Tài liệu có tên gọi “Instrumentum Laboris 2 – Tài liệu làm việc 2” là sự tiếp nối với toàn bộ tiến trình Thượng Hội đồng bắt đầu vào năm 2021 và đưa ra các đề xuất cho một Giáo hội ngày càng “hiệp hành hơn trong sứ vụ”, gần gũi hơn với mọi người và trong đó tất cả những người đã được rửa tội tham gia vào đời sống Giáo hội.
Tài liệu có 5 phần
Tài liệu gồm có năm phần: giới thiệu, các điểm nền tảng và ba phần trung tâm. Phần giới thiệu nhắc lại hành trình được thực hiện cho đến nay và nhấn mạnh các mục tiêu đã đạt được, như phổ biến sử dụng phương pháp hiệp hành về trò chuyện trong Thánh Thần. Tiếp theo là các điểm nền tảng (số 1-18) tập trung vào sự hiểu biết về hiệp hành, được coi là một con đường hoán cải và cải cách. Tài liệu nhấn mạnh, trong một thế giới bị đánh dấu bởi những chia rẽ và xung đột, Giáo hội được mời gọi trở thành dấu chỉ hiệp nhất, khí cụ hòa giải và lắng nghe cho tất cả, đặc biệt là người nghèo, người bị gạt ra bên lề và các nhóm thiểu số.
Làm tăng vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội
Phần nền tảng cũng dành nhiều không gian (số 13-18) để suy tư về vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống Giáo hội, nhấn mạnh “sự cần thiết phải công nhận đầy đủ hơn” đối với các đặc sủng và ơn gọi của phụ nữ. Tài liệu nhắc lại: “Thiên Chúa đã chọn một số phụ nữ làm nhân chứng và là người đầu tiên loan báo sự phục sinh. Nhờ bí tích Rửa tội, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng, nhận được cùng một ân sủng tuôn đổ từ Chúa Thánh Thần và được kêu gọi phục vụ sứ vụ của Chúa Kitô”.
Tham gia và trách nhiệm
Tài liệu nêu bật, trong một số nền văn hóa, “tư tưởng trọng nam vẫn còn mạnh mẽ”; vì lý do này, phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng kêu gọi “sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các tiến trình phân định Giáo hội và trong tất cả các giai đoạn của tiến trình ra quyết định” cùng với “sự tiếp cận nhiều hơn với các vị trí trách nhiệm trong các giáo phận và các tổ chức Giáo hội”, cũng như trong các chủng viện, các tổ chức, các khoa thần học và “trong vai trò của thẩm phán trong các phiên toà của Giáo hội”. Các đề nghị cũng liên quan đến các nữ tu, với hy vọng sẽ có “sự công nhận lớn hơn và hỗ trợ quyết định hơn” cho đời sống và đặc sủng của họ, cùng với việc làm cho họ “đảm nhận những vị trí trách nhiệm”.
Suy tư thần học về nữ phó tế vẫn tiếp tục
Đối với vấn đề nữ phó tế, Tài liệu làm việc cho biết điều này được yêu cầu bởi “một số Giáo hội địa phương”, trong khi những người khác “nhắc lại sự phản đối” (số 17). Tài liệu nhấn mạnh, chủ đề này “sẽ không phải là đối tượng làm việc” vào tháng Mười tới và do đó, thật tốt khi “suy tư thần học tiếp tục”. Trong mọi trường hợp, suy tư về vai trò của phụ nữ “nhấn mạnh mong muốn củng cố tất cả các thừa tác vụ do giáo dân thực hiện”, đòi hỏi “khi được đào tạo đầy đủ, họ cũng có thể đóng góp vào việc rao giảng Lời Chúa ngay cả trong khi cử hành Thánh Thể” (số 18).
Phần I – Tương quan với Thiên Chúa, giữa anh chị em và giữa các Giáo hội
Sau phần giới thiệu và trình bày các điểm nền tảng, Tài liệu tập trung vào các tương quan (số 22-50) cho phép Giáo hội hiệp hành trong sứ mạng, nghĩa là các mối quan hệ với Chúa Cha, giữa anh chị em và giữa các Giáo hội. Do đó, các đặc sủng, thừa tác vụ và thừa tác vụ thánh chức là thiết yếu trong một thế giới và cho một thế giới, giữa rất nhiều mâu thuẫn, đang tìm kiếm công lý, hòa bình và hy vọng. Từ các Giáo hội địa phương, tiếng nói của những người trẻ cũng xuất hiện, yêu cầu một Giáo hội không phải của các cơ cấu, bộ máy hành chính, nhưng dựa trên các mối quan hệ khơi dậy và được sống trong sự năng động của các con đường. Với cái nhìn này, Đại hội đồng tháng Mười sẽ có thể phân tích đề nghị thiết lập các thừa tác vụ mới, như đề nghị “lắng nghe và đồng hành”.
