CHA LUIS DRI, 96 TUỔI, CHA GIẢI TỘI “XIN LỖI CHÚA VÌ ĐÃ THA TỘI QUÁ NHIỀU”, ĐƯỢC CHỌN LÀM HỒNG Y
Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói về Cha Luis Dri. Lần thứ nhất vào ngày 6/3/2014, khi gặp gỡ các cha xứ Roma. Ngài lặp lại gương mẫu này vài tháng sau, vào ngày 11/5/2014, trong bài giảng Thánh lễ truyền chức linh mục. Ngài đã trưng dẫn gương của cha Dri một lần nữa trong cuốn sách phỏng vấn “Tên của Thiên Chúa là thương xót”, sau đó trưng dẫn một lần nữa vào tháng 2/2016, trong bài giảng thánh lễ với các tu sĩ dòng Capuchinô tại đền thờ Thánh Phêrô, và một lần nữa trong cuộc gặp gỡ với các các cha giải tội của Năm Thánh. Vào tháng 2/2017, Đức Thánh Cha đã tặng cho các cha xứ Roma cuốn sách “Đừng sợ tha thứ”, với tiểu sử của Cha Dri.
Một cha giải tội tuyệt vời
Đức Thánh Cha kể: “Tôi nhớ đến một cha giải tội tuyệt vời, một cha dòng Capuchinô, người đã thi hành sứ vụ ở Buenos Aires. Một lần cha đến gặp tôi, cha muốn nói chuyện. Cha nói với tôi: ‘Con xin Đức cha giúp, ở tòa giải tội con luôn gặp rất nhiều người, đủ loại người, khiêm nhường và kém khiêm nhường, nhưng cũng có nhiều linh mục… Con tha thứ nhiều và đôi khi cũng rất lo lắng, lo lắng vì đã tha thứ quá nhiều.’ Chúng tôi nói về lòng thương xót, và tôi hỏi cha ấy đã làm gì khi cha ấy cảm thấy bối rối như vậy. Cha đã trả lời tôi như thế này: ‘Con đến nhà nguyện của chúng con, trước Nhà Tạm Thánh Thể và con nói với Chúa Giêsu: Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì con đã tha thứ quá nhiều. Nhưng chính Chúa đã làm gương xấu cho con!’. Điều này tôi sẽ không bao giờ quên. Khi một linh mục cảm nghiệm được lòng thương xót của chính mình theo cách này, thì ngài có thể ban phát lòng thương xót cho người khác.”
Giúp đỡ, gần gũi với những người đến xưng tội
Cha Luis Dri đã chia sẻ: “Tôi không phải là một người, một linh mục, một tu sĩ học thức, tôi không có bằng tiến sĩ, tôi không có gì cả. Nhưng cuộc đời đã dạy tôi rất nhiều, cuộc đời đã ghi dấu ấn trong tôi, và vì tôi sinh ra trong hoàn cảnh rất nghèo khó, dường như tôi luôn phải có một lời thương xót, một lời giúp đỡ, một sự gần gũi với bất cứ ai đến đây. Không ai nên rời đi với suy nghĩ rằng họ không được hiểu hoặc bị coi thường hoặc bị từ chối.”
Thương xót; đừng sợ
Cha dành mỗi sáng và mỗi chiều để ngồi giải tội cho đến chiều muộn. Cha không có lời khuyên cho các linh mục giải tội, nhưng nói rằng “Thương xót, thấu hiểu, đặt cả cuộc đời để lắng nghe, để hiểu, để có thể đặt mình vào da thịt của người khác, để hiểu những gì đang xảy ra.” Và với các hối nhân, cha luôn khuyên: “Đừng sợ. Tôi luôn cho thấy hình ảnh này, hình ảnh diễn tả cái ôm của người Cha dành cho đứa con hoang đàng.”
Nguồn:vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Tại Sao Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Sẽ Bỏ Phiếu Cho Một..
Th11
Vì Sao Người Trẻ Dấn Thân – Động Lực Hay Phản Lực?
Th11
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Niềm Vui Khánh Thành Nhà Mục vụ Giáo Xứ Tràng Lưu Trong Tuần..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII TNB: Ai Vui Vẻ Dâng Hiến Thì Được..
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà Paris ngân vang sau 5 năm hỏa..
Th11
Đức Thánh Cha thêm Đức TGM Domenico Battaglia vào danh sách tân Hồng..
Th11
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô
Th11
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng
Th11
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có những căng thẳng nhưng..
Th11
Caritas Giáo Phận Hà Tĩnh: Đại Hội Tổng Kết 5 Năm Hình Thành..
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm 2024
Th11
Bản Văn Phụng Vụ Trong Năm Thánh 2025
Th11
Nghi Thức Bế Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11