ngang con rạch chảy từ Rào Nan về kênh Chợ Trường, làng mới dời về chổ ở hiện nay để thuận tiện về mặt giao thông, buôn bán. Diên Trường nằm về phía tả ngạn nguồn Nan, phía Tây giáp làng Thọ Linh, phái Bắc giáp làng Cao Cựu và làng Lâm Xuân, phía Đông giáp làng Hòa Ninh, phía Nam giáp làng Minh Lệ và làng Thọ Hạ.

Về mặt lịch sử, vào khoảng 1864, Hòa Ninh được tách ra khỏi xứ Làng Ngang (một trong bốn xứ mẹ của Quảng Bình) chính thức thành lập giáo xứ. Giáo xứ mới gồm có 5 giáo họ: Vĩnh Tân, Hòa Ninh, Xóm Đồng, Minh Lễ, Diên Trường. Như vậy, giáo họ Diên Trường có mặt chính thức khoảng năm 1864.

Tháng 9/2008, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cử tân linh mục Micael Hồ Sỹ Hồng, quê xứ Thanh Dạ về quản xứ Diên Trường. Ngài coi sóc giáo xứ được 6 tháng thì đột ngột qua đời. Hai năm sau, tân linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, quê xứ Tân Phong về quản nhiệm giáo xứ và nay là linh mục Giuse Nguyễn Văn Hảo quản nhiệm.

Ngày 31/8/2012, nhân dịp khai mạc tuần chầu lượt, giáo xứ Diên Trường đã tổ chức thánh lễ khánh thành nhà xứ. Căn nhà mới hai tầng xinh xắn, dài 20 m, rộng 11 m, được dùng làm nhà mục vụ, đồng thời làm nhà vượt lũ cho bà con trong vùng. Đây là điều kiện vật chất thuận lợi để giáo xứ có cơ hội phục vụ cộng đoàn tín hữu chu đáo hơn.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ GIÁP TAM

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1939
– Quan thầy: thánh Antôn Pađôva
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáp Tam
– Địa chỉ: xã Quảng Minh, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Linh mục phụ trách hiện tại: Giuse Đậu Viết Bình
– Các giáo họ: Giáp Tam
– Tổng số giáo dân: 1.099
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Giáp Tam được khai sinh từ xứ mẹ Cồn Nâm và cùng sinh sống trên hòn đảo cùng tên. Giáp Tam ngày nay thuộc giáo hạt Hòa Ninh. Về mặt hành chính, giáo xứ thuộc xã Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình.

Nhiều người dân cho biết, Giáp Tam nghĩa là vùng đất có 3 cồn liền nhau. Họ đạo Giáp Tam mới được nâng lên thành giáo xứ vào năm 1939. Sau bốn năm thành lập xứ, số giáo dân đã là 863 người.

Theo tài liệu truyền khẩu, giáo xứ đón nhận Tin Mừng khá sớm. Tuy nhiên, việc sinh hoạt và giữ đạo thế nào thì không có sử liệu rõ ràng; chỉ biết rằng, vào khoảng 1929, giáo dân đã cộng tác với nhau để làm nên ngôi thánh đường kiên cố của mình.

Trong thời gian chiến tranh, ngôi nhà thờ đó đã bị bom đạn làm sụp đổ vào năm 1968. Sau đó là những thập kỷ khó khăn về kinh tế, nên giáo dân chỉ tạm ghép tranh, tre, nứa, lá để có chỗ thờ phượng. Vì thế, giai đoạn “nhà tạm” này cũng phải đến dăm ba cái. Đời sống giáo dân khá chật vật.

Đến năm 1990, đứng trước sự chuyển mình của đất nước, dân tộc; giáo dân tìm gom góp và kêu gọi sự giúp đỡ của các bậc ân nhân để xây cho mình một ngôi nhà thờ cột gỗ lim, tường đá vôi và lợp ngói. Nhà thờ được khánh thành vào năm 1994 với kích thước 33x14m, tháp cao 17m.

Trải qua thời gian trên 65 năm nay (kể từ 1945), giáo xứ Giáp Tam vẫn chưa có cha quản xứ, hiện tại giáo xứ do cha Giuse Đậu Viết Bình phụ trách. Bổn mạng giáo xứ là thánh Antôn Pađôva. Đời sống dân sinh xã hội cách biệt với các trung tâm kinh tế, văn hóa bên ngoài nên gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo dân có điều kiện hơn đã tìm cách di cư đến các vùng đất khác để làm ăn sinh sống.

