Đức Tổng Giám Mục của Tokyo, Isao Kikuchi, nói với CNA về thách đố đối với Giáo hội Công giáo Nhật Bản để giữ gìn hôn nhân người Công giáo trước sự suy giảm dân số đang diễn ra và sự thờ ơ tôn giáo từ giới trẻ Nhật Bản.
“Dân số giảm do tỷ lệ sinh thấp, cùng với dân số già không chỉ là vấn đề của Giáo hội mà là vấn đề của toàn xã hội Nhật Bản.”
Tổng giám mục đưa ra nhận xét này ngay trước khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đến thăm Nhật Bản vào ngày 23-26/11.
“Cuộc khủng hoảng sinh đẻ”, theo cách gọi của người Nhật, thực sự được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất mà Nhật Bản phải đối mặt trong tương lai gần.”
Kể từ khi cuộc nổ bong bóng kinh tế xảy ra, mỗi thế hệ kế tiếp đều giảm, nhiều người Nhật chưa lập gia đình hoặc vẫn không có con. Ngay cả việc thụ thai trong số những bậc cha mẹ đã ý thức vấn đề, thì số lượng trẻ em trung bình là chỉ từ một đến hai.
Gia đình có ba con là không phổ biến, và gia đình có nhiều hơn ba con là cực kỳ hiếm.
Sự sụp đổ liên tục dân số trong quốc gia này đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi thành phần của xã hội Nhật Bản. Thanh niên nam nữ bây giờ phải đối mặt với một tương lai ở một đất nước có nền kinh tế dự kiến sẽ xấu đi nghiêm trọng. Các thế hệ người cao tuổi đang gặp khó khăn trong việc tồn tại khi ngân sách hưu trí của chính phủ hạn chế do khoảng cách giữa số người nghỉ hưu cao tuổi và số công dân lao động dần thu hẹp lại.
Đức Tổng Giám mục Kikuchi đưa ra ví dụ: khi chúng ta xem các cửa hàng siêu thị, thì nhiều người làm việc ở đó là người già Nhật Bản hoặc người nước ngoài trẻ tuổi.
Cách đây không lâu, nhân viên nước ngoài ở cửa hàng siêu thị là rất hiếm ở Nhật Bản. Nhưng bây giờ, có gần 60.000 người nước ngoài đang làm việc tại các cửa hàng siêu thị trong cả nước. Nhiều sinh viên nước ngoài đang tìm kiếm công việc bán thời gian ở đây.
Đức Tổng Giám mục nói: “Kịch bản tương tự được phản ánh trong Giáo hội ngày nay, và vì nó không khác với tình hình của xã hội Nhật Bản, tôi không cảm thấy nó ở một mức độ nguy hiểm vốn có của nó, nhưng vào đó, vì Giáo hội là một cộng đồng nhỏ chỉ chiếm chưa đến 1% dân số, nên tôi thấy đó là cơ hội để Tin mừng được rao giảng khắp nơi, một tiềm năng để mở rộng các hoạt động truyền giáo.”
Theo dữ liệu gần đây nhất, khoảng 35% người Nhật tuyên bố Phật giáo là tôn giáo của họ, trong khi khoảng 3-4% tuyên bố tuân thủ nghiêm ngặt Thần đạo hoặc các tôn giáo truyền thống. Chỉ 1-2% người Nhật tuyên bố Kitô giáo là tôn giáo của họ, và chỉ khoảng một nửa số Kitô hữu Nhật Bản theo Công giáo.
Tuy nhiên, tôi thừa nhận rằng đức tin Công giáo không được cha mẹ truyền lại cho con cái họ là một vấn đề lớn. Điều này chủ yếu là do sự sụp đổ của hệ thống gia đình truyền thống Nhật Bản trong bối cảnh xã hội hiện tại của chúng ta.
Ý thức của người Nhật về hệ thống gia đình truyền thống mà Đức Tổng Giám mục nói đến rất đơn giản: một người cha chăm chỉ làm việc kiếm ăn; một người mẹ chuyên giữ gìn tài sản, gia đình và trẻ em trong tầm kiểm soát; những đứa trẻ dành thời gian giữa gia đình, trường học và các nhóm cộng đồng như các đội thể thao; và ông bà là người giúp nuôi dạy con cái và bảo tồn gia đình tốt nhất có thể.
Phong cách gia đình này cũng được gọi là hộ gia đình nhiều thế hệ, và ngày càng trở nên hiếm hoi ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn như Tokyo.
Đức Tổng Giám mục Kikuchi cho biết: “Sự sụp đổ xảy ra bởi tình hình tại nơi làm việc và tình hình kinh tế Nhật Bản đang thay đổi (việc làm không cố định, phải làm thêm giờ, cả cha và mẹ để phải làm việc), và các hoạt động quá mức trong giáo dục trẻ em, các hoạt động ngoại khóa thường được tổ chức vào thứ Bảy, Chúa nhật và ngày lễ, và học sinh thường bị bắc học thêm giờ trong các “trường luyện thi” do chất lượng giáo dục giảm sút.”
