HỌC CÁCH GIẢNG LỄ TỪ CHÚA GIÊSU
Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
Sau thời gian trò chuyện với một giáo dân, tôi được đánh động câu nói này: “Con thấy các cha giảng gần gũi với cuộc sống của chúng con là tuyệt nhất.” Tôi hoàn toàn đồng ý. Chắc các bạn cũng thế. Giảng lễ là một nghệ thuật, nhưng cũng là một lối nẻo mục vụ cần nhiều tâm huyết. Một bài giảng chất lượng và lôi cuốn tùy vào đối tượng lắng nghe. Chẳng hạn, một bài giảng cho thiếu nhi chưa chắc hấp dẫn đối với người lớn hoặc người già. Điều này cũng ngược lại đối với các em nhỏ. Nói như thế để cho thấy các linh mục cũng đang cố gắng diễn giải cho giáo dân để họ được Lời Chúa nuôi dưỡng. Bài chia sẻ dưới đây tôi muốn dừng lại ở phong cách giảng giải Lời Chúa của Đức Giêsu. Hẳn nhiên Ngài là hình mẫu cho mọi bài giảng của các linh mục ngày nay. Trong đó chúng ta thấy được mấy điểm sau đây:
1. Tôi giảng cho ai?
Tôi tin rằng trước khi mở lời loan báo Tin mừng, Đức Giêsu luôn biết thính giả là ai. Ngài có con mắt nhạy bén để phân biệt từng thính giả.
Chẳng hạn khi gặp trẻ em, Ngài không giảng những lời cao sâu hoặc dài dòng. Ngài dùng hành động và cử chỉ yêu thương để diễn ta mầu nhiệm Nước Trời. “Cứ để trẻ em đến với Thầy đừng ngăn cản chúng vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19,14). Trẻ em có biệt tài bắt chước. Khi gặp Đức Giêsu, trẻ em có cơ hội cảm nhận tình yêu của Ngài dành cho các em. Trong sự lôi cuốn này, lời giảng của những cử chỉ trở thành khí cụ lôi cuốn các em vào mối tương quan với Thiên Chúa.
Trong khi đó, khi giảng cho đám đông, Đức Giêsu chuẩn bị công phu hơn. Tin mừng diễn tả nghệ thuật giảng thường bắt đầu bằng câu này: “Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng…” Thời đó không có Microphone. Âm lượng khi giảng là kỹ thuật cần thiết để thính giả nghe rõ từng lời. Lên chỗ cao để nói vọng xuống dưới. Đức Giêsu nói dễ nghe, rõ ràng, êm tai và đúng nhịp[1].
Một đối tượng khác mà chúng ta thường thấy Đức Giêsu giảng giải: giới lãnh đạo tôn giáo và xã hội. Văn phong và hùng biện của Đức Giêsu lúc này hoàn toàn khác. Với những nhà lãnh đạo tôn giáo, Ngài trích dẫn nhiều câu Kinh Thánh Cựu ước. Đức Giêsu khởi đi từ niềm tin và hệ thống giáo lý của họ để nối vào bài giảng của mình. Về mặt lý thuyết, thính giả được thuyết phục. Về mặt thực hành, họ có cơ hội nhận ra một thông điệp mới. Thực tế có nhiều người được Đức Giêsu hoán cải. Có thể nói lời giảng lúc này của Đức Giêsu mang nhiều kiến thức khoa bảng hàn lâm. Lý do Ngài hiểu rõ thính giả của mình. Trong khi đó, với giới lãnh đạo dân sự, Lời lẽ lúc này có vẻ triết lý và chất vấn hơn. “Vậy thì của Cêsarê, hãy trả cho Cêsarê; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa” (Mc 12,13-17). Chúng ta có thể đọc lại đoạn đối đáp giữa Đức Giêsu với tổng trấn Philatô (Mt 27,11-14). Thực tế, Tin mừng ghi nhận rất ít lần Đức Giêsu gặp nhà cầm quyền.
Đối tượng cuối cùng là các môn đệ. Phần lớn lời giảng của Đức Giêsu dành cho các môn đệ, dù là khi đang giảng dạy cho đám đông. Quả vậy, Ngài thường đặt để các ông ngồi gần Ngài, và hướng về các ông như lượng thính giả chính. Ngôn ngữ truyền thông ngày nay gọi là talk show. Diễn giả trong buổi talk show này là chính Chúa. Ngài dùng ánh mắt, lấy tấm lòng để phủ lên đám đông. Hành động này đủ để chuyền tải thông điệp Nước Trời. Cấp độ bài giảng mỗi lúc một sâu sắc hơn. Càng ngày, lời giảng này càng đụng chạm đến trái tim của các môn đệ. Họ tâm phục khẩu phục Đức Giêsu. Đó là thành công của một người thầy dành cho các môn đệ. Thành công này được chính thầy Giêsu trả một cái giá là chịu chết trên thập tự. Với biến cố phục sinh, các môn đệ hoàn toàn nên một với Thầy Giêsu. Từ tình yêu này, họ đã nhớ lại những lời giảng năm xưa, để tiếp tục loan truyền Tin mừng cho hậu thế.
