NHỮNG LƯU Ý KHI CỬ HÀNH GIẢI TỘI TẬP THỂ
Trong hoàn cảnh đối phó với dịch bệnh (COVID-19) hiện nay, Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhận được những thắc mắc về việc cử hành giải tội tập thể. Ủy ban Phụng tự lưu ý:
Ngoài hình thức thứ I là Xưng tội (Hòa giải) cá nhân và hình thức thứ II là Hòa giải cá nhân – Thống hối cộng đồng, Giáo hội còn dự liệu một hình thức thứ III cho việc cử hành Bí tích Giao hòa trong những hoàn cảnh đặc biệt gọi là Giải tội tập thể (GL 961).
Hình thức thứ III không có xưng tội cá nhân và diễn ra trong bối cảnh cử hành phụng vụ thống hối cộng đồng với việc công bố Kinh Thánh; lời khuyên mục vụ; giáo huấn và hướng dẫn của vị chủ sự dưới hình thức bài giảng; tiếp theo là xưng tội chung (“Tôi thú nhận cùng…”) và lời nguyện chuyển cầu. Tuy nhiên, cử hành theo hình thức ngoại thường này được quy định nghiêm ngặt theo các khoản giáo luật như sau:
I. GIÁO LUẬT
Điều 961
1. Không thể ban ơn xá giải chung cho nhiều hối nhân cùng một lúc, nếu mỗi cá nhân không thú tội trước, trừ:
1o trường hợp nguy tử sắp xảy ra và không đủ thời giờ cho một hay nhiều tư tế nghe từng hối nhân xưng tội;
2o trường hợp có nhu cầu nghiêm trọng, nghĩa là khi có đông hối nhân mà không có đủ cha giải tội để nghe từng người xưng tội đúng cách trong một thời gian thích hợp, đến nỗi các hối nhân không được lãnh ơn của bí tích hoặc không được rước lễ trong thời gian lâu dài mà không do lỗi của họ, tuy nhiên, không được coi là có nhu cầu đủ, khi không có sẵn cha giải tội chỉ vì có đông hối nhân như có thể xảy ra trong một ngày lễ lớn hoặc trong một cuộc hành hương lớn nào đó.
2. Việc nhận định xem những điều kiện cần thiết chiếu theo quy tắc của §1, 2ocó hay không là thuộc về Giám Mục giáo phận; ngài có thể xác định những trường hợp có nhu cầu như thế, dựa vào những tiêu chuẩn đã được thỏa thuận chung với các thành viên khác của Hội đồng Giám mục.
Điều 962
1. Để hưởng nhờ hữu hiệu ơn xá giải bí tích được ban cùng một lúc cho nhiều người, người kitô hữu không những phải được chuẩn bị đầy đủ, mà đồng thời còn phải quyết tâm là sẽ đi xưng tội riêng vào thời gian thích hợp, về các tội trọng mà hiện tại họ không thể xưng thú như vậy được.
2. Trong mức độ có thể, ngay vào dịp lãnh nhận một ơn xá giải chung, các Kitô hữu phải được dạy cho biết những điều kiện buộc phải có chiếu theo quy tắc của §1, và kể cả trong trường hợp nguy tử, nếu còn thời giờ, thì phải khuyên bảo trước khi xá tội chung, để mỗi người lo giục lòng ăn năn sám hối.
Điều 963
Miễn là vẫn giữ nguyên nghĩa vụ được nói đến ở điều 989, người nào được tha các tội trọng nhờ một ơn xá giải chung, thì phải đi xưng tội riêng sớm hết sức khi có dịp, trước khi lãnh nhận ơn xá tội chung một lần khác, trừ khi có một lý do chính đáng can thiệp vào.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
1/ Về giáo luật
– không được coi là đủ nhu cầu và lý do để tổ chức giải tội tập thể chỉ vì không có sẵn và không đủ cha giải tội cho quá nhiều hối nhân như có thể xảy ra trong một ngày lễ lớn hoặc trong một cuộc hành hương lớn nào đó.
– người kitô hữu không những phải được chuẩn bị đầy đủ, mà còn phải quyết tâm là sẽ đi xưng tội riêng vào thời gian thích hợp, về các tội trọng mà hiện tại họ không thể xưng thú.
– các Kitô hữu phải được dạy cho biết những điều kiện buộc phải có chiếu theo quy tắc của §1, và kể cả trong trường hợp nguy tử, nếu còn thời giờ, thì phải khuyên bảo trước khi xá tội chung, để mỗi người lo giục lòng ăn năn sám hối.
– người nào được tha các tội trọng nhờ một ơn xá giải chung thì vẫn phải đi xưng tội riêng sớm nhất có thể, trước khi lãnh nhận ơn xá tội chung một lần khác.
– chỉ giám mục giáo phận mới có thể công bố tình trạng nghiêm trọng, chiếu theo quy ước chung của Hội đồng Giám mục; cá nhân linh mục phải được phép của giám mục bản quyền trước khi cử hành giải tội tập thể.
2/ Về mục vụ
– không ban ơn xá giải chung ngay trước giờ lễ, vì sẽ có những người thiếu ý thức hoặc không ước muốn nhận ơn xá giải, không xét mình, ăn năn tội và quyết tâm chừa tội.
– trong mùa Chay, đối với hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay, chỉ nên cử hành nghi thức thống hối và ban ơn xá giải chung trong dịp tĩnh tâm vào cuối mùa Chay hoặc trong Tuần Thánh, để các tín hữu được thêm ơn ích thiêng liêng và có thể giữ những điều luật 962 và 963 đã qui định.
3/ Về phụng vụ
– cử hành nghi thức thống hối theo các mẫu thích hợp;
– khi ăn năn tội và lãnh nhận ơn xá giải, nên có những dấu chỉ nơi các hối nhân: cúi mình, quỳ gối;
– linh mục ban ơn xá giải chung theo đúng công thức bí tích.
Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ngày 06 tháng 03 năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12