Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1-3-2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin các tín hữu cầu nguyện cho Giáo triều trong tuần linh thao bắt đầu từ chiều Chúa Nhật tại Ariccia. Vì bị cảm, Đức Thánh Cha không tham gia đợt linh thao này trong năm nay, nhưng ngài sẽ thực hiện các bài cầu nguyện ngay tại Vatican, và hiệp ý với giáo triều cùng tất cả những ai tham gia cuộc linh thao này.
Giáo triều Roma đang tham dự kỳ tĩnh tâm thường niên trong tuần này tại Ariccia. Chủ đề của kỳ tĩnh tâm là ‘Bụi Gai Bốc Cháy’ (Xh 3: 2) – Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người trong ánh sáng của sách Xuất hành, Tin mừng theo thánh Matthêu và lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh.
Tuần linh thao này diễn ra từ ngày 1 đến 6-3-2020 tại “Nhà Thầy Chí Thánh” ở Ariccia, trên đồi Alban, gần Roma.
Trong bài phỏng vấn dưới đây, Amedeo Lomonaco, ký giả của Đài phát thanh Vatican, đã trò chuyện với cha giảng phòng Pietro Bovati, linh mục Dòng Tên, Thư ký của Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng.
Chủ đề của kỳ tĩnh tâm này liên quan đến trải nghiệm của chúng ta về Thiên Chúa, biểu trưng nơi cuộc gặp gỡ giữa Môsê với Thiên Chúa cùng với tiếng nói của Ngài nơi bụi gai bốc cháy. Chính tiếng nói ấy đã chiếu sáng cuộc sống của con người và nói với họ về cách ăn ở.
Cuộc linh thao, về cơ bản, sẽ giúp mỗi cá nhân gặp gỡ Thiên Chúa. Nhiệm vụ của cha giảng phòng là thúc đẩy cuộc gặp gỡ này để giúp mỗi người có thể lắng nghe Lời Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có thể đưa ra cho mỗi người những sự chỉ dẫn vừa chuẩn mực vừa dịu êm.
Hành trình của cuộc linh thao này là gì?
Tôi nghĩ rằng đó là làm cho mỗi người lắng nghe Lời của Chúa được ghi lại trong Kinh thánh theo hành trình của các ngôn sứ.
Lắng nghe Chúa khi cầu nguyện là một kinh nghiệm ngôn sứ. Đó chính xác là những gì Môsê đã trải nghiệm khi nghe tiếng Chúa. Và cũng trải nghiệm giống như thế là Đức Giêsu, Đấng cho ta thấy, trong suốt cuộc đời, Ngài đã nói với tư cách là Thiên Chúa. Do đó, chúng ta sẽ suy niệm một số bản văn Kinh thánh cho thấy Môsê và Đức Kitô đã sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa trong một cách thức như thế, để rồi giúp cho anh chị em cũng có một trải nghiệm ngôn sứ như vậy.
Ngôn sứ và Cầu nguyện sẽ là trọng tâm của cuộc linh thao này?
Chủ đề Cầu nguyện và Ngôn sứ sẽ xuyên suốt hành trình linh thao, được trình bày bằng cách suy niệm một số bản văn của sách Xuất hành và một số đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu. Ngoài ra, theo tinh thần Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lại hành trình của dân Chúa trong sa mạc hướng về núi thánh của Chúa – hướng tới kinh nghiệm Phục Sinh.
Đó sẽ là một cuộc hành trình dưới ánh sáng của Lời Chúa…
Đây là cơ bản những gì tôi sẽ cố gắng làm. Tôi sẽ lướt qua một số chủ đề như Ơn gọi, Sự cưỡng lại ân sủng của Thiên Chúa, và sau đó minh họa một số nhiệm vụ được giao phó đặc biệt cho những người có vai trò, trách nhiệm trong cộng đoàn. Tôi dự định sẽ kết thúc với trải nghiệm sự hiện diện của Chúa vốn rất gần gũi với những ai bước theo Ngài; dẫn dắt và biến đổi họ thành những người có khả năng lan tỏa ánh sáng của Chúa.
