Từ thiện nghĩa là tốt bụng, nhưng công chính là điều gì đó cao hơn. Sự cảm thông cá nhân là tốt lành và đạo đức, nhưng nó không thay đổi cách cần thiết các vấn đề xã hội, kinh tế, cấu trúc chính trị, là những thứ gây bất công cho một vài người nhưng lại quá đặc ân cho những người khác. Chúng ta cần phải ngay thẳng và tốt bụng nhưng chúng ta cũng cần có công bằng và những chính sách đúng đắn.
Jim Wallis, phát biểu chính xác hơn về nạn phân biệt chủng tộc, như thế này: khi chúng ta quả quyết rằng chúng ta không dính líu đến những hệ thống bất công, bằng cách nói những điều như: “Tôi có những người bạn da đen”, chúng ta cần đòi hỏi bản thân: điều đó không có nghĩa là trong tim chúng ta có vấn đề, mà đó là những trọng tâm của chính sách công cộng. Chúng ta có thể có những người bạn da đen, nhưng nếu trong chính sách của chúng ta có phân biệt chủng tộc, miền đất đó vẫn không có công lý.
Và chính xác trong điểm này, nơi chúng ta thấy sự phân biệt cốt yếu giữa nhân đức và công lý, giữa lòng tốt bụng với tư cách cá nhân và cố gắng với tư cách một cộng đồng để đảm bảo rằng xã hội, kinh tế, và hệ thống chính trị của chúng ta không tự nó là nguyên nhân của những điều chúng ta đang cố gắng để đáp ứng trong việc từ thiện. Nguyên nhân gì gây ra đói nghèo, phân biệt chủng tộc, chênh lệch kinh tế, thiếu công bằng xâm nhập vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và đối xử thiếu trách nhiệm với thiên nhiên? Là thái độ cá nhân. Đúng! Nhưng sự bất công vẫn là kết quả của xã hội, kinh tế, những chính sách chính trị. Bất cứ mặt nào khác của chúng đều giúp tạo ra điều kiện để phát sinh sự nghèo đói, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, đặc quyền, thiếu quan tâm chu đáo tới không khí mà chúng ta đang thở.
Tôi nghi ngờ, phần lớn trong chúng ta đều thân thuộc với một câu chuyện, là câu chuyện thường xuyên được dùng để phân biệt giữa nhân đức và công lý. Chuyện thế này: Có một thị trấn đã được xây dựng bên cạnh một con sông, nhưng nó nằm ở một khúc cua vì vậy người dân chỉ thấy một phần con sông giáp với thị trấn của họ. Một ngày nọ, vài đứa trẻ đang chơi bên cạnh con sông khi chúng thấy năm người nổi trên mặt nước. Chúng nhanh chóng chạy đi tìm sự giúp đỡ và người dân trong thị trấn đã nhanh nhẹn làm những điều mà bất kỳ người có trách nhiệm nào cũng sẽ làm trong trường hợp đó. Họ săn sóc những người được tìm thấy. Đặt họ nằm trên bờ sông, người dân nhận ra hai trong số đó đã chết, họ mai táng người chết. Ba người vẫn sống. Trong đó, có một đứa trẻ, họ nhanh chóng tìm ra nhà nuôi dưỡng, một người phụ nữ bị ốm nặng, người ta gửi bà vào bệnh viện, và một chàng trai trẻ, người ta tìm cho anh một công việc và một chỗ ở.
Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Ngày hôm sau, nhiều người khác xuất hiện và lần nữa, người dân thị trấn cũng làm như trước. Chăm sóc những người được tìm thấy, chôn xác kẻ chết, gửi những người ốm vào bệnh viện, tìm nhà nuôi dưỡng cho những đứa trẻ, tìm công việc và chỗ ở cho những người trưởng thành. Và trong vòng vài năm, việc chăm sóc những người họ tìm thấy mỗi ngày trở thành một đặc điểm bình thường của cuộc sống họ và trở thành một phần trong giáo hội và cộng đoàn của họ. Một vài người làm vì lòng vị tha thúc đẩy đến nỗi họ lấy việc chăm sóc những cơ thể đó làm công việc của cuộc đời họ.
Nhưng… vấn đề là đây, không một ai đi lên đầu nguồn sông để tìm xem từ đâu và lý do vì sao những người đó vẫn xuất hiện mỗi ngày như thế. Họ chỉ ở lại trong sự bác ái và rộng lượng trong cách phản ứng đối với những người mà họ đã tìm thấy ở thị trấn.
Bài học là chưa đủ sáng suốt: đây là một việc (cần thiết, tốt đẹp, thể hiện người có đạo) chăm sóc những người đang cần mà chúng ta tìm thấy bên ngoài ngưỡng cửa nhà chúng ta. Nhưng cũng có một việc khác (cũng cần thiết, tốt đẹp, thể hiện người có đạo) lên đầu nguồn để cố gắng thay đổi những nguyên nhân gây ra cho những người trên sông đó. Đó là sự khác biệt giữa bác ái nhân từ và hành động cho công lý xã hội.
Đáng buồn thay, những người Kitô hữu tốt lành vẫn đi nhà thờ, lại chậm trễ trong việc nắm bắt vấn đề này. Vì vậy chúng ta đã không mang những giới răn của Chúa Giêsu để chống lại những vấn nạn của công lý xã hội cách mạnh mẽ như chúng ta vẫn chống lại các vấn nạn trong việc bác ái. Quá nhiều người tốt lành, nhân ái, thường tới nhà thờ, những người phụ nữ từ thiện và những người bình thường không nhìn thấy những đòi hỏi của công lý, cũng như bất cứ điều gì vượt quá đòi hỏi của việc từ thiện cộng đồng và lòng nhân ái. Và vì vậy, chúng ta thường nhân ái đủ để chúng ta sẽ (nói theo nghĩa đen), cởi chiếc áo sơ-mi của chúng ta để cho người đang cần nó, ngay cả khi chúng ta từ chối nhìn lại xem tại sao căn phòng của chúng ta đầy ắp mọi thứ trong khi nhiều người không có nổi một chiếc áo sơ-mi.
Nhưng điều này không nên bị hiểu lầm, yêu cầu của Phúc Âm là chúng ta hành động cho công lý, nhưng không phải bằng cách nào đó chê bai đức hạnh của bác ái. Bác ái vẫn là đức hạnh tối hậu, thỉnh thoảng, điểm khác biệt tích cực duy nhất chúng ta có thể tạo ra trong thế giới chúng ta, cách chính xác là một người đối với một người, yêu thương và kính trọng dành cho nhau. Sự tốt lành cá nhân của chúng ta đôi khi chỉ là ngọn nến nhưng nó mang chúng ta tới ánh sáng.
Nhưng sự tốt lành và ánh sáng đó cũng phải thể hiện công khai, cụ thể trong cách chúng ta bỏ phiếu hay trong những chính sách cộng đồng mà chúng ta ủng hộ hoặc phản đối.
Linh mục Ronald Rolheiser OMI
Mary Nguyễn chuyển ngữ từ ronrolheiser.com
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
Th12
Ý nghĩa của hành hương Năm thánh?
Th12
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo
Th12
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12