Văn hóa làm việc tàn nhẫn của Nhật Bản hầu như không được nhận biết. Hình ảnh người làm việc kiệt sức mà không được trả lương thêm giờ vào ban đêm là một biểu tượng có thể nhận thấy. Làm việc như vậy là một trong những định kiến lâu dài nhất của người dân Nhật Bản.
Vài thập kỷ gần đây, phụ nữ cũng thường xuyên tham gia lực lượng lao động. Họ sẵn sàng hoặc đôi khi không có sự lựa chọn nào khác do áp lực kinh tế, cũng như việc nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên, ít được biết đến hơn là những hy vọng khắt khe dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông để tham gia vào các nhóm sau giờ học với các bạn đồng trang lứa. Đặc biệt là các đội thể thao mang tính cạnh tranh. Câu lạc bộ âm nhạc, nghệ thuật và khiêu vũ cũng đòi hỏi rất cao về thời gian của trẻ em.
Giống như cha mẹ của họ đang gánh nặng với những hy vọng trong công việc, trẻ em thường dành nhiều thời gian ra khỏi gia đình hơn.
Đức Tổng Giám mục than thở: “Từ nước ngoài, chúng tôi thậm chí còn nghe thấy những tiếng nói chỉ ra rằng các sự kiện cộng đồng và trường học thường được tổ chức vào thứ Bảy và Chúa nhật đang âm thầm làm khổ giáo hội”
Nhiều nhóm thể thao yêu cầu các thành viên tập luyện vào thứ Bảy và Chúa nhật – thời điểm mà hầu hết các gia đình sẽ đi dự lễ.
Ngoài ra, như vậy sự sụp đổ trong hệ thống gia đình truyền thống của Nhật Bản cũng đã khiến các cuộc hôn nhân dễ tan vỡ, tạo nên những bà mẹ đơn thân nuôi con trong cảnh nghèo khó.
Trong hoàn cảnh như vậy, thật khó để tìm thấy thời gian để đưa trẻ em đến nhà thờ vào Chúa nhật, và cũng khó tìm được thời gian để chia sẻ đức tin tại gia đình.
Sự tham gia vào các câu lạc bộ là không bắt buộc. Nhưng nếu không tham gia vào một đội thể thao hoặc nhóm theo sở thích thì có thể khiến một học sinh phát triển thiếu cân bằng.
Và trong khi các cặp vợ chồng được khen thưởng về mặt tài chính để tạo ra những gia đình lớn hơn, thì chính phủ lại không thể giúp cho người trẻ Nhật Bản một thúc đẩy đủ mạnh để khiến họ thích thú với ý tưởng về một gia đình truyền thống.
Chính sách miễn phí học mẫu giáo được và chăm sóc trẻ em gần đây đã được thiết lập sau khi một dự luật được thông qua – luật pháp được đưa ra như một cách để khuyến khích nhiều trẻ em hơn, trút bỏ gánh nặng chăm sóc của mẹ và cha. Nhưng các khoản trợ cấp hàng tháng và trường mẫu giáo miễn phí không đủ để kéo lại làn sóng suy giảm dân số Nhật Bản.
Chỉ cố gắng khuyên mọi người trở lại gia đình truyền thống không phải là một giải pháp. Vấn đề không chỉ liên quan đến giáo hội, mà còn phải được cả xã hội đồng tâm giải quyết. Nếu tình trạng này tiếp diễn, tôi sợ không chỉ gia đình mà cả cộng đồng địa phương sẽ sụp đổ và biến mất khỏi toàn xã hội Nhật Bản.
Đức Dũng
Nguồn: Timothy Nerozzi, Catholic News Agency
Có thể bạn quan tâm
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Niềm Vui Khánh Thành Nhà Mục vụ Giáo Xứ Tràng Lưu Trong Tuần..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII TNB: Ai Vui Vẻ Dâng Hiến Thì Được..
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà Paris ngân vang sau 5 năm hỏa..
Th11
Đức Thánh Cha thêm Đức TGM Domenico Battaglia vào danh sách tân Hồng..
Th11
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô
Th11
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng
Th11
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có những căng thẳng nhưng..
Th11
Caritas Giáo Phận Hà Tĩnh: Đại Hội Tổng Kết 5 Năm Hình Thành..
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm 2024
Th11
Bản Văn Phụng Vụ Trong Năm Thánh 2025
Th11
Nghi Thức Bế Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11
Một Hội Thánh Cùng Đi Với Chúa Loan Báo Tin Mừng
Th11
Nghi Thức Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11