2. Mục đích của bài giảng là gì?
Mục đích của bài giảng không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Chúng ta biết, Đức Giêsu chỉ mang đến cho nhân loại một sứ điệp Nước Trời. Đó là sứ mạng chính của Đấng Thiên Sai: Công bố Nước Trời. Để hoàn thành sứ mạng này, tùy vào đối tượng thính giả, Đức Giêsu đã dùng rất nhiều hình ảnh, câu chuyện để diễn tả về mầu nhiệm cao vời này. Các thính giả có thể hiểu được. Chẳng hạn, Dụ ngôn người Samari nhân hậu (Lc 10,29-37), Đức Giêsu kết thúc với câu: “Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” Điều này có nghĩa là thính giả cần thực thi Thánh Ý Chúa ngay trong chính mối tương quan với anh em mình.
Khi viết đến đây, tôi nhớ đến những bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hẳn là Đức Giáo Hoàng đã bắt chước phong cách giảng này của Thầy Chí Thánh: Ngôn ngữ hình tượng[2]. Chẳng hạn mầu nhiệm Nước Trời vốn rất khó hiểu, nhưng Chúa Giêsu dùng cách nói: Nước Trời giống như, men trong bột, như hạt cải (Mt 13,31-35), giống như mùa gặt, như mẻ lưới… Lối so sánh loại suy này giúp người nghe hình dung và cảm nhận sự gần gũi của sứ điệp cao vời. Có thể nói Đức Giêsu và người nghe cùng suy nghĩ, cảm nhận và khám phá ra sứ điệp Tin Mừng. Hoặc nói đúng hơn, Đức Giêsu giúp người nghe hiểu mỗi ngày một sâu hơn, gần hơn với thông điệp mà Chúa Cha trao phó.
Đây là một nghệ thuật cao khi giảng Lời Chúa. Người nói cần hiểu được hình tượng mình dùng để hợp với nội dung truyền tải. Hình tượng, đồ dùng hoặc biểu tượng, nhân vật, luôn có trong cuộc sống của chúng ta. Có thể nói đó là văn hóa. Chỉ khi hiểu được văn hóa Do thái, Đức Giêsu mới có thể khéo léo đưa nội dung vào để đến được với người dân nghe một cách gần gũi và hấp dẫn. Đừng quên, Đức Giêsu không dừng lại ở văn hóa, nhưng luôn đẩy đến giá trị Nước Trời. Giáo dân và người giảng cũng cần hiểu rằng: “Bài giảng thánh lễ phải ưu tiên tập trung vào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh”.
3. Tôi sống với những lời giảng của mình như thế nào?
Tôi không ngại trích lại câu này của Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những chứng nhân” (Evangelii Nuntiandi, số 41). Về mặt tâm lý, người ta chỉ đón nhận lời chia sẻ khi có thiện cảm với người nói. Về mặt logic, người nghe sẽ thấy được lời giảng lôi cuốn khi thấy người giảng cũng sống với những lời dạy của chính mình. Đây là một thách đố không nhỏ đối với những giáo sĩ khi giảng lễ. Tạ ơn Chúa vì Hội Thánh khuyên các phó tế, linh mục trong nhiệm vụ giảng Lời Chúa: “Hãy tin điều con đọc, hãy dạy điều con tin, và thi hành điều con dạy”. Càng làm được điều này, cả người giảng và người nghe đều được Lời Chúa nuôi dưỡng tâm hồn.
Khi nhắn nhủ với giới lãnh đạo Giáo hội, Đức Giáo hoàng mời gọi các mục tử giới thiệu: “Khuôn mặt của Thiên Chúa” cho người dân. Thiên Chúa là tình yêu, nên các mục tử: “Cố gắng đừng cứng nhắc, nhưng hãy có những cái nhìn và lối tiếp cận nhân từ và trắc ẩn.” Đây là ngôn ngữ của con tim, của tình yêu. Lời nhắc nhở này cũng được tìm thấy trong Tin Mừng. “Chạnh lòng thương”, “thương xót”, “khóc thương”, “chữa lành” v.v là những cách Đức Giêsu đã chiếm được cảm tình của thính giả. Ngài dĩ nhiên là không giả tạo, nhưng phát xuất của một con tin tròn đầy tình yêu của Thiên Chúa.
Không ai phủ nhận rằng Đức Giêsu đã sống với lời giảng của mình. Ngài là Ngôi Lời (Logos) và là Thiên Chúa (God). Từ Ngôi Lời, Đức Giêsu đã mang vào bài giảng của mình những điều gần gũi với thính giả. Từ Thiên Chúa, Đức Giêsu giúp thính giả hiểu được giá trị Tin Mừng, mầu nhiệm cao sâu. Đức Giêsu phải là mẫu hình lý tưởng cho những ai giảng Lời Chúa hiệu quả.
