Con cái các bạn có bị mất ý chí không? Tính lười biếng có chiếm trọn sức sống của chúng không? Khi dán mắt vào điện thoại, trẻ vị thành niên thường không kiểm soát được thời gian. Một số yếu tố giúp cha mẹ hiểu các con đang ở trong tình trạng này.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn thường có những thay đổi đáng lo ngại. Đôi khi rất khó để thấy đứa con dễ thương của mình bây giờ là thanh niên cao lớn có nhiều râu tóc đang đứng trước mặt mình. Nhưng chúng ta đừng quên, đây chỉ là giai đoạn mất quân bình khi trẻ vị thành niên có những thay đổi về thể chất và tâm lý dẫn đến thái độ phản đối. Khi lớn lên, trẻ em muốn tránh quyền lực và quy tắc người lớn áp đặt. Chúng muốn tạo cho mình một bản sắc. Giữa một bên muốn duy trì quyền lực, một bên muốn thoát ra, dĩ nhiên sẽ có xung đột. Đứa bé nổi loạn với chiếc điện thoại trong tay làm cha mẹ bực mình, cha mẹ chỉ muốn con đàng hoàng ngay. Mâu thuẫn giữa hai bên làm cha mẹ căng thẳng.
Làm sao đây?
Hai thế kỷ trước, nhà văn Nga Goncharov đã nói, không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời, ông mô tả vấn đề này qua nhân vật phản anh hùng Oblomov. Oblomov là người thuê nhà, ông nằm trên chiếc ghế dài cả ngày. Ông không làm gì hết, kỷ luật bản thân không có. Sự thụ động làm ông kiệt sức, ông không nhấc tay nhấc chân làm một cái gì cho gia đình. Gia đình ông bực tức. Nhưng đứa bé mất ý chí là tự nó sao? Rất có thể sự thụ động này là do trẻ em thiếu tự tin. Nếu ý chí là khả năng để làm những việc có mục tiêu thì vì sao một số người không có? Nói cách khác, người bị cho là vô dụng, lười biếng, họ không có cách nào làm cho ý chí hoạt động sao? Đây không phải là vấn đề vì họ là nạn nhân, nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi cho chính mình. Khi bực mình chúng ta có nói với trẻ những lời tiêu cực chỉ làm cho các em thêm lười không? Chúng có nghĩ mình lười vì mình… đã như vậy không? Mình có phải là người vô dụng, người không có khả năng không?
Một giai đoạn chuyển tiếp
Khi không kìm nén được thôi thúc, chúng ta nói những lời không nên nói, khi đó chúng ta nên nhớ lại, chúng ta cũng từng là đứa bé lười biếng. Lòng tự hào của chúng ta cũng từng bị tổn thương vì chúng ta cũng đã đấu tranh để được chấp nhận mà không được. Tuổi thiếu niên là tuổi chuyển tiếp, vì thế chúng ta đừng để mình phải luyến tiếc khi con cái rời khỏi nhà mới nhận ra. Trong những lúc bực mình, chúng ta kềm mình, lấy dịu dàng làm sức mạnh. Thánh Phaolô đã khuyên: “Tình yêu cần kiên nhẫn, tình yêu là phục vụ.”
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn: phanxico.vn
Có thể bạn quan tâm
ĐTC Lêô XIV tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị..
Th7
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 6/2025
Th6
Đức Thánh Cha dâng lễ trọng kính hai thánh Phêrô và Phaolô –..
Th6
Thư Mục Vụ Của Ủy Ban Công Lý Và Hòa Bình Gửi Cộng..
Th6
Giáo Xứ Tam Đa: Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Mục Vụ..
Th6
Giáo Xứ Liên Hoà: 252 Em Thiếu Nhi Lãnh Nhận Bí Tích Thêm..
Th6
Suy Niệm Lễ Hai Thánh Phêrô Và Phaolô Tông Đồ – Hai Tên..
Th6
Ngày 29/06: Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ
Th6
Giáo Họ Tân Thủy – Xứ Tân Sơn: Mừng Lễ Quan Thầy &..
Th6
Giáo Xứ Tân Phong: Hồng Ân Thánh Thể – Khai Mạc Tuần Chầu..
Th6
Hơn 10.000 Thành Viên Gia Đình Thánh Tâm Giáo Phận Cụm Hà Tĩnh..
Th6
Ngày 27 Tháng 6 Năm 2025: Lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu
Th6
Linh Mục – Người Mang Trái Tim Của Chúa
Th6
Thánh Lễ Tạ Ơn Công Bố Quyết Định Thành Lập Giáo Xứ Yên..
Th6
Tuyên Bố Của Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản Về Việc Loại Bỏ..
Th6
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 26 (16/6 – 23/6/2025): Dấu Ấn..
Th6
Sứ Mạng Kiến Tạo Hòa Bình Của Giáo Hội
Th6
Dấu ấn 350 Năm Hạt Giống Tin Mừng Gieo Trên Đất Kẻ Nhím..
Th6
Chủng Sinh Khoá XVIII Được Sai Đi – Chính Thức Vào Giai Đoạn..
Th6
Giáo hội sẽ có thêm 174 Chân phước tử đạo – nạn nhân..
Th6