Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B

3118 lượt xem

SUY NIỆM CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG –  NĂM B
Lời Chúa: Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8

Mục lục

  1. SỨ GIẢ CỦA HY VỌNGGiuse Vũ Văn Thiên
  2. TẨY RỬA TÂM HỒN ĐÓN CHÚA Jos Dđh
  3. CON TIM SẴN SÀNGJorathe Nắng Tím
  4. CHỈNH ĐỐN LÒNG NGƯỜI Jos Tạ Duy Tuyền
  5. TÌM GẶP CHÚA TRONG SA MẠC CỦA TÂM HỒNLm Trần Bình Trọng
  6. DỌN ĐƯỜNG Thái Nguyên
  7. TÌM MỘT CON ĐƯỜNGGm. Giuse Vũ Văn Thiên
  8. DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚATgm. Giuse Ngô Quang Kiệt
  9. SỬA ĐƯỜNG NỘI TÂMLm Giuse Nguyễn Hữu An
  10. SUY NIỆM CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM BLm. Giuse Đinh Tất Quý

1. SỨ GIẢ CỦA HY VỌNG – Tgm. Giuse Vũ Văn Thiên

Cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta hôm nay còn nhiều tiêu cực ở mọi lãnh vực: gia đình, công sở, xã hội, nhà trường. Ngay trong môi trường giáo dục, là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng tồn tại những gian dối, điển hình như vụ việc nâng điểm thi tại Hà Giang năm 2018 đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những vụ án mạng thương tâm xảy ra thường xuyên, trong đó có những trường hợp thủ phạm và nạn nhân đều là thành viên của một gia đình. Hiện trạng này cho thấy, con người càng ngày càng trở nên hung bạo, thậm chí hoang dã đối với nhau. Sự gian dối và bạo lực trong mọi lãnh vực xã hội làm cho con người hôm nay chao đảo mất niềm tin vào hiện tại và mất hy vọng vào tương lai. Giữa bối cảnh đó, người Kitô hữu được mời gọi trở nên những sứ giả của hy vọng bằng chính đời sống của mình. Thực vậy, khi cố gắng sống tốt lành và phản ánh tinh thần Tin Mừng, mỗi người tín hữu sẽ như ngọn hải đăng giữa đại dương, như ánh nến toả sáng giữa đêm trường và như niềm hy vọng giữa những bi quan chán nản.

Lời Chúa trong Phụng vụ hôm nay là lời của hy vọng. Ngôn sứ Isaia trong bài đọc thứ nhất như một tiếng reo vang đem lạc quan cho mọi người. Vào thời đó, dân Do Thái đang sống kiếp lưu đày. Họ bi quan buồn chán vì phải sống tha hương. Không có Đền thờ, chẳng còn nghi thức tế tự và các lễ hội truyền thống. Chính lúc này, Isaia được Chúa sai đến để tuyên bố: Chúa sẽ an ủi dân Ngài. Ngài sẽ can thiệp để nỗi buồn trở thành niềm vui và chán chường trở nên hy vọng. Chắc chắn lúc đó sẽ có người chế nhạo vị ngôn sứ vì họ cho đó là điều không tưởng. Tuy vậy, Isaia vẫn can đảm, giống như người lội ngược dòng, để nói những gì Chúa đã truyền lệnh cho ông. Lời ông như một lời hiệu triệu gửi đến toàn dân: Hỡi kẻ loan tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi, hãy đi đến các thành miền Giuđa. Hãy hét lên rằng: Thiên Chúa đang đến. Ngài không dửng dưng với nỗi khổ của con người, nhưng ra tay can thiệp cứu vớt họ khỏi cảnh khốn cùng.

Vâng, Thiên Chúa đang đến để an ủi dân Ngài. Hôm nay, mỗi Kitô hữu chúng ta đều là sứ giả để chuyển tải thông điệp mà Chúa đã trao gửi cho ông Isaia năm xưa. Những người thời đại chúng ta đang đặt ra câu hỏi: Thiên Chúa ở đâu khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, lũ lụt thiên tai cướp đi nhiều sinh mạng và xung đột đang đe doạ nhấn chìm nhân loại trong bom đạn và chiến tranh. Mỗi người tín hữu được trao sứ mạng để khẳng định: Thiên Chúa yêu thương con người. Ngài sẽ can thiệp, sẽ an ủi Dân Ngài. Mùa Vọng chính là thời điểm để chúng ta suy tư về sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử và trong hiện tại, tức là ngày hôm nay, trong một thế giới đầy xung đột và bất an. Chính mỗi người tín hữu là chứng nhân của hy vọng, chia sẻ cho đồng bào tình thương Thiên Chúa bằng những nghĩa cử bác ái và lời nói yêu thương. Qua những cộng đoàn đức tin, người không cùng tôn giáo và những người đang cơ nhỡ cảm nhận được tình thương của Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện giữa cuộc đời, mặc dù trong biến cố và hoàn cảnh  nào. Khi con người biết thiện chí cộng tác với ơn Chúa và lắng nghe lời Ngài, dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, nạn nhân lũ lụt sẽ được nâng đỡ, hoà bình sẽ được thiết lập và chiến tranh sẽ chấm dứt.

Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta”. Kitô hữu là những người dọn đường cho Chúa đến trong cuộc đời. Con đường ấy không chỉ ở phố phường đô thị, mà là con đường trong sa mạc, là con đường đầy sỏi đá gập ghềnh khó đi. Mở những con đường trong sa mạc cho thấy cần phải cố gắng kiên trì, vì nhiều khi cảm thấy như vô ích. Mỗi năm, khi Mùa Vọng về, Phụng vụ lại giới thiệu với chúng ta hình ảnh của thánh Gioan Tiền Hô, cùng với lời kêu gọi sám hối. Các bài Tin Mừng được đề nghị đọc trong thánh lễ Chúa nhật thứ hai Mùa Vọng cho cả ba năm A,B,C đều nhắc tới vị ngôn sứ này. Điều đó cho thấy, chủ đề chính của Lời Chúa trong Chúa nhật này là lời mời gọi sám hối để dọn mình xứng đáng đón Chúa đang ngự đến.

Theo thánh sử Marcô, việc Gioan Tẩy giả xuất hiện là ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho con..”. Sám hối là khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm của mình trước mặt Chúa và đối với anh chị em. Sám hối cũng là nhìn nhận tận căn của sự dữ đang hoành hành trong xã hội để cùng chung tay làm cho giảm bớt những hành động tiêu cực, đang phá hoại môi trường thiên nhiên, môi trường đạo đức của cuộc sống chúng ta. Đây là một điều kiện cần thiết để có thể đón Chúa đến trong cuộc đời. Khi tâm hồn chúng ta đầy những tham vọng vật chất và hận thù, làm sao ta còn có chỗ để đón Chúa đến trong ta? Ngôn sứ Isaia đã dùng những hình ảnh rất sinh động để diễn tả tâm tình sám hối: Hãy nắn thẳng những con đường, hãy lấp đầy những thung lũng, hãy san phẳng những núi đồi… Chỉ khi nào khiêm tốn chấp nhận thay đổi tận căn của cuộc đời như thế, chúng ta mới được gặp gỡ Chúa và chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài. Đối với ai thành tâm kiếm tìm Chúa, cuộc gặp gỡ ấy sẽ là sự an ủi ngọt ngào, sẽ là niềm hạnh phúc bất tận. Dáng vẻ đơn sơ, lòng nhiệt thành và nhất là niềm xác tín của vị Tiền Hô đã làm nhiều người đương thời cảm động. Dân chúng đến với ông rất đông. Họ sám hối và khiêm tốn bước xuống dòng sống Giorđanô, xin được tẩy rửa để tỏ lòng sám hối, để tâm hồn họ được bình an.