4. Còn gì nữa?
– Sẽ là thiếu xót nếu bỏ qua sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu cũng làm việc với Thần Khí và với Chúa Cha. Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiện diện trong những lời giảng của Đức Giêsu. Hôm nay cũng thế, Chúa Thánh Thần sẽ giúp người giảng và người nghe hiểu được Lời và để cho Lời biến đổi cuộc đời.
– Tính mục vụ trong bài giảng. Giảng làm sao để thính giả thêm đạo đức và thực hành được niềm tin của mình. Càng nghe giảng, giáo dân càng sống Lời Chúa dạy qua những trải nghiệm thực tế của mình. Càng diễn giảng lời, linh mục càng để cho Lời nên ngọn đèn chỉ lối trên con đường mục vụ thú vị này. Quả thật, những mục tử (người giảng) đang chăm sóc các linh hồn cần một tay nắm lấy Thiên Chúa, tay kia nắm lấy đoàn dân (người nghe) của mình (sensus fidei fidelium – cảm thức đức tin của các tín hữu).
– Không ngừng học hỏi: Điều này được đức Tổng Giám mục Socrates b. Villegas, OP chia sẻ như sau: “Nếu ngừng học hỏi, là chúng ta bắt đầu thúc ép người khác đọc cái gọi là cuốn sách cuộc đời chúng ta – một cuốn truyện khôi hài, không cảm hứng, hết sức lố bịch và tai tiếng khủng khiếp. Khi đó bài giảng trở thành câu chuyện đời chúng ta chứ không phải câu chuyện về Đức Giêsu”[3]. Đừng quên Chúa Giêsu không những cầu nguyện và hỏi ý kiến của Thiên Chúa Cha. Nhờ thế lời giảng của Ngài luôn hấp dẫn, mới mẻ và thi hành đúng Ý Chúa Cha
– Những lưu ý khi giảng. Đức Phanxicô thường xuyên nổi giận với những bài giảng tồi, vốn làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần của các linh mục và giáo dân. Đức Thánh Cha đã nhắc nhở là bài giảng nằm ở “trung tâm của Thánh lễ”, và đồng thời ngài cũng đưa ra ba lời khuyên dưới dạng các điểm cần lưu ý: Đừng ngần ngại dành thời gian cho bài giảng; Kết nối tốt với công chúng của mình; Nói ngắn gọn và đơn giản[4].
Và những điều phụ thêm dành cho người giảng: cầu nguyện, tiến bước, chia sẻ, đừng khó tính, giảng ngắn lại, nên là linh mục đường phố, gần gũi với những người trẻ, nên khí cụ của lòng thương xót của Thiên Chúa[5].
Để kết thúc, tôi muốn trích lời nhận xét của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định về vấn đề giảng lễ như sau: “Tiến trình hiệp hành giúp các tín hữu cảm nghiệm sâu sắc hơn về việc lắng nghe Lời Chúa, đồng thời nêu lên mối quan tâm về bài giảng lễ của các linh mục. Trong thực tế, với phần đông tín hữu, dự lễ Chúa nhật là cơ hội duy nhất để lắng nghe Lời Chúa, vì thế các linh mục cần chuẩn bị bài giảng cho chu đáo: bám sát Lời Chúa, là hoa trái của suy tư và cầu nguyện, trình bày dễ hiểu và liên hệ thực tế. Được như thế, việc giảng lễ vừa làm phong phú đời sống thiêng liêng của linh mục vừa nuôi dưỡng đời sống đức tin của cộng đoàn.”[6]
Nguồn: hdgmvietnam.com
———————————————————
[1] X. Linh mục Giáo sư hùng biện Thomas V. Liske S.T.D – Thành Công Trên Tòa Giảng – ĐCV Á Thánh Quý Cần Thơ 1994, trang 74
[2] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/ngon-ngu-hinh-tuong-noi-duc-giao-hoang-phanxico-50790
[3] http://daminhvn.net/nhan-dinh/linh-muc-hay-thoi-lam-dung-bai-giang-25689.html
[4] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/bai-giang-ba-bi-quyet-cua-duc-thanh-cha-phanxico-de-lam-cho-no-thanh-cong-49201
[5] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/phac-hoa-vai-net-ve-chan-dung-vi-muc-tu-thoi-hien-dai-42334
[6] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/hoi-dong-giam-muc-viet-nam-ban-tong-hop-toan-quoc-cho-thuong-hoi-dong-giam-muc-cap-giao-phan-46380
Có thể bạn quan tâm
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11
Toà Thánh gửi sứ điệp nhân Ngày Thuỷ sản Thế giới
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII TN.B: Được Mừng Trọng Thể Lễ Các Thánh..
Th11