Nước chiếm khoảng 70% không gian trên trái đất, thế mà tình trạng thiếu nước hiện nay lại ở trong tình trạng báo động khẩn cấp.
Hôm 30/3, Bộ Phục vụ và Phát Triển con người toàn diện của Tòa Thánh (Dicastery for Promoting Integral Human Development) xuất bản tài liệu Aqua fons vitae[1] [AV]– Nước là nguồn sự sống. Tài liệu này trình bày sự cấp thiết phải bảo vệ và giữ gìn nước trên thế giới, để cung cấp nước sạch cho tất cả mọi người. Đây là tài liệu được bắt nguồn từ những giáo huấn của các giáo hoàng và được gợi hứng từ những suy tư phản tỉnh và kinh nghiệm của các thành viên từ các giáo hội địa phương và quốc tế. [AV 5.]
Nội dung tài liệu ‘Aqua fons vitae’
Chúng ta có thể làm gì, trước vấn nạn khẩn cấp về nước? Đâu là những hành động khả dĩ để đáp lại tiếng kêu ấy? Tài liệu Aqua fons vitae sẽ đưa ra những đề xuất hành động để áp dụng tại các địa phương trong những vấn đế liên quan đến nước. Tất cả với mục đích vì tương lai của con người trên hành tinh này. Bên cạnh đó, đây là tiếng nói của Giáo hội Công giáo trong việc đối thoại và hợp tác với các tổ chức ngoài Giáo hội, có cùng mối quan tâm đến tình trạng cấp thiết về nước.
Nước đóng vai trò rất quan trọng trên hành tinh của chúng ta, nơi nào không có nước, nơi đó thiếu sự sống. Nói một cách khác, sự sống và sức khỏe của con người phụ thuộc vào nước, và mọi sinh hoạt của con người đều cần đến nước. Nước là một biểu tượng thiêng liêng trong nhiều truyền thống tôn giáo. Nước biểu thị cho việc làm sạch và thanh lọc cả thể xác lẫn tâm hồn.
Đối với người Ki-tô hữu, nước được sử dụng trong bí tích Rửa Tội – Nước biểu hiệu của sự sống, của tẩy rửa khỏi dơ bẩn – Nơi bí tích Rửa Tội, nước rửa ta sạch mọi tội lỗi, làm cho ta trở nên thụ tạo mới bởi nước và Thánh Thần.
Có thể nói, nước hiện diện trong mọi hoạt động của con người, từ những sinh hoạt đời thường cho đến những nghi lễ thánh thiêng. Liên quan đến vấn đề nước, nội dung của tài liệu Aqua fons vitae, bàn đến ba khía cạnh:
1- Nước để cho con người sử dụng
2- Nước liên quan đến các sinh hoạt của con người, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp.
3- Không gian của nước có thể hiểu là sông, nước ngầm, ao hồ, và đặc biệt là đại dương và biển.
Trong mỗi khía cạnh, tài liệu trình bày những thách đố, những lý do liên quan dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch. Những điều cần thiết phải hành động ngay và có thể thực hiện được, là lên tiếng gây ý thức cho mọi người về tình trạng cấp thiết này. Bên cạnh đó, cần có những cam kết cụ thể nơi các địa phương để tránh và làm giảm tình trạng ô nhiễm nước. Các đề xuất hành động này, nên được áp dụng một cách sáng tạo, tùy vào văn hóa và địa dư.
Tình trạng đáng báo động về nguồn nước
Nước chiếm khoảng 70% không gian trên trái đất, thế mà tình trạng thiếu nước hiện nay lại ở trong tình trạng báo động khẩn cấp. Có nhiều vùng đất bị bức tử vì thiếu nước ngọt, đất bị ngập mặn và nhiễm phèn. Có hàng tỷ người đang thiếu nước để uống mỗi ngày. Nước không thể uống được, vì nước bị ô nhiễm, nước không đủ an toàn. Những người nghèo và các nước đang phát triển là những nạn nhân đầu tiên hứng chịu ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm nước sạch. Không có nước sạch, các quy trình vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người không thể đạt mức an toàn, chất lượng và tốt được. Trong sinh sản, phẫu thuật, khử trùng và dịch bệnh… chẳng ai trong số này có thể được đảm bảo an toàn, nếu không có nước. Trong cơn đại dịch COVID-19, chúng ta thấy rõ hơn vai trò và sự ảnh hưởng của nước trên đời sống con người. Trong cái nhìn này, nước là biểu tượng cho tiếng khóc của những người nghèo và tiếng kêu của Trái Đất.