Năm nay, Quê hương đất nước chúng ta, cụ thể là miền Trung, phải gánh chịu liên tiếp những cơn bão và lũ lụt. Thiên tai đã gây những hậu quả đau thương về sinh mạng và vật chất. Các nhà chuyên môn kết luận: lũ lụt là hậu quả của việc phá rừng và khai thác tài nguyên một cách vô trách nhiệm. Mẹ Thiên nhiên đã nổi giận trước sự vô ơn và tàn nhẫn của con người. Khi phá hoại thiên nhiên là con người tự huỷ diệt chính mình. Con người đang biến thế giới này thành hoang mạc.

Nhưng một tình trạng còn nghiêm trọng hơn nữa là hoang mạc hóa đời sống tinh thần nơi con người. Nếu như cuộc sống vật chất hôm nay đang dần được cải thiện rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của con người, thì cuộc sống tình cảm lại đang dần chai cứng đến mức vô cảm. Sự vô cảm này là “lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội” theo kiểu nói của một vị tiến sĩ khoa học, nghĩa là nó cho thấy một xã hội suy thoái nghiêm trọng về căn bản. Con người sống trong cuộc đời có liên đới với nhau. Nếu không quan tâm đến ích lợi của người khác, thì chính sự an toàn của mình cũng không được bảo đảm. Một xã hội hoang hóa là hậu quả của thái độ dửng dưng với Thiên Chúa và khước từ giáo huấn của Ngài.

“Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”. Mỗi Kitô hữu chúng ta hãy là một cây nến trong cuộc sống, để chiếu rọi ánh sáng thần linh là Đức Kitô, Đấng là Ánh sáng thế gian. Ánh sáng của Người là sự thánh thiện, bao dung, công bằng, nhân hậu và khiêm nhường. Khi trở nên ánh sáng giữa đời, chúng ta sẽ đem niềm hy vọng cho thế giới, bạo lực và hận thù sẽ bị đẩy lui và lòng nhân ái sẽ phủ đầy cuộc sống. Thánh Phêrô tông đồ khuyên chúng ta hãy kiên nhẫn và cậy trông vào lòng từ bi của Thiên Chúa. Ngài nhân từ và bao dung, không muốn cho ai phải diệt vong. Lòng nhân từ của Chúa đã khiến Ngài kiên nhẫn chờ đợi tội nhân sám hối trở về. Giữa những hoang mang xáo trộn của cuộc sống, người tin Chúa phải sống đạo đức và thánh thiện, với niềm xác tín, Chúa sẽ thưởng công cho những ai trung tín thực thi Lời Ngài.

Nếu mỗi Kitô hữu cố gắng để trở nên sứ giả của niềm hy vọng, thì chúng ta sẽ làm cho sa mạc nở hoa. Giữa một xã hội mà tỷ lệ người Công giáo còn quá thấp, sứ mạng của chúng ta càng quan trọng và cấp thiết, để nói với thế giới hôm nay rằng: Thiên Chúa đang đến, Ngài là Đấng Emmanuel và là Đấng yêu thương con người.

2. TẨY RỬA TÂM HỒN ĐÓN CHÚA – Lm. Jos Dđh

Để được gọi là doanh nghiệp thành đạt, chắc chắn doanh nghiệp đó phải có những thành viên tài giỏi đức độ, đủ tài đủ đức, nhưng họ không thể thiếu thủ trưởng, người đứng đầu tổ chức lãnh đạo. Một tín hữu thành công nơi gia đình, xã hội, họ không thể phủ nhận công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ông bà, không thể chối bỏ tiền thân mình đã từng là cô cậu học sinh, sinh viên. Một nhà hùng biện, có khả năng thu hút đám đông, hẳn vị đó sẽ còn khao khát được thêm kiến thức, kinh nghiệm, hầu mỗi khi chia sẻ, trình bày trước các cử toạ, lý lẽ, ý tưởng của họ được mạch lạc rõ ràng. Để hiện thực giấc mơ: con hơn cha nhà có phúc ; cha anh hùng, con hảo hán, bậc cha mẹ đầu tư công sức nhiều cho con cháu, đã vậy, các ngài còn phải sống mực thước, hầu có sức thuyết phục hơn.

Kinh nghiệm cho thấy, không ai sống trên đời này mà chờ đợi nỗi buồn, có chăng là chờ đợi niềm vui. Không bậc cha mẹ nào lại thúc giục con cháu ăn chơi xả láng rồi hãy học, hãy phấn đấu sống vì gia đình, vì quê hương đất nước. Không có một ngôn sứ nào mà không có ý nhắc bảo dân chúng hãy bỏ đàng tội lỗi, hãy trở về với tình yêu Thiên Chúa. Để tiếp nối lời mời gọi của các sứ giả, Gioan xuất hiện tại rừng sâu, đúng với tiếng kêu nơi hoang địa, tiếng hô vang khắp vùng đồi núi, như lời Tiên tri Isaia tiên báo. Tiếng kêu ấy có phải vẫn sống động vang lên: “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” ? Tiếng kêu hôm xưa và hôm nay vẫn một nhịp: vui cảnh nào, chào cảnh ấy ! Đến hoang địa, đến nhà thờ, sẽ là lời mời gọi đi sâu vào cõi lòng mình, hầu gặp Đấng giầu lòng xót thương.

Nơi rừng sâu, Gioan ý thức ông phải hô to, hô lớn, và tiếng hô đã vang vọng đến muôn tâm hồn, người ta tuôn đến hoang địa là mong được Gioan hướng dẫn, chỉ dạy phải làm gì ? Nơi cõi lòng mỗi người tín hữu hôm nay, tiếng hô, tiếng kêu, chắc không khác năm xưa. Và rồi có nghe, ắt có hiểu: không phải cứ cố gắng là sẽ thành công, có chăng bạn nên khiêm tốn nghe những cao kiến của bậc khôn ngoan. Gioan chỉ đường cho đám đông đến với ơn cứu độ: “hãy sám hối, cầu ơn tha tội”, cũng là cách nói, hãy tẩy rửa tâm hồn và cùng đón Chúa. Có phải muốn nghe tiếng kêu, tiếng hô cho rõ, người ta cần tới sa mạc cõi lòng ? Gioan hôm xưa giúp dân chúng bày tỏ lòng sám hối, ông không thể tẩy rửa tâm hồn mỗi người sạch vết nhơ tội lỗi được, ông hứa hẹn Đấng đến sau ông sẽ tẩy rửa trong Thánh Thần.

