Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô, nhân dịp Ngày Quốc tế Dịch thuật, thần học gia Alexander Markus Schweitzer đã bày tỏ quan điểm về những thách đố liên quan đến việc dịch Kinh Thánh: Hơn 7.100 ngôn ngữ được nói trên hành tinh, thì có hơn 3.700 ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu, hiện nay chưa có bản dịch Kinh Thánh.
Tuy nhiên, theo thần học gia “sự đa dạng ngôn ngữ” có thể thúc đẩy “một sự phong phú và tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về Lời Chúa, được thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau”.
Ông Schweitzer cho biết: hiện nay, Kinh Thánh trọn bộ đã được dịch sang 700 ngôn ngữ, và hơn 1.500 ngôn ngữ có bản dịch Tân Ước; và mặc dù việc dịch toàn bộ Kinh Thánh hay Tân Ước mất vài năm, mỗi năm vẫn có rất nhiều ngôn ngữ nhận được bản dịch đầu tiên. Trong năm 2018, các Hiệp hội Kinh thánh từ khắp nơi trên thế giới đã góp phần hoàn thành các bản dịch sang 66 ngôn ngữ cho 440 triệu người sử dụng.
Thần học gia cũng đề cập đến những khó khăn trong việc dịch Kinh Thánh: “Từ góc độ văn hóa, các bản văn Kinh Thánh phản ánh các nền văn hóa của vùng Cận Đông cổ đại; mà liên quan đến văn hóa thường không dễ chuyển dịch. Khi dịch thuật các dịch giả phải cố gắng gìn giữ các đặc điểm văn hóa Semit, đặc biệt là một phần sứ điệp Kinh Thánh, nhưng đồng thời phải truyền đạt các khái niệm có ý nghĩa đối với văn hóa lãnh nhận bản dịch.”
Hơn nữa, từ quan điểm ngôn ngữ học Kinh Thánh, có nhiều thể loại văn học và nhiều ngôn ngữ không có trong văn chương Kinh Thánh. Ngoài ra, liên quan đến từ vựng thần học, các thuật ngữ chính như chuộc tội, tha thứ, tội lỗi, trong nhiều ngôn ngữ không hiện hữu.
Một thách đố khác liên quan các truyền thống thần học của các Giáo hội, cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình dịch thuật. Cuối cùng, là những khó khăn về tài chính, bao gồm vấn đề tài trợ, nhu cầu địa phương cũng như ý tưởng và mong muốn của các nhà tài trợ. (Osservatore Romano)
Ngọc Yến
Có thể bạn quan tâm
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12