Tham dự hội nghị có 200 vị lãnh đạo tôn giáo, dân sự và chính trị thuộc 80 quốc gia. Tuyên ngôn có tên gọi là Tuyên ngôn Potomac, là tên con sông chảy qua New York.
Tuyên ngôn Potomac yêu cầu mọi quốc gia long trọng lãnh trách nhiệm bảo vệ và che chở quyền tự do tôn giáo như đã ghi trong điều 18 của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 của Liên Hiệp Quốc. Điều khoản này khẳng định rằng “mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, tự do thay đổi tôn giáo hay xác tín và tự do biểu lộ niềm tin tôn giáo của mình riêng rẽ hay với những người khác tại nơi công cộng cũng như riêng tư”. Tuyên ngôn Potomac cũng ghi nhận rằng hiện nay 80% dân số toàn cầu bị hạn chế, hay bị bách hại đàn áp và kỳ thị vì niềm tin, hay các xác tín, hay vì không có tín ngưỡng. Đây là thực tại sống hằng ngày của quá nhiều người. Trong khi đó tự do tôn giáo lại là điều cần thiết giúp đạt hòa bình và ổn định bên trong các nước và giữa các quốc gia với nhau. Nơi đâu tự do tôn giáo được che chở, thì các quyền tự do khác như tự do diễn tả, từ do lập hội và tự do hội họp ôn hòa cũng triển nở, và nơi đâu không có quyền tư do tôn giáo thì có nhiều xung khắc, bất ổn và khủng bố phá hoại.
Tuyên ngôn cũng nêu bật vai trò nền tảng của tín hữu các tôn giáo bên trong một cộng đoàn và xã hội, “bởi vì niềm tin huy động con người thăng tiến hòa bình, khoan nhượng và công lý, trợ giúp người nghèo, săn sóc những người yếu đau, giúp đỡ những ai cô đơn, dấn thân trong cuộc tranh luận công cộng và phục vụ quê hương đất nước”.
Trong 10 điểm tiếp theo tuyên ngôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do bất khả nhượng này của con người, sự cần thiết không kỳ thị tôn giáo và không bắt buộc ai phải theo một tôn giáo khác. Ngoài ra cũng cần bảo vệ việc thờ phượng và các nơi thờ tự, các gia tài văn hóa lịch sử, cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục tôn giáo mà cha mẹ phải có thể thi hành trong tự do.
Theo sau tuyên ngôn là một chương trình hành động trong 6 điểm khích lệ cộng đồng quốc tế có chương trình hành động trên bình diện pháp luật khi xảy ra các vi phạm và lạm dụng liên quan tới quyền tự do tôn giáo, hay các cuộc bách hại và các cuộc diệt chủng.
Linh Tiến Khải
Nguồn: Vatican News
Có thể bạn quan tâm
Suy tư của các Giáo hoàng về trách nhiệm của giới truyền thông..
Th2
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo
Th2
Vatican Công Bố Một Văn Bản Tham Khảo Về Sự Phát Triển Vũ..
Th2
Giáo Phận Hà Tĩnh – Ban Tuyển Sinh: Thông báo Tuyển sinh vào..
Th2
Cáo phó: Bà cố Maria – Thân mẫu của Linh mục Phêrô Trần..
Th2
Gia Đình Trong Thế Kỷ XXI: Thách Đố và Hy Vọng
Th2
Ngày 05/02: Thánh Agatha, đồng trinh, tử đạo
Th2
Gần 400 Dự tu Giáo phận Hà Tĩnh tham dự ngày Tĩnh huấn..
Th2
Đức Cha Louis Dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Kỷ Niệm Hồng Ân Hôn..
Th2
Vẻ Đẹp Của Việc Nài Xin Sự Tha Thứ: Con Đường Dẫn Đến..
Th2
Suy Niệm Lời Chúa Lễ Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh – Ánh..
Th2
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 01/2025
Th2
Hành Hương Đến Với Thánh Cả Antôn Trong Ngày Mồng Ba Tết
Th2
Suy Niệm Lễ Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm (Mồng 3 Tết) –..
Th1
Đức cha Louis dâng thánh lễ cầu cho ông bà tổ tiên tại..
Th1
Đức cha Louis chủ sự thánh lễ Tân Niên tại Nhà thờ Chính..
Th1
Giáo xứ Tân Lâm đón nhận dấu mốc quan trọng trong đêm giao..
Th1
Lời chúc tết hay và ý nghĩa cho người Công giáo
Th1
Suy Niệm Lễ Tân Niên (Mồng 1 Tết) – Bình An & Niềm..
Th1
Suy Niệm Lễ Tất Niên
Th1