Ngày hôm nay, tiếng kêu nơi hoang địa, tiếng hô của bậc cha mẹ, có còn đủ lực lay động thế hệ con cháu sám hối ăn năn không ? Tại sao người trẻ họ biết hô hoán với nhau: hãy là chính mình, bình thường nhưng không được tầm thường ? Thực ra, âm vang của “tiếng hô” còn tiếp tục mạnh mẽ lên án những con đường gồ ghề, lồi lõm, những tâm hồn bất xứng, cần phải được tẩy rửa … Gioan đúng là “tiếng kêu”, là nhịp cầu thân thương nối kết đám đông với Đấng Kitô. Ông Gioan không bắt buộc ai phải ăn châu chấu uống mật ong, Đấng Kitô cũng không đòi hỏi mọi người phải vào rừng sâu đón Chúa. Tiếng hô vẫn đang thức tỉnh tâm trí mỗi người hãy mau tẩy rửa cõi lòng, bởi vì hạnh phúc giống như mặt trời chiều, ở đâu cũng nhìn thấy, nhưng không ít kẻ nhìn vế hướng khác, có phải vì thế mà cơ hội vụt qua, đáng tiếc !

Hãy sửa đường để cùng bước những bước thật vững chắc, hãy tẩy rửa tâm hồn đón Chúa, tâm hồn làm sao hạnh phúc nếu thiếu bình an và tình yêu Chúa ? “Tiếng hô” vẫn đang vang lên rất thật: có một đồng trên tay hơn là có một tỉ đồng trong mơ hồ, mai trúng độc đắc. Hãy sống thật lòng, hầu được tẩy rửa tật xấu tính hư, hãy nắm lấy cơ hội, những âm thanh từ gia đình, từ nhà thờ, đều là cơ hội, bởi người tiến xa nhất, thường là người sẵn sàng hành động và chấp nhận vượt lên chính mình. Tâm hồn chưa thanh sạch, hay tâm hồn đã được tẩy rửa, đều là đối tượng của lòng xót thương. Con người được ban tặng 24 giờ, quả là Thiên Chúa rất hào phóng, còn 24 giờ đó giá trị thế nào, tuỳ bạn.

Được sinh ra làm người, được ghi dấu ấn thiêng liêng, được mời gọi tẩy rửa tâm hồn, xoá đi những bụi bặm thế trần, hầu gặp Đấng Emmanuel, vì chưng, tất cả những con cá đánh bắt được đều là cá tươi tốt. Tất cả những tâm hồn xấu xa đầy nguy hiểm có nguy cơ bị vùi lấp bởi tội lỗi, nhưng Thiên Chúa qua Đấng Kitô, Ngài vẫn có những phương thế cứu giúp, nếu chúng ta tin tưởng, hiệp thông cầu nguyện. Nghe được tiếng hô của Gioan, hiểu được tâm tình của mùa vọng là dọn đường đón Chúa, nhưng nếu không sám hối, không có ý được tẩy rửa tội lỗi của mình, việc sống đạo chỉ là thủ tục, lý thuyết ! Lời mời gọi sám hối ăn năn của Đấng phải đến sẽ đến luôn nóng lên, lúc nào cũng khẩn trương, khi mỗi người đủ sốt sáng với sứ mạng làm chứng nhân. Amen.

3. CON TIM SẴN SÀNGJorathe Nắng Tím

Trông đợi, trông mong, hay trông ngóng đều nói lên tình trạng sẵn sàng của trái tim đang nôn nao chào đón, của qủa tim đang rạo rực niềm khát khao hội ngộ, và của cõi lòng đang mở toang cho yêu thương gặp gỡ, đoàn tụ. Chính trái tim sẵn sàng đã làm nên trông đợi, và tình yêu  phấn khởi, xôn xao, náo nức trong tim mới đem lại cho trông ngóng, trông mong giá trị và ý nghiã.

Thánh Gioan đã làm công việc chuẩn bị những trái tim sẵn sàng này, khi lớn iếng “kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” và rao giảng rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,4.7)

Vai trò tiền hô của Gioan như gạch nối giữa Cựu Ước và Tân Ước đã được ngôn sứ Isaia tuyên sấm từ rất lâu trước đó : “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”, để “mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-5).

Gioan loan báo : Đấng sắp đến là Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Chúa sai đến để cứu dân Người.

Sứ điệp Gioan loan báo cho mọi người hôm nay cũng là Tin Mừng sứ thần đã mang đến cho các mục đồng trong đêm Giáng Sinh “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,10-11).

Đấng Kitô là Đấng được xức dầu, như ngôn sứ Isaia đã viết về Ngài : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”, và chính Đức Giêsu tại hội đường Nadarét đã khẳng định và chứng thực trước các đồng hương của Ngài : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh qúy vị vừa nghe” (Lc 4,18-19.21).

Gioan đã không loan báo một nhân vật nào khác ngoài Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế. Ngài “hùng dũng, nắm trọn chủ quyền” (Is 40,10), nhưng “như mục tử, Ngài chăn giữ đoàn chiên của Ngài, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Ngài ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11). Là mục tử nhân lành, Đức Giêsu biết từng con chiên, và  “hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”, để “cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10.11.14).

Gioan đã không giới thiệu một tướng quân với chiến mã oai hùng, với binh lực hùng hậu để giải phóng Ítraen khỏi ách thống trị của đế quốc Rôma, nhưng giới thiệu Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, cũng gọi là Con Người, Đấng đựợc sai đến làm “Chiên gánh tội, xóa tội trần gian” (x. Ga 1,36).

Gioan cũng đã không làm sợ, khi loan báo Đức Giêsu Kitô sắp đến, nhưng trấn an và kêu gọi mọi người hãy mở cửa lòng mình trong bình an, hãy khiêm tốn trở về với Thiên Chúa bằng nhìn nhận mình có tội, hãy đổi mới trái tim với niềm tín thác vào lòng bao dung, thương xót của Đấng Cứu Độ sắp đến, vì “Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải, để anh em được cứu độ” (2 P 3,9.15).

Gioan đề nghị mọi người  sám hối bằng trở về với lòng mình :

Khi kêu gọi mọi người : “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3), Gioan đề nghi mỗi người trở về với chính lòng mình, trở lui vào thâm sâu của trái tim, trở lại với ký ức, qúa khứ của đời sống. Gioan không đề nghị một chương trình hoành tráng để nghênh đón Đấng Thiên Sai, không khởi xướng phong trào rầm rộ, rềnh rang bên ngoài để chào đón Ngài, mặc dù chính ông đã qủa quyết : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7). Nhưng điều hệ trọng mà Thiên Chúa muốn ông loan báo chính là trở về với lòng mình, và chuẩn bị một trái tim sẵn sàng.

Thực vậy, con đường của Đức Chúa đi, con đường của Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đang đến với mỗi người không là những con đường làm bằng xi măng, đá tảng, những xa lộ thẳng tắp, những cao tốc thênh thang, những con đường rợp bóng cờ, biểu ngữ, những con đường hai bên là hàng rào danh dự, là hoa tươi rải lối, là cỏ thơm lót thảm, là kèn trống ầm ĩ, tiếng nhạc vang lừng, nhưng là đường của trái tim, đường trong tâm hồn, đường công lý và tình yêu rất bé nhỏ, nhẹ nhàng, đơn sơ, chân thật.

