Trung Quốc: Sự hồi sinh tâm linh giữa đại dịch covid-19
Vài năm trước, chính quyền trung ương Trung Quốc đã thực hiện các quy định mới về thực hành tôn giáo. Chủ tịch Tập Cận Bình cấm việc hướng dẫn về tôn giáo cho người trẻ dưới 18 tuổi. Bây giờ, sự cô lập của đại dịch covid-19 đã tạo điều kiện cho việc giáo dục tôn giáo cho những người trẻ tuổi qua các chương trình phụng vụ và cầu nguyện online. Nhà văn Teresa Xiao (có trụ sở tại Thượng Hải) cho biết, mặc dù đại dịch đã dẫn đến sự phong tỏa các ngôi làng và khu phố bắt đầu từ ngày 23.1, nhưng các linh mục đã không ngừng hoạt động mục vụ trực tuyến, đặc biệt qua kênh Wechat.
Về phía các gia đình, họ tìm cách cầu nguyện thường xuyên hơn với nhau, tham dự những nghi thức phụng vụ Lời Chúa, Thánh lễ online. Các trẻ em được học Kinh Thánh và ‘tham gia’ phụng vụ trực tuyến.
Trong Tam nhật thánh, khi lệnh cách ly giảm nhẹ, các linh mục và tu sĩ đã có thể đến thăm người bệnh, ban bí tích giải tội và cầu nguyện cho người quá cố của đại dịch. (theo Aleteia)
Tạp chí La Civiltà Cattolica phiên bản Hoa ngữ
Tạp chí ‘La Civiltà Cattolica phiên bản Hoa ngữ đơn giản’ đã được phát hành ngày 21-4-2020. Sáng kiến này của Dòng Tên được đưa ra như một cử chỉ của tình bạn, nhằm thiết lập một mối quan hệ tốt hơn với người dân Trung Quốc.
ĐTC Phanxicô đã ca ngợi ấn phẩm này, vì bản chất có một không hai của nó. ĐTC hy vọng, trong các trang viết của tạp chí, “tiếng nói của nhiều biên giới khác nhau có thể được nghe thấy”.
ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin cũng ca ngợi quyết định ra mắt phiên bản Hoa ngữ của tạp chí và mong muốn phiên bản này có thể trở thành một công cụ làm giàu kiến thức văn hóa và khoa học cho tất cả mọi người tìm kiếm cái đẹp và sự thật. (theo CNA)
Thánh lễ cộng đồng được cử hành lại tại một số quốc gia
Tại Đức
Ngày 20/04 vừa qua, Sachsen là bang đầu tiên tại Đức cho phép cử hành lại các Thánh lễ trong nhà thờ, nhưng chỉ giới hạn 15 người tham dự. Để có thể tham dự Thánh lễ này, cần phải đăng ký trước trên internet hoặc qua điện thoại. Khi tới tham dự, tín hữu cần ngồi đúng nơi được đánh dấu quy định để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người. (x. Vatican News)
Tại Áo
Vào ngày 21.4, tại một cuộc họp báo ở Vienna, Thủ tướng Áo cũng cho biết, thánh lễ công khai sẽ được tiếp tục vào ngày 15.5. (theo CNA, Vatican News)
Tại Vatican
Vào ngày 22.4, Đức Hồng y Pietro Parolin đã gặp gỡ các thành viên của Giáo triều Rôma để thảo luận về việc dần dần mở lại các văn phòng Tòa Thánh khi Italia chuẩn bị kết thúc lệnh đóng cửa (dự kiến vào ngày 4.5).
Vatican đã quyết định thực hiện tái kích hoạt dần dần các dịch vụ thông thường, bắt đầu từ tháng 5, trong khi vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để hạn chế lây nhiễm. Vatican có 9 nhân viên Vatican vướng dịch bệnh covid-19. (theo CNA)
Tại Hoa Kỳ
Các giáo phận New Mexico, Las Cruces, Great Falls-Billings và Helena đã mở cửa trở lại vào Thứ Năm, ngày 23. 4. Các tín hữu được tiếp tục tham dự thánh lễ cộng đồng, nhưng phải tuân theo các yêu cầu trật tự y tế công cộng và cách ly xã hội. (theo CNA)
Tại Việt Nam
Chính quyền đã gỡ bỏ lệnh cách ly toàn xã hội. Theo đó, Tòa Giám mục tại một số giáo phận như Mỹ Tho, Hà Tĩnh đã ra thông báo về việc bình thường hóa các sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn giữ các biện pháp đảm bảo sự an toàn, như: đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách tối thiểu, cũng như cách thức Rước lễ… Các linh mục phân bố hợp lý số lượng, để tránh quá đông người tham dự trong một thánh lễ. (x. giaophanmytho; giaophanhatinh; gpvinh)
Yemen và DRC: Lũ quét để lại sự tàn phá
Yemen – một đất nước đang có chiến tranh với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, vừa mới trải qua một cơn lũ quét, khiến nó trở nên hoang tàn cùng với hàng trăm phương tiện bị mắc kẹt giữa đường phố ngập nước. Liên Hợp Quốc đang làm việc với chính phủ Yemen để giúp 14.700 người di dời nội địa.
Trong khi đó, ít nhất 36 người đã chết và 42 người khác bị thương do lũ lụt ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC). Các tỉnh phía đông của DRC đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những cơn mưa lớn trong những ngày gần đây. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hơn 1,2 triệu người đã phải di dời vì thảm họa và đang rất cần thực phẩm cũng như các tiện nghi cơ bản khác. (x. Vatican News)
WGPSG tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12