Lắng nghe lời Chúa là bước cơ bản để đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu và có một trải nghiệm ngôn sứ đích thực…
Tôi thấy việc cầu nguyện nhiều khi được hiểu là một cuộc trò chuyện, là lời diễn tả của tâm hồn con người thân thưa với Chúa. Đây là một chiều kích của cầu nguyện, nhưng chiều kích sâu hơn, chân thực hơn lại là việc người đó thưa với Chúa rằng: Tôi tớ của Ngài đang lắng tai nghe. Đó là khoảnh khắc Môsê vào trong Lều Hội Ngộ và Thiên Chúa đã nói chuyện với ông như với một người bạn. Thói quen lắng nghe Chúa nói là một trải nghiệm ngôn sứ. Trong cuộc gặp gỡ này, người ta biết được ý muốn của Chúa, nghe theo điều Chúa nói, đấy là điều tốt đẹp. Điều này làm cho nhân loại biết vâng phục, trung thành và tin tưởng, tạo nên những trải nghiệm tôn giáo đích thực. Đây là điều người ta phải cố gắng sống trong khi cầu nguyện. Nó không đơn thuần như một lời van xin, hoặc như những lời kể lể với Chúa. Điều cơ bản đầu tiên là lắng nghe: “Hãy lắng nghe tiếng Chúa hôm nay, đừng cứng lòng như cha ông ngươi trong sa mạc”.
Người sống trong lời cầu nguyện thì lắng nghe Lời Chúa. Làm thế nào Chúa có thể nói với chúng ta như Ngài đã nói với Môsê?
Chúng ta nghĩ rằng kinh nghiệm của Môsê là một trải nghiệm hoàn toàn phi thường, giống như của các ngôn sứ, của Chúa Giêsu, và của các tông đồ. Nhưng điều này là không đúng. Những câu chuyện ấy muốn nói cho chúng ta biết những gì thực sự xảy ra khi người ta sẵn sàng cầu nguyện và nhận lấy Thần Khí. Nghĩa là, người ta sẵn sàng để nhận được được khả năng đón nhận Lời thân mật của Chúa nói trong lòng mình. Đây là kinh nghiệm Lễ Hiện Xuống của mọi tín hữu, kinh nghiệm đích thực làm cho mọi người có thể tham gia vào mối tương quan cá vị với Thiên Chúa.
Làm thế nào nuôi dưỡng mối tương quan này?
Mối tương quan với Chúa được nuôi dưỡng bằng cách đón nhận Lời sứ ngôn. Nghĩa là, Lời mà Thiên Chúa nói với chúng ta, cũng chính là Lời đã được viết trong Kinh thánh, thấm vào lòng, vì Lời ấy đã nói với chúng ta qua các ngôn sứ. Đó là Lời đầy Thần khí và không lỗi thời. Lời ấy chạm đến chúng ta hôm nay vì từng lời linh hứng này đều hữu ích khi nói với ta những điều Chúa muốn trong đời ta.
Lời Chúa chạm đến chúng ta hôm nay trong đời ta, nhưng cũng soi sáng ý nghĩa của lịch sử, ý nghĩa của thời đại…
Lời Chúa giúp chúng ta hiểu và giải thích ý nghĩa của lịch sử không chỉ như một cái nhìn lý thuyết chung chung. Lời Chúa giúp chúng ta thấy lịch sử được hoàn tất trong hiện tại. Lời Chúa cũng khiến chúng ta không chỉ sống đúng với những gì Thiên Chúa muốn nơi mỗi người chúng ta, mà còn giúp ta trở thành khí cụ của ánh sáng, của hướng dẫn và khích lệ. Nó khiến ta thành chứng tá như ngọn đèn, như ánh sáng và nắm men mà Chúa muốn nơi Giáo hội của Ngài. Đối với những người có trách nhiệm trong Giáo hội, thì điều này có tầm quan trọng đặc biệt.
Sự hiện diện của Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma cũng sẽ là nguồn cảm hứng đặc biệt cho cha…
Gần như có một cảm giác sợ hãi khi ở trong tình huống này. Nhưng nhiệm vụ khiêm tốn của tôi trong tư cách một người anh em đó là truyền đạt kinh nghiệm tôn giáo mà tôi có được từ việc lắng nghe Lời Chúa và trao gửi một vài trợ giúp, một chút cảm hứng cầu nguyện, để người khác có thể trải nghiệm vẻ đẹp, chiều sâu và chân lý của Lời Chúa – Lời chạm đến chúng ta cách sâu sắc và cá vị.
Những lời được soi sáng và những trái tim mới. Đây là sự gắn bó cơ bản…
Lời Thiên Chúa, theo một nghĩa nào đó, có chức năng làm mềm và làm mới trái tim con người từ bên trong, làm cho trái tim có khả năng về chiều sâu tâm linh, về sự dịu dàng, về lòng thương xót – là những điều được coi là trung tâm mặc khải của Thiên Chúa bộc lộ cho con người: đi gặp gỡ người ta để giúp đỡ họ, khiến họ có khả năng đón nhận mầu nhiệm sự sống tròn đầy của thời cánh chung.
Minh Lộc chuyển ngữ từ Vatican News
Có thể bạn quan tâm
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12