Là Thiên Chúa giầu lòng thương xót, Đức Giêsu muốn đến với từng người qua đường thương xót của trái tim biết chạnh lòng, trắc ẩn trước khổ đau của đồng loại ; là Thiên Chúa của khiêm hạ thẳm sâu đã vâng lời cho đến chết, Đức Giêsu muốn đi vào cuộc đời mỗi người qua con đường của trái tim “hiền lành và khiêm nhường” ; là Đấng được sai đến với những người  nghèo hèn,  bệnh tật, bị tù đầy, áp bức, bị bạc đãi, bỏ rơi, bị sỉ vả, vu khống bất công, Đức Giêsu đến trong nhà con người qua con đường của “trái tim nghèo khó”, bởi chỉ ở đây mới có chỗ cho Thiên Chúa và những con người bé nhỏ được Thiên Chúa thương (x. Mt 11,25) ; là Đấng Cứu Độ nhân hậu, Đức Giêsu đến gặp mọi người qua con đường của trái tim bao dung, tha thứ, vì chỉ trên con đường “Tha Thứ Cho Nhau”, con người mới được gặp và gặp được Thiên Chúa.

Vâng, Đức Giêsu Kitô đã đến và sẽ trở lại để đón chúng ta lên trời với Chúa Cha. Con đường “trở lại” với con người của Ngài chính là con đường “trở về” với Thiên Chúa của những con người có trái tim sẵn sàng : sẵn sàng làm lại, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng bước tiếp, sẵn sàng yêu thương, sẵn sàng bỏ qua, sẵn sàng làm hoà, sẵn sàng tha thứ, sẵn sàng quên mình, từ bỏ mình  để làm theo Thánh Ý Chúa. Chỉ với con đường của Trái Tim Sẵn Sàng này, Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ mới đến được với chúng ta và cư ngụ giữa chúng ta, để được hạnh phúc trong Chúa  như lời Thánh Vịnh : “Tín nghiã ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. Tín nghiã mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao. Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc và đất chúng ta trổ sinh hoa trái. Công lý đi tiền phong trước mặt Người, mở lối cho Người đặt bước chân” (Tv 84,11-14).

4. CHỈNH ĐỐN LÒNG NGƯỜILm. Jos Tạ Duy Tuyền

 Mùa vọng mời gọi chúng ta hãy sám hối, hãy sửa lại lối sống của mình để tìm sự bình an đích thực trong tâm hồn. Hạnh phúc của đời người là sự bình an. Nhưng sự bình an chỉ có nơi người ngay lành và thiện tâm.

Đây cũng là lời nhắc nhở cho con người thời đại hôm nay. Một  thời đại đang dần dần mất ý thức về tội, và còn  cổ vũ và ủng hộ cái xấu như phá thai, ly dị, đồng tính . . . Một thời đại mà các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng tưởng chừng như đang làm băng hoại hết các giá trị đạo đức của nề nếp gia phong, của kỷ cương xã hội.

Chính Trong phiên họp quốc hội ngày 09/11 PTT Vũ Đức Đan nói: “Thực trạng xuống cấp đạo đức xã hội là có thật, có những ý kiến cho rằng tình trạng xuống cấp ở mức nghiêm trọng, tệ nạn xã hội, trộm cắp, các hành vi bị đồng tiền chi phối, các giá trị văn hóa truyền thống bị mai một… Điều đó là hoàn toàn đúng”.

Nhận biết cái sai thôi chưa đủ. Điều quan trọng là chúng ta đã thấy sai ở đâu để sửa, để uốn lại hướng đi cho bản thân và xã hội tốt hơn? Nhận ra cái sai nhưng không sửa ngọn nguồn những sai trái thì sự xấu vẫn tiếp tục gia tăng và đi đến làm băng hoại xã hội.

   Lời Chúa hôm nay vang lên lời nhắc nhở của thánh Gioan B về tình trạng khấn cấp phải sám hối, vì lẽ : “Cây rìu đã đặt dưới gốc cây, nếu không sinh trái sẽ bị chặt đi “. “Hãy chứng tỏ sự ăn năn thống hối đó bằng những hành động cụ thể bên ngoài”.

Thấy sai phải nhìn nhận cái sai để sám hối  và quyết tâm sửa đổi. Do đó sự ăn năn thống hối là bước đầu tiên để bước vào sự thánh thiện. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối. Dù là ai hay trong địa vị nào đi chăng nữa, mỗi người chúng ta ai ai cũng là kẻ tội lỗi và cần ăn năn thống hối thật lòng mà trở về cùng Thiên Chúa. Chúng ta hãy kiểm điểm lại cuộc sống của mình trước nhan Chúa, xem trong ta còn có trở ngại nào làm cản ngăn không cho Chúa đến trong chính chúng ta và trong xã hội mà chúng ta đang sống?

Chúng ta cần xét lại con đường chúng ta đang đi có phải là con đường quanh co, thiếu chân thành với nhau, thế nên, vẫn còn đó sự gian dối, thiếu cởi mở, và tin tưởng nơi nhau dần đến lòng trí chúng ta luôn đong đầy lo âu sợ hãi, luôn đong đầy lo lắng vì sự quanh co thiếu chân thật của mình? Con đường chúng ta vẫn còn đó khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm. Con đường chúng ta đang đi là con đường gồ ghề bởi những lời nói thiếu suy nghị, thiếu bác ái, thiếu xây dựng, luôn chỉ trích nặng lời với nhau, dẫn đến một đời sống thiếu hoà nhã với mọi người, thiếu khiêm tốn nên luôn bẳn gắt, luôn khó chịu về người khác một cách vô cớ, đôi khi nóng giận một cách hồ đồ mà không có nguyên do. Con đường chúng ta vẫn còn những thung lũng của những tư tưởng lỗi đức trong sạch, những ước muốn lầm lạc, luôn làm chúng ta quyến luyến các tạo vật mà xa lìa Chúa, vẫn còn đó những hố sâu của chia rẽ, hận thù, luôn gây ra bất hoà, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ với nhau. Con đường chúng ta đi vẫn có đó những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn đề cao mình quá đáng đến coi khinh chị em, không bao giờ chịu thua kém người khác.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Vì thế mùa vọng, là thời gian mời gọi chúng ta hãy sửa chữa lại con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những sự trống vắng Thiên Chúa nơi tâm hồn bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh.  Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san bằng những nghi kỵ, ganh ghét bất hoà. Hãy san bằng những lượn sóng gồ ghề nói hành, nói xấu nhau bằng việc luôn nói tốt, nghĩ tốt về tha nhân.

Đó là cách duy nhất để dọn lòng Chúa đến, để Chúa giáng sinh mang lại niềm vui cho tâm hồn chúng ta.

Lạy Chúa, xin hãy cất khỏi chúng con tất cả những gì làm cho chúng con xa lìa Chúa, và xin ban cho tâm tình thống hối ăn năn để sửa đổi con người theo tinh thần phúc âm của Chúa. Amen.

