NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU TẠI GIÁO XỨ TAM ĐA
GPHT (30.3.2024) – Thứ Sáu Tuần Thánh, toàn thể Giáo hội ngập tràn trong khung cảnh thinh lặng sầu thương khi mọi cử hành phụng vụ đều hướng về Sự Thương Khó của Chúa Giêsu. Chặng Đàng Thánh Giá dừng lại trên đỉnh đồi Calavariô – nơi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã hy hiến thân mình làm của lễ chuộc tội cho nhân loại. Trong ý nghĩa đó, Giáo xứ Tam Đa sốt sắng bước vào nghi thức Tưởng niệm Cuộc Thương khó Chúa Giêsu. Nghi thức do Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn chủ sự với sự hiệp thông của quý cha và đông đảo cộng đoàn phụng vụ.
Đức cha cùng quý cha thinh lặng, bước ra trước bàn thờ và phủ phục, quỳ gối để tưởng nhớ giây phút Chúa Giêsu nằm trên thập giá năm xưa.
Nghi thức Tưởng niệm được diễn tiến trong 4 phần.
Mở đầu là phần Phụng vụ Lời Chúa với 2 bài đọc, cùng bài Thương khó của Thánh Gioan.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Louis nhấn mạnh đến niềm khao khát của Đức Giêsu, được thể hiện qua lời Người bày tỏ ‘’Ta khát’’ (Ga 19,28) trên thập giá. Tiếng kêu ‘’Ta khát’’ của Đức Giêsu không hẳn là cái khát theo cách nhìn của con người nhưng còn là nỗi khát khao thẳm sâu linh hồn nhân loại. Chính sự khao khát nhân loại đó đã diễn tả một sự thật mà Con Thiên Chúa muốn tỏ bày khi xuống thế làm người.
Để đúc kết lại phần chia sẻ, Đức cha Louis mời gọi cộng đoàn học cách nhận biết và đón nhận sự thật, đón nhận chính Chúa Giêsu, Đấng đã chết để làm chứng cho Sự Thật Tình Yêu của Người.
Sau phần chia sẻ Lời Chúa, Nghi thức được tiếp tục với lời nguyện trọng thể, những lời nguyện được đọc lên với ý cầu cho các thành phần trong Giáo hội và các nhu cầu khác nhau của nhân loại.
‘’Đây là gỗ Thánh giá, nơi treo Đấng Cứu Độ Trần Gian’’, đó là lời tôn vinh mở đầu cho phần suy tôn Thánh Giá Chúa. Sau phần chủ sự của Đức cha Louis, từng đoàn người lần lượt lên hôn kính dấu đinh trên Thánh Giá. Việc hôn kính Thánh Giá biểu lộ lòng tôn kính đối với Đấng Chịu Đâm Thâu, tất cả được kêu mời quy phục thánh giá Chúa Kitô như là Giá chuộc nhân loại.
Chúa Giêsu chịu Tử nạn không chỉ là một sự kiện mang tính lịch sử của nhân loại nhưng còn là một biến cố thiêng liêng mà qua đó, nhân loại nhận được ơn cứu độ. Ước mong, qua những ngày ân sủng của Tam Nhật Vượt Qua, các tín hữu sẽ cảm nghiệm được tình thương hải hà của Thiên Chúa, từ đó ý thức về thân phận yếu đuối tội lỗi của mình và quyết tâm sống cuộc đời thánh thiện, tích cực tham gia vào các sinh hoạt của Giáo hội để phục vụ Nước Chúa nơi trần gian.
Ban Truyền thông Giáo phận
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12