GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Gia đình là trường học đầu tiên dạy những giá trị nhân bản qua cách ứng xử của mọi người trong gia đình, và những xu hướng hình thành trong gia đình sẽ ăn rễ sâu trong cuộc sống mỗi người.
Giáo dục con người toàn diện là lý tưởng của giáo dục Công giáo: “Anh chị em cần cung cấp cho học viên một nền giáo dục toàn diện và đào tạo con người toàn diện, tức là đào tạo cả cái đầu, đôi tay và trái tim (head, hands, heart): bảo tồn và phát triển mối liên kết giữa học vấn, hành động, và cảm nhận theo nghĩa cao quý nhất. Bằng cách đó, anh chị em không những cống hiến chương trình học tuyệt vời mà còn cung cấp một tầm nhìn vững vàng về đời sống được cảm hứng từ Đức Kitô” (Đức Giáo hoàng Phanxicô, Address to the Global Researchers Advancing Catholic Education Project, 2022).
Lý tưởng là thế nhưng trong thực tế, không chỉ tại Việt Nam mà tại hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhà trường chủ yếu lo về học vấn, còn mặt đạo đức ít được quan tâm. Tệ hơn nữa, nhiều khi vì ám ảnh thành tích, nhà trường còn làm gương xấu về đạo đức như các phản ánh trên báo chí cho thấy. Chính ở đây gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng đến nỗi Hội Thánh Công giáo khẳng định: “Dù cha mẹ cần đến trường học để bảo đảm cho con cái mình có được nền giáo dục cơ bản, nhưng họ không bao giờ có thể khoán trắng việc huấn luyện đạo đức cho con cái nơi một ai khác” (Amoris laetitia, 263).
Để thực hiện công việc này, tông huấn Amoris laetitia đưa ra nhiều gợi ý thực hành thiết thực, ở đây chỉ xin tập trung vào ba điều.
Trước hết là bầu khí gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên dạy những giá trị nhân bản qua cách ứng xử của mọi người trong gia đình, và những xu hướng hình thành trong gia đình sẽ ăn rễ sâu trong cuộc sống mỗi người (x. số 274). Việc truyền đạt những giá trị nhân bản này không chỉ thực hiện bằng những bài giảng đạo đức của cha mẹ (dĩ nhiên là có lúc cần), nhưng trước hết và trên hết là qua bầu khí gia đình mà đứa trẻ hít thở và cảm nhận từng ngày. Làm sao một đứa trẻ có thể thương người nghèo khi thấy cha mẹ khinh thường những người nghèo? Làm sao một đứa trẻ có thể sống ngay thẳng khi thường xuyên thấy cha mẹ gian dối trong làm ăn buôn bán? Làm sao một đứa trẻ có thể sống yêu thương khi cha mẹ thường xuyên chửi mắng nhau bằng những lời lẽ thô tục? Vì thế các phụ huynh cần phải cùng nhau xây dựng bầu khí đầm ấm yêu thương trong gia đình, đó chính là mái trường cần thiết cho những giá trị nhân bản và đạo đức phát triển.
Thứ đến, các bậc cha mẹ cần tập luyện cho con cái những thói quen tốt và gieo vào lòng con cái sự hướng thiện ngay từ nhỏ. Một đứa trẻ có thể có tâm tình tốt lành, dễ hòa đồng với mọi người, nhưng nếu trong một thời gian dài mà không được người lớn nhắc nhở, không quen nói những tiếng “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn”, thì tâm hướng tốt lành của nó không dễ dàng được bày tỏ ra theo cung cách này.
Vì thế phải tập cho trẻ lặp đi lặp lại những hành động tốt, đến mức trở thành nguyên tắc sống và hành động của trẻ suốt cuộc đời. Giáo dục đạo đức là tập luyện cho con cái biết sử dụng tự do cách đúng đắn qua các gợi ý cũng như những áp dụng thực hành, để dần dần hình thành những nguyên tắc bền vững trong tâm hồn các em, đến mức làm điều tốt một cách tự nhiên, không trở thành nô lệ cho những xu hướng xấu.
Cuối cùng là giáo dục đức tin. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban nhưng cha mẹ là phương thế Thiên Chúa dùng để giúp cho đức tin của con cái được phát triển và trưởng thành (x. số 287), và gia đình chính là nơi học biết những lý lẽ và vẻ đẹp của đức tin, học biết cầu nguyện với Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.
Ở đây cũng thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất quan trọng. Thánh Gioan Phaolô II kể lại khi còn nhỏ, có những đêm chợt thức giấc và thấy cha của ngài quỳ bên giường cầu nguyện. Hình ảnh ấy thấm sâu vào tâm hồn cậu bé sau này trở thành Giáo hoàng. Đúng như Tông huấn nói: “Điều quan trọng là con cái nhìn thấy cách cụ thể đối với cha mẹ chúng, việc cầu nguyện thực sự là quan trọng” (số 288).
Nguồn: giaophanmytho.net
Các bài trong mục “Câu chuyện đầu tuần” của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm:
Có thể bạn quan tâm
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1