Hiện nay, số giáo dân Giáp Tam năm 2024 là 1099 nhân danh. Các hội đoàn tông đồ đang sinh hoạt tích cực là hội Legio Mariae và hội Mân Côi.

 

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ HÒA ĐỒNG

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập:01/01/2021
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Nhà thờ Giáo họ Hòa Đồng
– Địa chỉ: xã Quãng Hòa, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Mai Văn Trung
– Các giáo họ: Hòa Đồng
– Tổng số giáo dân: 1.263
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ LIÊN HÒA

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 13/10/2006
– Quan thầy: Thánh Gia Thất
– Địa giới: Bao gồm xã Quảng Trung , Quảng Tiên,Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo họ Liên Nghĩa
– Địa chỉ: Quảng Trung, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Xuân Toàn
– Các giáo họ: Liên Nghĩa, Tiên Nghĩa, Tân Nghĩa
– Tổng số giáo dân: 2.999
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Liên Hòa thuộc địa bàn xã Quảng Trung, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Xứ đạo này được hợp thành từ ba giáo họ Liên Nghĩa, Tiên Nghĩa và Tân Nghĩa của giáo xứ Chợ Sàng vào ngày 13/10/2006. Số giáo dân lúc thành lập là 2.300 người. Bổn mạng giáo xứ là Thánh Gia Thất.

Cũng như nhiều giáo xứ trong hạt Hòa Ninh, Liên Hòa là xứ đạo cồn bãi giữa dòng sông Gianh. Vì bị chia cách về giao thông liên lạc, đất đai canh tác không có, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn. Giới trẻ vào Nam kiếm sống khá đông.

Do sống trên đảo, nguồn nước sông Gianh lại nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không thể đảm bảo nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã quyết định tài trợ hai dự án nước sạch tại nhà xứ Liên Hòa (năm 2012) và giáo họ Tiên Nghĩa (năm 2013).

Nhìn lại chặng đường phát triển qua, hiện Giáo xứ có 2.999 giáo dân do cha Phêrô Nguyễn Xuân Toàn coi sóc và hướng dẫn. Hy vọng tương lai Giáo xứ Liên hòa sẽ ngày một lớn mạnh không ngừngtreoor sinh hoa trái đức tin cho giáo hội.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ THANH HÀ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập:
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Nhà thờ giáo họ Đồng Đưng
– Địa chỉ: xã Quảng Minh, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Lê Văn Khoa
– Các giáo họ: Đồng Đưng, Thông Thống
– Tổng số giáo dân: 1.398
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Chuẩn giáo xứ Thanh Hà thuộc giáo hạt Hòa Ninh. Giáo xứ nằm trên địa bàn xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, giáo xứ có hơn 1.398 tín hữu, do linh mục Phêrô Lê Văn Khoa coi sóc. Nhìn chung, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, bởi nơi đây đất cằn đá sỏi, thiên nhiên khắc nghiệt, mùa đông thì rét cóng, mùa hè thì nóng như đổ lửa, hàng năm phải gánh chịu những trận mưa bão và lũ quét. Trình độ nhận thức người dân còn thấp, nhiều gia đình cho con em bỏ học sớm để lên rừng hoặc vào nam kiếm sống. Hy vọng trong tương lai gần, giáo xứ sẽ phát triển tương xứng tiềm lực, sánh vai cùng các giáo xứ trong hạt Hòa Ninh –  Quảng Bình này.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ VĂN PHÚ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1915
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới:
– Trụ sở: Nhà thờ giáo xứ Văn Phú
– Địa chỉ: Giáo xứ Văn Phú thuộc địa bàn xã Quảng Văn, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Gioan Nguyễn Văn Hữu
– Các giáo họ: Văn Phú
– Tổng số giáo dân: 2.607
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Văn Phú thuộc địa bàn xã Quảng Văn, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Văn Phú được thành lập năm 1915, tách từ giáo xứ Cồn Nâm. Số giáo dân lúc đó khoảng 700 người. Đến năm 1939, giáo xứ sát nhập vào giáo xứ Giáp Tam và đến 1942 được tách ra thành một giáo xứ độc lập với số giáo dân 1389 người. Trải qua quá trình phát triển, giáo xứ luôn chỉ có một họ đạo duy nhất. Đến năm 1996, số giáo dân nơi đây tăng lên con số 2.070 tín hữu.