5. TÌM GẶP CHÚA TRONG SA MẠC CỦA TÂM HỒNLm Trần Bình Trọng

Phúc âm theo thánh Mác-cô bắt đầu bằng câu chuyện Gioan tiền hô, ngôn sứ cuối cùng trong thời Cựu ước. Sau một thời gian lâu dài vắng bóng ngôn sứ, thì dân Chúa lại có thể nghe tiếng Người qua miệng Gioan, một đại ngôn sứ vừa xuất hiện.

Sứ vụ của Gioan tiền hô đã được ngôn sứ Isaia loan báo cả hơn nửa thế kỉ về trước cho dân chúng, đang sống trong cảnh lưu đầy là cuộc giải thoát khỏi cảnh nô lệ đã gần đến. Ngôn sứ Isaia báo trước là người ta sẽ nghe thấy tiếng kêu trong hoang địa: Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Chúa; giữa đồng hoang, hãy làm một con đường cho ngay thẳng (Is 40:3). Thời đó giữa Ba-by-lon và Giêrusalem, chỉ có đường mòn cho lái buôn cưỡi lạc đà. Cho nên dân chúng được khuyến khích làm đường mòn rộng hơn, vì theo họ thì Ðấng cứu thế sẽ đến với họ qua sa mạc.

Gioan tiền hô đến thực hiện lời ngôn sứ Isaia về việc dọn đường cho Ðấng cứu thế. Gioan cắt nghĩa việc sửa đường cho Ðấng cứu thế theo nghĩa thiêng liêng. Gioan bảo họ phải sửa đường cho ngay thẳng nghĩa là thanh tẩy tâm hồn bằng việc: Chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội (Mc 1:4).

Ðiều làm ta thắc mắc sơ khởi ở đây là tại sao lại rao giảng trong sa mạc? Tài liệu tình cờ được tìm thấy ở hoang địa Qumran và người ta tìm thấy dấu vết một tu viện Do thái thời Chúa Giêsu. Hội viên trong tu viện là tư tế, hay dân thường, không lập gia đình, sống khắc khổ, cầu nguyện và suy niệm hằng ngày và gom tài sản làm của chung theo lời tuyên thệ. Như vậy có thể ông Gioan tiền hô cũng thuộc nhóm này, rồi xuất hiện trong hoang địa để rao giảng.

Theo ý niệm Thánh kinh thì sa mạc có liên quan đến việc manh nha và bành trướng của đạo cũ, nghĩa là đạo Do thái. Chính trong sa mạc mà dân Do thái đã gặp được Chúa. Họ nghe tiếng Chúa gọi làm dân riêng và sửa soạn cho họ vai trò được chọn. Sa mạc là lối sống du mục của họ trong suốt bốn mươi năm trường trên đường tìm về đất hứa. Họ nhận thức được rằng họ được sinh tồn trong sa mạc là có bàn tay Giavê bảo vệ và nuôi dưỡng họ khi cần bằng manna, bằng chim cút, bằng nước do Giavê truyền cho Môsê dùng cây gậy đập vào đá cho nước trào ra. Trong sa mạc, họ được thử thách và sau cùng khi họ phản bội Chúa thì ngôn sứ Hôsê nhắc nhở cho họ là họ sẽ lại được đưa vào sa mạc để nghe Chúa nói với con tim họ (Hs 2:16). Như vậy thì đó là điều thích hợp để lời Chúa qua miệng Gioan tiền hô lại đến với họ trong sa mạc.

Trong Phúc hôm nay Gioan tiền hô sửa soạn cho Ðấng Cứu thế đến bằng việc rao giảng phép rửa thống hối. Sứ mệnh của Gioan tiền hô thật là gay go. Trước hết ông ta phải sửa soạn cho sứ mệnh làm ngôn sứ bằng việc đi vào sa mạc để luyện chưởng linh thiêng bằng việc ăn chay cầu nguyện.

Ðiều thắc mắc thứ hai là ai sẽ vào sa mạc để nghe giảng, trừ khi giảng cho cào cào, châu chấu hay bọ cạp? Phúc âm hôm nay ghi lại là  dân chúng từ các vùng làng mạc thôn xóm, cũng như từ Giêrusalem tuốn đến nghe Gioan giảng. Việc dân chúng tuốn đến, không những từ miền quê, mà còn từ đô thị để nghe Gioan trong sa mạc, chứng tỏ ông ta có sức lôi cuốn rất mãnh liệt. Không phải chỉ vì tò mò mà đến coi một nhân vật có vẻ kì dị trong cách ăn bận: ăn châu chấu, bận da thú vật (Mc 1:6). Dân chúng tuốn đến nghe ông giảng bởi vì lời rao giảng của ông có sức tác động làm thay đổi đời sống họ. Họ đáp lại sứ điệp thống hối bởi vì họ cảm thấy được lôi kéo vào thế giới thiêng liêng. Nghe giọng nói của nhân vật thủ vai Gioan tiền hô trong phim ảnh về cuộc đời Ðấng Cứu thế, thấy tiếng ông ta cảnh giác dân chúng rống lên như con sư tử cái, trong thế nhảy chồm lên, rượt bắt mồi.

Sa mạc là nơi khô chồi, hoạ hiếm mới tìm được nước uống và sinh vật sồng. Trong sa mạc, người ta cảm thấy mình bé nhỏ, yếu thế, không có chỗ cho việc thỏa hiệp. Người ta phải làm quyết định nhanh chóng có liên hệ đến vấn đề sinh tử. Người ta phải lựa chọn giữa Thiên Chúa và chính mình. Như vậy vào sa mạc để nghe Gioan giảng có nghĩa là đối diện với chính mình, để hoán cải tâm hồn và sửa soạn đón chờ Ðấng Cứu thế. Gioan nhận thức được sứ mệnh của ông là kêu gọi dân chúng ăn năn sám hối và chịu phép rửa. Dân chúng tuốn đến nghe ông bởi vì họ tin rằng ông rao giảng lời Chúa, chứ không thỏa hiệp, không nhắm làm vừa lòng, làm khoái tai người nghe. Vì thế khi nhận phép rửa thống hối, dân chúng cũng bắt đầu đổi mới đời sống.

Thắc mắc thứ ba là làm sao ta có thể bắt chước dân chúng trong Phúc âm, đi vào sa mặc để nghe sứ điệp sám hối, dọn đường cho Ðấng cứu thế đến? Ðể gợi lên bầu khí sa mạc trong Thánh kinh, những trại huấn luyện huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể thường được tổ chức trong sa mạc hay trong rừng núi. Tên của mỗi khoá sa mạc được đặt theo ý niệm trong Thánh kinh như Sa mạc Ánh lửa, Lửa thiêng, Giêrusalem, Bêlem, Na-da-rét .. để khoá sinh dễ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa khi học hỏi về Thánh kinh giữa cảnh thiên nhiên. Vào rừng cũng như vào sa mạc người ta có cảm tưởng dễ gặp nguy hiểm như bị lạc, bị dã thú tấn công hay không tìm được thức ăn và nước uống. Do đó người ta dễ bám víu vào Ðấng cầm giữ sinh mạng.

