Chúng ta đang ở một trong những ngày vui nhất trong năm phụng vụ. Hôm nay Chúa Giêsu đã sống lại. Sau Tuần Thánh với nhiều câu chuyện khổ nạn, Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần và bước vào sự sống vĩnh hằng. Từ đây, Chúa Giêsu phục sinh luôn ở với mỗi người. Với thân xác phục sinh, Chúa Giêsu có thể ở mọi nơi và mọi thời.
Tin mừng phục sinh thường bắt đầu bằng sự kiện ngôi mộ trống. Cả bốn Tin Mừng đều trình thuật lại câu chuyện này. Các ngài muốn nói đây là dữ kiện quan trọng đầu tiên cho thấy Chúa Giêsu đã phục sinh. Hôm nay chúng ta được thánh Gioan thuật lại câu chuyện thú vị này (Ga 20,1-10), vốn gợi lên một khoảnh khắc cảm động và quan trọng từ buổi sáng phục sinh đầu tiên. Maria Mađalêna, một môn đệ trung thành theo Chúa Giêsu với rất nhiều tình yêu và lòng sùng kính, là người đầu tiên đi đến ngôi mộ. Là một người phụ nữ chân yếu tay mềm, với nỗi đau và nỗi buồn trong lòng, Maria làm sao di chuyển được tảng đá để vào xức dầu thơm cho Chúa Giêsu? Chưa hết suy nghĩ, Maria thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về báo cho các môn đệ biết: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu!”
Trong câu chuyện này, chúng ta thử tưởng tượng mình cũng có mặt sáng hôm đó. Nơi ngôi mộ trống, chúng ta cũng có thể chứng kiến Chúa đã sống lại. Đây là tin mừng trọng đại cho toàn dân. Hoặc nói như Đức Bênêđictô XVI: “Biến cố Chúa Giêsu chết và sống lại trở thành tâm điểm của Kitô giáo. Đó là điểm tựa cho đức tin của ta, là đòn bảy mạnh mẽ cho tin tưởng vững chắc của ta, là luồng gió mạnh quét sạch mọi sợ hãi, và lưỡng lự, mọi hồ nghi và tính toán của loài người.”
Nhìn Thánh Phêrô cũng vội vã đi đến mộ phần. Gioan, người mà Chúa Giêsu đặc biệt yêu thương, đã đến trước, nhưng không vào mộ. Nếu ở ngoài mộ lúc này, chúng ta cũng gặp được Gioan. Một lúc sau thánh Phêrô cũng chạy đến và liền bước vào trong mộ. Một cảnh tượng lạ lùng: “những băng vải và khăn che đầu vẫn còn đó. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Chi tiết này báo hiệu một điều gì đó phi thường đã xảy ra. Chúng ta thử đi vào cùng với thánh Gioan. Thánh nhân đã thấy và đã tin. Chúng ta cũng thấy tất cả bên trong, nhưng hỏi thử mấy ai tin Chúa Giêsu đã sống lại. Nếu bạn và tôi vẫn chưa tin, xin đừng lo lắng, bởi vì mầu nhiệm sống lại vẫn quá lớn lao. Chúng ta cần thời gian và ân sủng Chúa.
Tất nhiên, ngôi mộ trống không phải là bằng chứng minh nhiên cho thấy Chúa Giêsu đã sống lại, nhưng đó là dấu chỉ hoặc tin tức đầu tiên cho thấy Chúa Giêsu đã sống lại. Nếu tiếp tục đọc Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta cũng sẽ được kể nhiều câu chuyện về Chúa Giêsu phục sinh. Trong câu chuyện Chúa Nhật Phục Sinh hôm nay, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy vượt quá sự hiểu biết bình thường để vươn đến cái phi thường. Đức Giêsu phải chịu đau khổ, chịu chết và sau ba ngày Chúa sống lại.
Thay vì ngồi lý giải thế nào là sống lại, thật tốt để chúng ta gặp trực tiếp Đấng phục sinh. Từ đây Chúa có thể hiện diện với chúng ta vượt không gian và thời gian. Sự hiện diện này mạnh đến nỗi: “Tình yêu Thiên Chúa đi tới chỗ sáng như chớp. Như một tia chớp Chúa Thánh Thần đi qua đêm tối của mỗi người. Đấng Phục Sinh ôm chầm lấy bạn, đảm nhận mọi sự, mang trên Người tất cả những gì bạn không mang nổi. Chỉ như thế mà sau này, đôi khi rất lâu sau này điều đó mới rõ ràng: Chúa Kitô đã đi qua và đã phân phát những gì quá đầy của Người.” (thầy Roger Schutz, người sáng lập cầu nguyện Taize).
Như vậy, câu chuyện phục sinh luôn mở ra cho chúng ta một chân trời mới. Từ đây quyền năng và lời hứa của Chúa Phục sinh kéo chúng ta đến nguồn sống bất diệt. Thật khó tin vào mầu nhiệm này, nhưng chúng ta hãy can đảm bước vào ngôi mộ tối tăm của đức tin và để ánh sáng của Chúa chiếu sáng cuộc sống của chúng ta. Bây giờ chúng ta tin rằng Chúa Giêsu hằng sống, và lời hứa về sự phục sinh là một phần phúc lớn lao và hy vọng dạt dào cho mỗi người.
Để kết thúc, chúng ta ý thức mình đang ở trong Chúa Nhật đầu tiên của Giáo hội Công giáo. Nếu Đạo Do Thái có ngày Sabat để nghỉ ngơi, thì đạo Công giáo có ngày Chúa Nhật để mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu sống lại. Bởi thế Giáo hội dạy rằng: “Chúa nhật là tâm điểm của Kitô giáo, vì trong ngày Chúa nhật, chúng ta cử hành sự Sống lại của Chúa Kitô và mỗi Chúa nhật là một lễ Phục sinh thu gọn.” Ước gì mỗi người đều nhận ra hành vi đức tin mỗi khi tham dự ngày Chúa Nhật liên quan đến một biến cố phục sinh này.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh của chúng con! Không có lời giải thích nào của con người cho các sự kiện Phục sinh và không có bằng chứng nào minh nhiên, nhưng chúng con tìm thấy những dấu chỉ: ngôi mộ trống, tảng đá lớn, thiên sứ loan báo sự phục sinh, và tấm băng vải để lại trong ngôi mộ. Đằng sau những dấu chỉ ấy là một thực tại: Chúa Giêsu đã sống lại. Xin cho chúng con cũng đón nhận và tin vào sự kiện ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Amen.
Mừng Chúa sống lại đến với muôn người, đến với bạn và tôi!
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
Nguồn:dongten.net
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Lễ Thánh Gia Thất – Năm C
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa (01/01/2025)
Th12
Nghi Thức Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th12
Đức Thánh Cha Mở Cửa Thánh Tại Nhà Tù Rebibbia: Hãy Nắm Lấy..
Th12
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo
Th12
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
Th12
Ý nghĩa của hành hương Năm thánh?
Th12
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12