Là giáo xứ vùng biển nên bà con đã nhận thánh Phêrô làm quan thầy để bảo trợ công cuộc làm ăn, sinh sống của mình. Hiện tại, số giáo dân lên đến 2.607 người (báo cáo tất niên 2022). Phần đa giáo dân sinh sống bằng nghề ra khơi đánh bắt thủy hải sản xa bờ và các ngành dịch vụ nghề cá. Một số khác  đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài.

Sau thời gian dài cha Phêrô Nguyễn Huy Thiết coi sóc, đến ngày 29/6/2013, bề trên giáo phận bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Quang Trung quản xứ và hiện nay là Gioan Nguyễn Văn Hữu coi sóc.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ VĨNH PHƯỚC

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập:
– Quan thầy: Đức Mẹ núi Carmêlô
– Địa giới:
– Trụ sở: giáo họ Vĩnh Phước
– Địa chỉ: xã Quảng Lộc, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại:  Phêrô Khoa Phạm Thành Luân
– Các giáo họ: Nam Biên, Vĩnh Phước
– Tổng số giáo dân: 2.430
– Các sở dòng: Nhóm MTG Vĩnh Phước

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Xứ đạo cổ kính Vĩnh Phước xuất hiện sớm trên bản đồ giáo phận và được kể là một trong 4 xứ mẹ của đất Bình Chính xưa. Khi thành lập, giáo xứ mang tên Làng Ngang với số giáo dân chừng 6.000 người.

Giáo xứ Vĩnh Phước được chính thức thành lập vào thời gian nào đến nay vẫn chưa được rõ. Chỉ biết cách khái quát rằng sau thời gian linh mục Alexandre de Rhodes vào truyền giáo tại miền Bắc Bố Chính (15/4/1629), tức Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa ngày nay, giáo xứ được thành lập và mang tên cũ thường gọi của làng là giáo xứ Làng Ngang.

Lúc đầu, giáo xứ Làng Ngang có các họ lẻ như: Hòa Ninh, Diên Trường, Minh Lệ, Vĩnh Tân, Cồn Sẻ, Hạ Thôn, cùng các họ thuộc về phía Nguồn Nậy. Đến năm 1835, các giáo họ phía Nguồn Nậy được tách ra thành lập giáo xứ Cồn Dừa (Kinh Nhuận ngày nay). Năm 1864, các họ phía Nam tách ra thành lập giáo xứ Hòa Ninh. Năm 1913, các họ phía tây tách thành giáo xứ Chợ Sàng. Về sau, từ hai giáo xứ Kinh Nhuận và Chợ Sàng này lại lần lượt tách bớt ra: thêm 4 giáo xứ mới là Kim Lũ (1886), Phù Kinh (1897), Minh Cầm (1897) và Đá Nện (1918). Xứ đạo cuối cùng tách ra từ xứ mẹ Vĩnh Phước là giáo xứ Cồn Sẻ (03/11/2005).

Trải qua những thăng trầm của thế kỷ trước, giáo xứ gặp khó khăn về nhiều mặt, nhất là cơ chế xã hội, những cấm cách. Vĩnh Phước có 4 giáo họ thì chỉ còn tồn tại duy nhất ngôi nhà thờ xứ. Trước đây có một họ đạo là Hạ Thôn đã bị xóa sổ hoàn toàn vào những năm 60 thế kỷ trước. Nhiều người dân Vĩnh Phước Hạ đã dần quên lãng Đức tin và trở nên xa lạ với các sinh hoạt giáo xứ trong khoảng thời gian 50 năm không có cha quản xứ.

Được biết, nơi đây là quê hương của hai anh em linh mục Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước, nguyên là cha linh hướng Đại Chủng Viện Vinh Thanh và Anselmô Nguyễn Hải Minh; linh mục Bonaventura Mai Thái (Đà Nẵng); Simon Nguyễn Đức Thắng (Luân Đôn – Anh); Phêrô Lê Trọng Nghĩa (Hoa Kỳ)…

Hiện nay, giáo xứ Vĩnh Phước do Phêrô Khoa Phạm Thành Luân, khóa XIII coi sóc với số giáo dân là 2.430 người.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN