TÔNG THƯ
TRÁI TIM NGƯỜI CHA
PATRIS CORDE
Đức Thánh Cha Phanxicô
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm
Thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo
Với trái tim người cha: Thánh Giuse đã yêu mến Chúa Giêsu như thế. Trong tất cả bốn sách Tin Mừng, Chúa Giêsu đều được gọi là “con của ông Giuse”.[1]
Hai tác giả Tin Mừng là thánh Mátthêu và thánh Luca cho dù kể rất ít, nhưng đã làm nổi bật dung mạo của thánh Giuse, đủ để cho thấy ngài là người cha như thế nào và cho thấy sứ mạng mà Chúa Quan Phòng đã ủy thác cho ngài.
Chúng ta biết rằng, ngài là thợ mộc khiêm tốn (Mt 13,55), đã thành hôn với Đức Maria (Mt 1,18; Lc 1,27), là người công chính (Mt 1,19), luôn sẵn sàng làm theo thánh ý Thiên Chúa được thể hiện trong Lề Luật (Lc 2,22.27.39) và được thể hiện trong bốn giấc mơ (Mt 1,20; 2,13.19.22). Sau hành trình dài vất vả từ làng Nazaret lên Giêrusalem, ngài chứng kiến việc hạ sinh của Đấng Mêsia trong chuồng bò lừa, vì quán trọ “không có chỗ cho các ngài” (Lc 2,7). Ngài cũng chứng kiến việc thờ lạy Hài Nhi của các mục đồng (Lc 2,8-20) và của các Vua từ phương đông (Mt 2,1-12), đó là tất cả những vị đại diện cho dân Israel và dân ngoại.
Ngài đã can đảm nhận làm cha nuôi của Chúa Giêsu, và đặt tên cho Hài Nhi như lời Thiên Thần nói: “ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” (Mt 1,21). Cần lưu ý rằng, đối với người xưa, khi đặt tên cho một người tức là đón nhận người đó thuộc về mình, ta thấy điều tương tự như ông Ađam đặt tên trong câu chuyện của sách Sáng Thế (St 2,19-20).
Bốn mươi ngày sau khi sinh, trong Đền Thờ, Thánh Giuse cùng Đức Mẹ đã dâng Hài Nhi cho Thiên Chúa và lắng nghe lời ngôn sứ của Cụ Simeon (Lc 2,22-35). Để bảo vệ Hài Nhi khỏi vua Hêrôđê, ngài đã phải định cư làm khách ngoại kiều trên đất Aicập (Mt 2,13-18). Khi trở về quê nhà, ngài chọn sống ẩn dật trong một ngôi làng nhỏ bé không tiếng tăm, đó là làng Nazaret thuộc miền Galilê. Nơi mà được nhắc đến với cách nói “không một ngôn sứ nào xuất thân từ đó cả” hoặc “ở đó thì có gì hay” (Ga 7,52; 1,46). Ngôi làng Nazaret rất xa thành Bêlem là nơi Chúa sinh ra, cũng xa thành Giêrusalem là nơi có Đền Thờ. Trong cuộc hành hương lên Giêrusalem, khi Chúa Giêsu 12 tuổi, khi lạc mất Chúa, ngài và Đức Maria đã cực lòng tìm Chúa, và đã tìm thấy Chúa đang đàm đạo cùng các thầy tiến sĩ trong Đền Thờ (Lc 2,41-50).
Sau Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, không có vị Thánh nào có thể chiếm vị thế trong Huấn Quyền Giáo Hoàng nhiều như Thánh Giuse. Các vị tiền nhiệm của tôi đã khám phá sứ điệp được chứa đựng trong ít dữ kiện từ các sách Tin Mừng, để làm nổi bật vai trò của thánh Giuse trong lịch sử cứu độ: Chân phước Giáo hoàng Pio IX đã công bố thánh Giuse là “Đấng Bảo Trợ Hội Thánh Công Giáo”,[2] Đấng đáng kính Pio XII công bố thánh Giuse là “Đấng Bảo Trợ người lao động”,[3] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố thánh Giuse là “Người Bảo Vệ Đấng Cứu Chuộc”.[4] Còn người dân thì cầu nguyện với thánh Giuse để xin ơn chết lành.[5]
Giờ đây, một trăm năm mươi năm sau khi Chân Phước Piô IX tuyên bố Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ Giáo hội Công Giáo (ngày 8 tháng 12 năm 1870), tôi muốn chia sẻ một số suy ngẫm cá nhân về dung mạo phi thường của thánh nhân, rất gần với kinh nghiệm nhân sinh của chúng ta. Vì, như Chúa Giêsu đã nói, “lòng có đầy miệng mới nói ra” (Mt 12,34). Mong muốn chia sẻ của tôi càng tăng lên trong những tháng đại dịch này, khi chúng ta cùng trải qua cuộc khủng hoảng.
Làm thế nào “cuộc sống của chúng ta được đan kết với nhau và được gìn giữ bởi những người rất đỗi bình thường, những người thường bị bỏ qua. Những người không xuất hiện trên các tiêu đề của báo chí, hoặc trên các chương trình truyền hình mới nhất, nhưng trong chính những ngày này, những con người ấy chắc chắn đang định hình các sự kiện mang tính quyết định của lịch sử của chúng ta. Các bác sĩ, y tá, người quản kho và nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, nhân viên chăm sóc, nhân viên vận chuyển, mọi người nam nữ làm việc để cung cấp các dịch vụ thiết yếu và an ninh công cộng, các tình nguyện viên, các linh mục, nam nữ tu sĩ, và rất nhiều người khác. Họ hiểu rằng không ai được cứu một mình… Có bao nhiêu người hằng ngày rèn luyện tính kiên nhẫn và hy vọng, quan tâm để có sức lan tỏa, không phải hoảng sợ mà là chia sẻ trách nhiệm. Có bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà và thầy cô đang chỉ dẫn cho con cái chúng ta, bằng những cách nho nhỏ hàng ngày, cách chấp nhận và đối phó với khủng hoảng bằng điều chỉnh thói quen, nhìn về phía trước và khuyến khích cầu nguyện. Biết bao nhiêu người đang cầu nguyện, hy sinh và cầu thay nguyện giúp những điều tốt lành cho mọi người”.[6] Mỗi người trong chúng ta đều có thể khám phá ra nơi Thánh Giuse, một người không ai chú ý, nhưng hiện diện hàng ngày, kín đáo và ẩn giấu, một người chuyển cầu, hỗ trợ và hướng dẫn khi ta gặp khó khăn. Thánh Cả Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những ai xuất hiện cách ẩn giấu có thể đóng một vai trò không thể so sánh được trong lịch sử cứu độ. Với tất cả những con người ấy, chúng ta có một lời, đó là biết ơn.
Đức Thánh Cha chia sẻ 7 đặc tính về trái tim người cha của Thánh Giuse:
1. Rất đáng yêu mến
2. Hiền từ
3. Vâng phục
4. Đón tiếp
5. Can đảm sáng tạo
6. Lao động
7. Cây cao bóng cả
Đức Thánh Cha kết thúc Tông Thư với lời cầu nguyện cùng thánh Giuse:
Lạy Thánh Cả Giuse,
Là Đấng bảo trợ Chúa Cứu Thế
Là Bạn của Đức Trinh Nữ Maria
Chúa Cha trao phó Chúa Con cho ngài
Mẹ Maria đặt niềm tin nơi ngài
Đức Kitô đã nên người cùng ngài
Lạy Thánh Cả Giuse,
Xin cũng tỏ tình cha đối với chúng con
Xin dẫn dắt chúng con trên đường dương thế.
Xin gìn giữ chúng con trong ơn sủng, tình thương và sự can đảm,
Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.
Roma, Đền Thờ Thánh Gioan Laterano, ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm,
Năm 2020, năm thứ tám trong triều đại Giáo Hoàng.
ĐTC Phanxicô
Chuyển ngữ: Tứ Quyết SJ
Người dịch không chuyển ngữ toàn văn Tông Thư. Đặc biệt trong phần 7 đặc tính, người dịch chỉ nêu tên các đặc tính mà hoàn toàn không chuyển ngữ. Bạn đọc có thể đọc thêm về 7 đặc tính, trong bài Đức Thánh Cha công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse”.
Toàn văn Tông Thư bằng tiếng Ý: LETTERA APOSTOLICA PATRIS CORDE DEL SANTO PADRE FRANCESCO
Toàn văn Tông Thư bằng tiếng Anh: APOSTOLIC LETTER PATRIS CORDE OF THE HOLY FATHER FRANCIS
[1] Lc 4,22; Ga 6,42; Mt 13,55; Mc 6,3.
[2] S. Rituum Congreg., Quemadmodum Deus (8 dicembre 1870): ASS 6 (1870-71), 194.
[3] Cfr Discorso alle ACLI in occasione della Solennità di San Giuseppe Artigiano (1 maggio 1955): AAS 47 (1955), 406.
4] Esort. ap. Redemptoris custos (15 agosto 1989): AAS 82 (1990), 5-34.
[5] Catechismo della Chiesa Cattolica, 1014.
[6] Meditazione in tempo di pandemia (27 marzo 2020): L’Osservatore Romano, 29 marzo 2020, p. 10.
Có thể bạn quan tâm
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12