Tình trạng báo động khẩn cấp về nước, cần con người phải có những hành động tích cực và tức thời, để đóng góp vào việc giữ gìn và bảo vệ những nguồn nước sạch. Bộ Phục vụ và Phát Triển con người toàn diện của Tòa Thánh cùng với các ban tư vấn của các tôn giáo, các hội đồng giám mục, các cơ quan phát triển Công giáo và hợp tác với các chuyên gia có trình độ để thúc đẩy và hỗ trợ những chương trình hoạt động liên quan đến nước, để bảo vệ sự sống.
Quyền được tiếp cận với nước an toàn và nước sạch là quyền cơ bản và phổ quát của con người. Nước liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con người. Một khi quyền có nước được đảm bảo, thì các quyền khác của con người mới có thể thực hiện được. Có thể nói, quyền có nước, là quyền đầu tiên trong các quyền về con người. [AV 50.]
Sự dấn thân cụ thể
Để giải quyết vấn nạn về nước, cần sự chung tay cộng tác và quyết tâm hành động của tất cả mọi người.
Nhiệm vụ của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật, các nhà phân tích và nhà nghiên cứu khác… họ là những người phải thông báo trung thực cho xã hội và các nhà lãnh đạo chính trị về thông tin và dữ liệu họ có được, như về chất lượng nước, tình trạng thiếu nước, về sức khỏe và biến đổi khí hậu… [AV 52.]
Nhiệm vụ của mọi người là không được hoang phí nước sạch và sử dụng tiết kiệm. Cần lưu tâm hỗ trợ các dự án tái sử dụng nước thải và tránh gây thêm ô nhiễm cho nước. [AV 54.]
Với những người Công giáo, cần lưu tâm đến khía cạnh thực thi công bình và bác ái. Những ai gặp gỡ với Đức Giê-su và lắng nghe các giáo huấn của Ngài, đều được mời gọi “hãy sống theo Lời, chứ không chỉ lắng nghe”. [AV 9.]
Theo thống Kitô giáo, Thiên Chúa là Đấng dựng lên mọi sự. Trong cái nhìn ấy, nước là một món quà đến từ Thiên Chúa. Ngài tạo ra một di sản chung cho toàn nhân loại, và nó được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho nên, Giáo hội tiên phong và cam kết có những hành động cụ thể và thiết thực. Đã nhiều lần Đức Thánh Cha Phan-xi-cô lên tiếng về việc bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại và truyền lại cho các thế hệ tương lai. [AV 55.]
Về phía Giáo hội địa phương, họ là những người sống liên hệ trực tiếp đến những môi trường sống cụ thể. Các Giáo hội tại địa phương cần lưu tâm nhiều hơn đến những vấn đề biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng báo động về nước. Nên hỗ trợ công việc của các nhóm, các tổ chức đang cố gắng thu thập các mẫu nước và phân tích chúng để chứng minh rằng nguồn nước có bị ô nhiễm hay không, và tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa phương thế nào. Tại các giáo xứ, nhất là các giáo xứ sống ven sông và ven biển, cần tránh và giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể là nguồn nước, càng nhiều càng tốt. Nên lưu ý đến việc xây dựng những thói quen tốt về việc bảo vệ môi trường.
Tất cả những nỗ lực ở trên sẽ đạt được thành tựu lớn, nếu chúng ta có được một điểm tựa vững chắc. Điểm tựa ấy chính là xây dựng cái nền móng cho giáo dục. Cần đến một nền giáo dục cởi mở và toàn diện hơn. Một nền giáo dục nhắm đến phát triển con người toàn diện. Một nền giáo dục giúp cho con người biết đối thoại, biết lắng nghe và làm sống vì lợi ích chung. Đó là một nền giáo dục nỗ lực xây dựng một nền nhân văn mới dựa trên lòng biết ơn. Thế giới đã có đó trước con người. Con người được mời gọi tôn trọng sự sáng tạo và luật lệ vốn có của nó.
Văn Ngữ, SJ
[1] Có thể đọc tài liệu tại đây: http://www.humandevelopment.va/en/risorse/documenti/aqua-fons-vitae-the-new-document-of-the-dicastery-now-available.html
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11