Sống trong cơn đại dịch covid-19, việc giữ khoảng cách và cách ly y tế là điều cần thiết để tránh làm trầm trọng thêm tình hình. Việc cấm tiếp xúc, tụ tập đông người trong tình hình hiện nay khiến mọi người nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự nối kết xã hội, vốn là một phần của bản tính con người, nhưng nay đã bị tước đoạt.
Những sinh hoạt gặp gỡ trong các nhóm và cộng đồng đã bị cấm, và điều đó gây ra những nguy hiểm lớn. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể vừa giữ khoảng cách trong xã hội mà vẫn không gặp phải sự cô lập xã hội? Làm thế nào chúng ta có thể cư xử với nhau trong một sự thận trọng thích hợp mà không rơi vào sự sợ hãi, xa lánh nhau? Làm thế nào chúng ta vừa có thể cẩn trọng với sự nguy hiểm của con virus này mà vừa không cho nó quá nhiều sức mạnh để tác động tiêu cực đến chúng ta?
Một phần của câu trả lời là khi chúng ta đặt ra những khoảng cách vật lý giữa chúng ta với nhau, thì chúng ta hãy tạo ra những nối kết thay thế. Ví dụ, thay cho những cái ôm và bắt tay là những lời nói yêu thương và tâm huyết; thay cho những cuộc viếng thăm là những cuộc trò chuyện lâu hơn trên điện thoại; thay cho những cuộc đi bar, đi ăn nhà hàng hay tham gia nhạc hội là những giờ đọc sách, làm vườn, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gởi những bài viết bổ ích cho người thân qua mạng xã hội Facebook hay Twitter. Một chiến lược khác là tìm một hoặc hai người bạn cùng đồng hành. Nếu mỗi người trong nhóm nhỏ này giữ lời hứa trở thành bạn đồng hành với nhau trong giai đoạn khó khăn này, thì họ sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho nhau, và giúp nhau phòng tránh dịch bệnh.
Một chiến lược căn bản hơn, đó là chọn lựa cách thức chúng ta nhìn người khác trong giai đoạn này. Đây là một điều khó, vì trong cơn đại dịch, mỗi người điều là một mối đe dọa tiềm năng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chọn: xem trước tiên một người là mối đe dọa, hay xem trước tiên người đó là một người dễ bị tổn thương trong cơn dịch bệnh như chúng ta. Cái nhìn của chúng ta là cái nhìn của sự thờ ơ và chống đối, hay là cái nhìn của sự cảm thông và liên đới? Chúng ta không thể để ý tưởng xem người khác như một sự đe dọa trở thành nhận thức căn bản của chúng ta về người khác. Làm điều đó, chúng ta không chỉ tiêu diệt nhân tính của họ, mà còn tiêu diệt nhân tính của chúng ta.
Hãy trở về với lòng trắc ẩn. Về cơ bản, chúng ta phụ thuộc với nhau, đặc biệt trong một đại dịch như thế này. Trong giai đoạn cách ly toàn xã hội, có nhiều người bị tổn thương, như: những người trong viện dưỡng lão, những người bị suy giảm miễn dịch và những người bị giam giữ. Chúng ta cần quan tâm những người này và các nhóm khác để đảm bảo họ không bị cô lập thêm do đại dịch này. Đối với những người lo lắng vì sợ không được lãnh nhận các bí tích trong thời gian các hoạt động tôn giáo bị hạn chế, thì chúng ta nên quên mình để ban bí tích cho họ.
Chúng ta cũng cần phải xem xét những gì xảy ra sau khi virus này được kiểm soát. Chúng ta phải làm gì trong những tuần sắp tới để giúp chúng ta gần nhau hơn và nhân ái hơn với những người ở bên lề xã hội? Làm thế nào chúng ta có thể gia tăng sự gắn kết với nhau cho dù chúng ta phải đối mặt với đại dịch này?
Đây không phải là những câu hỏi lý thuyết. Chúng đã luôn ở đó, nhưng chúng ta có thể thấy chúng rõ hơn vào lúc này. Virus corona chỉ đơn giản là làm những gì nó làm. Đã đến lúc chúng ta phải làm những gì chúng ta nên làm. Đó là hãy trở nên nhân bản hơn trước, tin tưởng rằng làm như vậy chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn cho mối đe dọa của đại dịch này và bất kỳ tai họa nào khác sẽ đến trong tương lai.
Michael Rozier, S.J.
Văn Việt lược dịch từ americamagazine.org
Có thể bạn quan tâm
Tại Sao Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Sẽ Bỏ Phiếu Cho Một..
Th11
Vì Sao Người Trẻ Dấn Thân – Động Lực Hay Phản Lực?
Th11
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Niềm Vui Khánh Thành Nhà Mục vụ Giáo Xứ Tràng Lưu Trong Tuần..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII TNB: Ai Vui Vẻ Dâng Hiến Thì Được..
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà Paris ngân vang sau 5 năm hỏa..
Th11
Đức Thánh Cha thêm Đức TGM Domenico Battaglia vào danh sách tân Hồng..
Th11
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô
Th11
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng
Th11
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có những căng thẳng nhưng..
Th11
Caritas Giáo Phận Hà Tĩnh: Đại Hội Tổng Kết 5 Năm Hình Thành..
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm 2024
Th11
Bản Văn Phụng Vụ Trong Năm Thánh 2025
Th11
Nghi Thức Bế Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11