Ðối với đa số giáo dân thì điều mà ta có thể làm là tạo nên bầu khí sa mạc trong tâm hồn là nơi chỉ có Chúa và mình hiện diện. Nói như vậy có nghĩa là ta cần tìm những giờ phút thanh vắng, đơn độc để ở một mình với Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa trong sa mạc của tâm hồn, để có thể tự giác và thức tỉnh tâm hồn. Trong sa mạc, người ta dễ dàng làm quyết định phải theo đường nào, vì không có cây cối che lấp nhãn quan. Cũng vậy, trong  sa mạc của tâm hồn, không bị ngoại cảnh chi phối, không bị nội cảnh lấn át, ta sẽ dễ dàng làm quyết định cho đời sống nội tâm. Ðó là việc lựa chọn mà mỗi người phải làm trong Mùa vọng này.

Lòi cầu nguyện, xin ơn được gặp gỡ Chúa trong sa mạc của tâm hồn:

Lạy Chúa, Chúa hiện diện khắp mọi nơi.

Sa mạc, núi rừng, biển cả đều có Chúa ở đó.

Chính trong sa mạc mà dân Do thái gặp được Chúa.

Xin ban cho con một tâm hồn thanh tịnh,

để khỏi bị ngoại cảnh chi phối và nội cảnh lấn át.

Xin dạy con biết tạo bầu khí sa mạc trong tâm hồn:

đơn côi và cô tịch,

để con mời Chúa vào,

ở với con. Amen.

6. DỌN ĐƯỜNG – Lm. Thái Nguyên

Bước vào Mùa Vọng, chúng ta gặp lại Gioan Tiền Hô, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước. Ông được cưu mang và sinh ra cách lạ lùng, rõ ràng là một biến cố hoàn toàn do ân sủng của Thiên Chúa. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay ông xuất hiện với sứ mạng Tiền hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi để ra đi rao giảng Nước Trời, dọn đường để cho Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Để thực hiện sứ mạng này, Gioan chọn con đường khổ chế: ẩn tu trong sa mạc, ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Chính trong hoang địa mà ông đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Chính sự đào luyện bản thân cách nghiêm túc, nhiệm nhặt, mà Gioan đã trở thành người mở đường hữu hiệu cho Đấng Cứu Thế.

Trước tiên, Gioan “kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Lòng sám hối đích thực không hệ tại nơi những tình cảm chóng qua, hay những nghi thức bên ngoài, nhưng phát xuất từ chính tâm tình bên trong, từ chính niềm tin mong đợi Chúa đến.

Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn còn nguyên. Sám hối và hoán cải cũng không chỉ là sửa chữa những lầm lỗi hay thiếu sót, mà cơ bản là trở về với Thiên Chúa, Đấng là Chân, Thiện, Mỹ, mà từ trong sâu thẳm, con người hằng thao thức và khát mong tìm về. Chỉ dừng lại ở việc hoán cải trí tuệ và luân lý thôi thì đời sống Kitô hữu vẫn còn đang dang dở, chưa dấn thân trọn vẹn con người mình cho Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cứu độ ta chứ không phải sự hiểu biết về chân lý hay những việc thiện mà ta làm.

Cụ thể của việc sám hối và hoán cải nơi sứ điệp của Gioan là kêu gọi mọi người “Hãy dọn sẵn con đường của Ðức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Trên phương diện xã hội, nếu không có đường thì giao thông vận chuyển và mọi phát triển đều bế tắc. Nhưng có đường mà đất bùn lầy, đá lởm chởm, nhiều lồi lõm, lối quanh co… sẽ gây trắc trở và nhiều nguy hại. Con đường mà Gioan nói tới là đường vào cõi lòng ta, nhiều khi cũng đã bít bùng hoặc hư hỏng rồi, nên phải “dọn”, phải “sửa”, để Chúa có thể đến với tâm hồn mình.

Dọn đường hay sửa đường là nỗ lực đổi mới bản thân, không chỉ vượt qua những ngăn chặn tiêu cực nơi chính mình, cũng không chỉ làm đẹp một tính cách nào đó, mà còn là tích cực góp phần để tình yêu và chân lý được tỏa sáng, để công lý và hòa bình được ngự trị. Đức Bênêđictô XVI khẳng định: Chính tinh thần sám hối và hoán cải giúp canh tân Giáo Hội chứ không phải việc thay đổi các cơ cấu”.

Mỗi Kitô hữu cũng chính là một con đường để mọi người đến với Chúa và để Chúa đến với mọi người. Nhưng chúng ta hãy thật tâm nhìn lại con đường của tâm hồn mình, biết đâu đang có những chỗ lồi lõm, gồ ghề, quanh co, và có cả vực sâu ngăn chặn Thiên Chúa và con người đến với nhau. Cần bạt đi thói kiêu căng tự mãn, cần san bằng tính tự ái ngang ngạnh, cần lấp đi những hố sâu tham vọng, cần uốn thẳng lại những kiểu sống quanh co dối trá, giả hình… để tâm hồn ta trở thành một con đường thật đẹp để Chúa đến với mọi người xung quanh.

Cuối cùng, tâm tình sám hối và hoán cải phải thật sự đưa ta đến gặp gỡ Đức Giêsu, Đấng cứu độ. Sám hối và hoán cải là nhịp đập của một trái tim để mang lại sự sống, cũng chính là một sự thanh tẩy và đổi mới bản thân hằng ngày để gặp gỡ Chúa sâu xa hơn. Đức Bênêđictô XVI cũng đã khẳng định rằng: “Trở thành Kitô hữu không phải là kết quả của sự lựa chọn đạo đức hoặc ý tưởng cao thượng mà là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người, đem lại cho đời sống mình một chân trời mới và một hướng đi quyết định” (Tông huấn Lời Chúa, 11).

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Cũng như thánh Gioan Tẩy Giả,
mỗi người chúng con là một con đường,
để Chúa đến với con người hôm nay.

Nhưng con đường của bản thân con,
còn những khúc quanh co gian dối,
còn những nơi tăm tối mịt mù,
còn những lối hiềm thù và đố kị,
còn những mô cao khinh thị và tự ái,
còn những chỗ hư hại của ghét ghen,
còn những gồ ghề của nhỏ nhen ích kỷ,
còn những vô lý và thô bỉ với mọi người.

Như thánh Gioan đã kêu gọi,
xin cho con biết chân thành sám hối,
biết tu tâm và đổi mới bản thân,
biết dành thời giờ cho Chúa và tha nhân.

Như thánh Gioan đã sống,
xin cho con sống khó nghèo và nhiệm nhặt,
biết từ khước những gì là dễ dãi,
những tiện nghi và thoải mái cho mình,
để sống chân tình và giản dị đơn sơ.

Như thánh Gioan đã hành động,
xin cho con dám ra khỏi mình,
dám lên đường và đến với anh em,
dám sống gần gũi và yêu thương phục vụ,
dám xả thân vì sự thật của Tin Mừng.

