Có nhiều anh chị em là một ơn xét theo nhiều phương diện. Đây chỉ là một vài kỹ năng thiết yếu mà bạn sẽ học được giữa những hỗn loạn của cuộc sống gia đình.
Lớn lên trong một gia đình đông anh chị em mang đến một môi trường học tập độc nhất vô nhị trong cuộc sống, nơi mỗi ngày là một bài học về tình yêu, sự kiên nhẫn và làm việc nhóm… cùng với rất nhiều điều khác! Mặc dù đôi khi có nhiều anh chị em có thể khiến bạn phát bực một chút, nhưng tất cả những người anh chị em đó thực sự giúp bạn phát triển một số kỹ năng đáng kinh ngạc mà bạn có thể áp dụng ở môi trường làm việc và còn hơn thế nữa.
Sau đây là một số kỹ năng chính mà bạn có thể đã phát triển mà không nhận ra trong suốt thời thơ ấu; tuy vậy, nếu bạn thấy có nhiều hơn nữa, chúng tôi rất muốn biết về chúng trong phần bình luận.
Kỹ năng tổ chức
Một trong những điều về việc lớn lên trong một gia đình đông người là bạn phải đảm bảo mình có thời gian sử dụng phòng tắm. Nếu bạn muốn được tắm nước nóng trước những người anh chị em khác, bạn sẽ phải sắp xếp và đảm bảo chọn thời điểm tốt nhất để đi tắm. Kỹ năng này còn mở rộng sang việc đảm bảo bạn có thể tìm thấy tất cả quần áo giặt ủi và đồ thể thao của mình khi cần, đặc biệt là nếu anh chị em có xu hướng “mượn” đồ của bạn.
Kỹ năng thích nghi
Tuy nhiên, khi mà mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, bọn trẻ cần phải có cách tiếp cận linh hoạt hơn. Từ việc chia sẻ không gian đến quản lý thời gian biểu, anh chị em trong nhà phải học cách thích nghi và linh hoạt giải quyết các tình huống khác nhau. Kỹ năng này dạy chúng ta chấp nhận sự thay đổi và ứng phó một cách suôn sẻ với những khúc mắc bất ngờ trong cuộc sống, ngay cả khi điều đó có nghĩa là thỉnh thoảng sẽ có một vài cuộc tranh cãi lặt vặt.
Kỹ năng giao tiếp
Với việc mỗi người một ý, giao tiếp trở nên cần thiết để sống hòa thuận. Trẻ em trong các gia đình đông anh chị em được rèn giũa kỹ năng lắng nghe và diễn đạt khi chúng học cách thể hiện bản thân giữa những cuộc trò chuyện sôi nổi. Giao tiếp hiệu quả thúc đẩy sự thấu hiểu, đồng cảm và kết nối sâu sắc hơn, phản chiếu tầm quan trọng của việc giao tiếp rõ ràng và truyền cảm, điều có thể giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng các mối quan hệ tương lai.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Những cuộc tranh cãi giữa anh chị em là một phần tất yếu khi lớn lên trong bất kỳ gia đình nào, nhưng chúng trở nên trầm trọng hơn khi có nhiều anh chị em hơn. Tin tốt là qua những xung đột này, trẻ em phát triển các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, học cách thương lượng, thỏa hiệp và (hy vọng là) học biết tha thứ. Chúng khám phá ra giá trị của sự khiêm tốn và hòa giải, phản chiếu lời mời gọi hòa bình và hòa giải, vốn là những giá trị Công giáo cốt lõi.
Tinh thần trách nhiệm
Trong một gia đình đông người, mọi người đều phải chung tay để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Trẻ em học cách chịu trách nhiệm bằng cách đảm nhận vài công việc, quan tâm chăm sóc các em nhỏ hơn, và góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình. Điều này nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm và quản lý, có liên hệ với lời truyền dạy rằng chúng ta phải biết chăm sóc mọi loài thụ tạo của Chúa.
Lòng trắc ẩn
Giữa những hỗn loạn của một gia đình đông đúc, có những khoảnh khắc sự dịu dàng và lòng trắc ẩn được tỏa sáng rực rỡ. Trẻ em tận mắt chứng kiến những niềm vui và cả nỗi buồn của anh chị em mình, nuôi dưỡng sự đồng cảm, sự tử tế và lòng vị tha. Chúng học cách hỗ trợ và nâng đỡ lẫn nhau, điều này rất cần thiết trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống người trưởng thành.
Khiếu hài hước
Một điều nổi bật nữa khi lớn lên trong một gia đình đông anh chị em là có vô số cơ hội để cười. Cho dù đó là cười khúc khích trước những trò đùa của anh chị em, cười khằng khặc khi có sự cố gì đó xảy ra – vốn là điều không thể tránh khỏi khi nhà có nhiều người – hay là tự cười mình, thì phát triển khiếu hài hước là một ơn có thể được sử dụng trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12