Phần II – Những con đường đào tạo và sự phân định cộng đoàn
Những mối quan hệ này sau đó phải được phát triển những hành trình dài mang tính Kitô giáo (số 51-79) trong việc đào tạo và “phân định cộng đoàn”, cho phép các Giáo hội đưa ra các quyết định thích hợp, nói rõ trách nhiệm và sự tham gia của tất cả mọi người. Tài liệu khẳng định: “Trong sự đan xen của các thế hệ, đó là một trường học về hiệp hành. Tất cả mọi người, những người yếu đuối và mạnh mẽ, trẻ em, người trẻ và người già, có nhiều điều để nhận lãnh và nhiều điều để cho đi” (số 55).
Tầm quan trọng của trách nhiệm
Nhưng trong những hành trình này, cũng có những hành trình cho phép những người có trách nhiệm Giáo hội giải trình một cách minh bạch về công việc của họ vì lợi ích và sứ vụ của Giáo hội. Tài liệu viết: “Một Giáo hội hiệp hành cần một nền văn hóa và thực hành minh bạch và trách nhiệm giải trình, vốn không thể thiếu để thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau cần thiết để cùng nhau bước đi và thực hiện đồng trách nhiệm cho sứ vụ chung” (số 73). Tài liệu làm việc nhấn mạnh ngày nay “yêu cầu về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong Giáo hội và về phía Giáo hội đã bị áp đặt do mất uy tín, do các vụ bê bối tài chính và đặc biệt là lạm dụng tình dục và lạm dụng khác đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Sự thiếu minh bạch và các hình thức trách nhiệm giải trình trên thực tế nuôi dưỡng thái độ giáo sĩ trị” (số 75).
Cần cơ cấu đánh giá
Tài liệu nhấn mạnh, trách nhiệm giải trình và minh bạch, cũng đề cập đến “các kế hoạch mục vụ, phương pháp truyền giáo và những cách thức mà Giáo hội tôn trọng phẩm giá con người, chẳng hạn liên quan đến các điều kiện làm việc trong các tổ chức Giáo hội” (số 76). Do đó, tài liệu đề cập đến “các cơ cấu và hình thức đánh giá cần thiết về cách thức mà trong đó các trách nhiệm thừa tác viên thuộc mọi loại được thực hiện” (số 77). Tài liệu giải thích, Giáo hội phải bảo đảm, việc công bố một phúc trình hàng năm cả về quản lý tài sản và tài nguyên, và về việc thực hiện sứ vụ, cũng như “trong vấn đề bảo vệ (bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương)” (số 79).
Phần III – Những nơi đối thoại đại kết và liên tôn
Tiếp đến Tài liệu phân tích các địa điểm (số 80-108) nơi đó tạo nên các mối quan hệ và các hành trình. Những nơi được hiểu là bối cảnh cụ thể, đặc trưng bởi các nền văn hóa và sự năng động của tình trạng con người. Bằng cách mời gọi mọi người vượt qua một tầm nhìn không thay đổi về các kinh nghiệm của Giáo Hội, tài liệu làm việc nhìn nhận tính đa dạng của chúng, cho phép Giáo hội – duy nhất và phổ quát – sống trong vòng tuần hoàn năng động “tại những địa điểm và từ những địa điểm” nói trên. Và chính trong chân trời này mà các chủ đề lớn về đối thoại đại kết, liên tôn và văn hóa phải được đưa vào. Trong bối cảnh này, cũng có việc tìm kiếm các hình thức thi hành thừa tác vụ Phêrô mở ra cho “tình hình mới” của hành trình đại kết (số 102 và 107).
Những người hành hương của hy vọng
Do đó, Tài liệu làm việc kết thúc bằng một lời mời gọi tiếp tục cuộc hành trình như “những người hành hương của hy vọng”, theo cái nhìn của Năm Thánh 2025 (số 112).
Nguồn: vaticannews.va/vi
Có thể bạn quan tâm
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1