Như thánh Gioan đã nêu gương,
xin cho con biết rút lui vào hậu trường,
buông bỏ uy thế và ảnh hưởng của mình,
rất hân hoan nhường đường cho Chúa đến,
để đem lại niềm vui ơn cứu độ cho đời. Amen.

7. TÌM MỘT CON ĐƯỜNGGm. Giuse Vũ Văn Thiên

Đó là câu mở đầu bài hát “Và con tim đã vui trở lại”, một sáng tác của Đức Huy. Bài hát như một hồi tâm, nhìn lại quá khứ, thấy những chán chường đau thương và thất vọng trên đường đời. Rồi bỗng một ngày, tình yêu đến “trong ánh nắng mai, xóa tan màn đêm u tối cho tôi biến đổi tâm hồn, thành một người mới”. Nhờ tình yêu mà con tim đã vui trở lại, trong hân hoan vui mừng. Tác giả nhìn cuộc đời với một lăng kính mới, đẹp hơn, đáng yêu và tràn trề nghị lực. Không còn u tối và bi quan, nhưng tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Mỗi chúng ta cũng đang chọn cho mình một con đường. Có những người khôn ngoan chọn đúng hướng, nhưng cũng có người dại dột chọn sai đường. Người chọn đúng hướng tìm thấy hạnh phúc, người chọn sai đường chuốc lấy trầm luân. Con đường đúng không phải còn đường đầy nhung lụa, con đường sai không phải con đường đầy chông gai. Đường nào cũng đan xen giữa nước mắt với nụ cười, pha trộn giữa niềm vui với đau khổ. Người khôn ngoan thận trọng tìm thấy giữa những chông gai một cơ hội để vươn lên, để với ơn Chúa, luôn thành đạt vững vàng. Người tiêu cực nhìn đâu cũng thấy khó khăn, dễ nản lòng và  thối chí.

Hình ảnh Thánh Gioan Tẩy giả xuất hiện mỗi khi Mùa Vọng về. Ông được diễn tả như một vị khổ tu, gần gũi với thiên nhiên, hằng ngày ăn châu chấu và mật ong rừng. Sứ điệp ông rao giảng cũng quyết liệt gay gắt và “khô khan”, đầy chất sa mạc như con người của ông vậy. Ông mời gọi mọi người hãy sám hối, sứ điệp của ông là “hãy dọn đường để đón Chúa”. Lời giảng của ông, tuy cứng cỏi cương quyết nhưng có sức thu phục lòng người. Họ tuôn đến với ông như dòng nước chảy để được thanh tẩy tội lỗi trong sự sám hối chân thành.

Để đón Chúa đến trong cuộc đời, người tín hữu phải lo dọn đường. Những bon chen tận tâm lo lắng thường làm chúng ta quên Chúa và quên anh chị em. Lối sống ích kỷ đã làm cho con đường cuộc đời trở nên cong queo, khúc khuỷu. Mở lòng đón Chúa, thân thiện với những người xung quanh, chính là “dọn đường” một cách cụ thể và hữu hiệu nhất. Những cố gắng phục thiện sẽ làm cho con đường cuộc đời trở nên ngay thẳng. Hai ngàn năm đã qua, sứ điệp của Thánh Gioan Tẩy giả luôn mang tính thời sự, bởi lẽ ai trong chúng ta mà không chìm đắm trong đam mê, cần phải hồi tâm và canh tân cuộc sống?

Thánh Gioan Tẩy giả luôn ý thức mình chỉ là người dọn đường. Ông thi hành sứ mạng trong sự khiêm tốn. Sau này, ông tuyên bố: “Người (Chúa Giêsu) phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Mùa Vọng vừa giúp chúng ta canh tân cuộc đời, vừa nhắc nhở chúng ta hãy mở đường để Chúa đến với cuộc sống hôm nay. Nói cách khác, mỗi tín hữu hãy trở thành một Gioan Tẩy giả, một tiếng kêu trong hoang địa, để khẳng định với mọi người xung quanh rằng Chúa yêu thương con người. Người đã làm người và đang ở giữa chúng ta. Giáo Hội hôm nay cần những chứng nhân đích thực, có khả năng rao giảng về sự hiện diện và lòng nhân hậu của Thiên Chúa giữa một xã hội còn nhiều người vẫn khước từ Người. Có nhiều người không muốn để Chúa can thiệp vào cuộc sống của họ. Bởi lẽ, nếu chấp nhận để Chúa đi vào cuộc đời, họ phải chịu lột xác, rời bỏ những đam mê trần tục và con đường mòn cũ. Xã hội hôm nay đang phát triển mọi mặt, nhưng cũng có nguy có trở thành hoang địa, khi con người trở nên vô cảm với nhau và vô trách nhiệm với cuộc đời.

Mùa Vọng còn hướng chúng ta về lúc chung cục của cuộc sống, tức là lúc ta kết thúc hành trình trần thế. Dù muốn hay không, ai cũng phải đi đến đoạn cuối của con đường cuộc đời. Tìm một lối đi cho mình trong ân sủng, yêu thương và bình an, đó chính là điều kiện căn bản để chúng ta kết thúc hành trình ấy trong hân hoan và hạnh phúc. Thánh Phêrô lưu ý: “Vì mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi” (Bài đọc II). Quả vậy, sống thánh thiện trong khi chờ đợi Chúa đến, đó chính là căn tính của người Kitô hữu. Đó cũng là một điều kiện không thể thiếu để trở nên một Kitô hữu đích thực. Nếu luôn chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta chẳng lo gì, Chúa đến lúc nào cũng được.

Hãy trở nên những người dọn đường, phá tan những vật cản để Chúa đến trần gian. Hãy tìm cho mình một con đường, đó là con đường đoạn tuyệt với u tối. Đó cũng là con đường làm cho con tim vui trở lại, vì có Chúa ở cùng chúng ta..

8. DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚATgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc – Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc – Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.

Con đường vật lý đã cần. Nhưng con đường tâm lý còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn cứ xa nhau.

Tương tự như thế, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, nhưng ta chưa đón nhận được vì con đường thiêng liêng trong tâm hồn ta đã bị hư hỏng.

Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ.

Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, luôn gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.

Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.

Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Nên hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến.

Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.

Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến những phương thế. Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3 phương thế rất tốt.

Phương thế thứ nhất là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành. Đức Giêsu, trước khi đi rao giảng cũng đã vào sa mạc 40 ngày để tìm Thánh Ý Chúa Cha. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa.

Phương thế thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.

Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.

Thánh Gioan Baotixita đã sống theo chương trình 3 điểm này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng này, ta sẽ biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự đến.

Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi tội lỗi để con xứng đáng đón rước Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Con đường tâm hồn tôi có những đồi núi, vực sâu, khúc quanh nào cần sửa chữa?

2- Tôi có cần đến những phương thế của Thánh Gioan Baotixita không?

3- Tôi sẽ làm gì trong tuần này để thực hành Lời Chúa?

4- Trong bài Tin Mừng Chủ nhật thứ II Mùa Vọng này, tôi tâm đắc nhất câu nào?

9. SỬA ĐƯỜNG NỘI TÂMLm Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa nhật II Mùa Vọng, Giáo hội giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt Gioan Tiền hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa, rất gần gũi với con người. Lời Chúa Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Gioan nghe đã trở thành lời Chúa ông công bố. Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ. (x. Mt 14,3-12; Mc 6,17-19). Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế : ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống. Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa.

Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng”. Gioan mời dân chúng sám hối. Không thể tiếp tục sống như xưa nữa. Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ. Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi. Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc. Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả. Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.

Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh. Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời. Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa. Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đày và mất quê hương trong một thời gian dài.

Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường. Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa. Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem. Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.

Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa. Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo Ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng. Đường ấy có nhiều ghồ ghề và lũng sâu do hận thù, ghen tị, hiểu lầm. Nó tạo là ngăn cách, làm cho hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau được, khiến cho hai người bạn cùng chung nơi làm không nhìn mặt nhau, thậm chí hai anh em ruột thịt, hai vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn xa xôi cách trở.

Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo, hãy san cho thẳng. Những gì gò cao cần phải bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường Gioan mời gọi là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thần dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua; như căn nhà cho Chúa ngự tới; Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về. Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn. Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ. Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh. Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát… Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông. Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý. Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú. Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân. Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân. Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi. Chính vì thế, Giáo hội muốn chúng ta sống 4 tuần lễ Mùa Vọng này như sống trong sa mạc: bình tâm hơn, ăn uống đạm bạc hơn, cầu nguyện nhiều hơn để biết rõ ý Chúa. Gioan đã giúp người ta sám hối, thú tội và lãnh nhận phép rửa, sữa đường nội tâm. Khi Chúa Giêsu xuất hiện, Gioan giới thiệu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29).

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức. Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan. Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người. Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

10. SUY NIỆM CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM BLm. Giuse Đinh Tất Quý

Kính thưa anh chị em

Hằng năm cứ mỗi lần Mùa Vọng trở về là chúng ta có dịp gặp lại một trong những khuôn mặt rất đặc biệt của Tin Mừng. Tôi muốn nói đến Gioan Tẩy Giả.

Hồi ấy Gioan xuất hiện trong hoang địa miền Giuđêa. Ông xuất hiện với một cung cách hơi đặc biệt. Tin Mừng nói về ông như sau: “Ông mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, cũng chẳng muốn khác người, nhưng ông làm thế là vì ông ý thức về sứ mệnh cao cả của mình. Ông đã từ bỏ hầu như hết mọi thứ mà người đời thường tìm kiếm.

a/ Ăn mặc: Ông ăn mặc rất đơn sơ dân dã.

Làm người ai mà chẳng muốn ăn ngon mặc đẹp? Gioan có đủ và còn có dư điều kiện để làm việc đó. Chúng ta nhớ ông là người con duy nhất của một gia đình giầu có. Cha mẹ ông là người có địa vị, có thế giá trong xã hội. Vì cha của Gioan thuộc giai cấp tư tế. Thế nhưng Gioan đã hy sinh.

Của ăn thức uống của ông không phải là những thứ cao lương mỹ vị. Tin Mừng cho chúng ta biết ông ăn châu chấu và thêm vào đó có một chút mật ong trong rừng. Áo mặc của ông cũng không phải là thứ đắt tiền. Chúng được làm bằng lông da thú, một thứ áo mặc thường dùng của những người mục tử nghèo khó. Đôi dép ông mang ở dưới chân cũng thế. Tất cả đầu bằng da thú  vừa sẵn có vừa rẻ tiền.

b/ Về cuộc sống thường ngày của ông thì Thánh Luca bảo: ngay từ thuở còn niên thiếu ông đã chọn chốn hoang vu làm nơi cư ngụ cho mình. Ông tự nguyện sống một cuộc sống khắc khổ khó khăn như thế để tự rèn luyện mình nên một con người sắt đá hầu có thể đối mặt, đương đầu với những thách đố do sứ mệnh của ông đòi buộc.

Claude Tassin nói về ông như thế này: “Ông không lập dị nhưng ông coi thường những tiện nghi vật chất. Ông muốn sống hoàn toàn tự do không để cho mình bị ràng buộc vào bất cứ một thứ gì mà người trần thế coi trọng”. Ta có thể tóm lại trong hai tiếng: Ông muốn sống siêu thoát để ông được tự do hành động theo sứ mạng của mình.

Bây giờ chúng ta hãy nghe lại nội dung những lời ông tuyên bố trong bài Tin Mừng hôm nay: Hãy dọn đường cho Chúa.

Vâng “Hãy dọn đường”. Đường đi có một giá trị rất quan trọng trong cuộc sống.

Trong trận lũ lụt vừa qua, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc – Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc – Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.

Con đường vật lý đã cần. Nhưng con đường tâm lý thiêng liên còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn cứ xa nhau.

Tương tự như thế, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, từ hơn hai mươi thế kỷ nay nhưng nhiều người vẫn chưa gặp được Chúa. Tại sao thế?

Thưa vì tâm hồn ta còn có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác.

Tâm hồn ta còn có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ.

Tâm hồn ta còn có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng.

Tâm hồn ta còn có những hố sâu chia rẽ, thích gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ.

Tâm hồn ta còn có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta còn có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.

Tâm hồn ta còn có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với cả chính mình.

Tâm hồn ta còn có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.

Tâm hồn ta còn có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn.

Tâm hồn ta còn gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân, ưa phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Vâng! Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy đang ngăn chặn Chúa đến với ta. Chính vì thế mà hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến.

Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.

Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến những phương thế. Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3 phương thế rất tốt.

* Phương thế thứ nhất là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa.

* Phương thế thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.

Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.

Một buổi chiều, bề trên của một dòng kia hỏi một tu sĩ:

–  Hôm nay con đã làm gì?

 – Cũng như những ngày khác, tu sĩ trả lời: “Con rất bận bịu và nguyên sức con không thể nào làm nổi, ngoài sự giúp đỡ của Chúa. Ngày nào con cũng phải coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, kìm hãm hai con diều hâu để rèn ý chí, thắng một con sấu, trị một con gấu và săn sóc một bệnh nhân”.

 – Con nói gì thế? Bề trên cười hỏi lại, những việc như thế làm gì có trong nhà dòng?

 – Thưa bề trên, thật đúng như thế. Hai con chim ưng là hai con mắt của con mà con phải giữ gìn luôn để khỏi nhìn những vật cấm. Hai con nai tức là hai chân mà con phải trông coi từng bước đi để con khỏi đi vào con đường xấu. Hai con diều hâu tức là hai bàn tay con, con phải luôn luôn bắt nó phải làm nhiều điều phải. Con sấu là cái lưỡi, con phải kìm hãm hằng ngày để khỏi nói những điều vô ích và thô bỉ. Con gấu là trái tim con, con phải trừng trị, để khỏi ích kỷ và khoe khoang. Còn bệnh nhân là chính thân thể con, con phải canh phòng ráo riết để cho nhục dục khỏi xâm phạm vào.

Thánh Gioan Baotixita đã sống tương tự như thế nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết cũng biết sống như vậy trong Mùa Vọng này, ta sẽ biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp và Chúa Giáng Sinh sẽ ngự đến với vô vàn hồng ân của Người.

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận