Một viên chức của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ phụ trách tiến trình này đã chia sẻ với The Pillar rằng việc phê chuẩn này sẽ là bước tiến lớn trong một số dự án phụng vụ của Giáo hội tại Hoa Kỳ. Bà Mary Sperry, Phó Giám đốc Văn phòng Tông đồ Kinh Thánh của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, cho biết: “Bản Kinh Thánh phụng vụ mà các giám mục sẽ bỏ phiếu bao gồm ba phần: Cựu Ước năm 2010; các Thánh vịnh và Thánh ca của Đan viện Saint Meinrad, tất cả đã được Tòa Thánh chấp thuận cho sử dụng trong phụng vụ; và Tân Ước, đã được ban điều hành phê duyệt vào tháng 9.”
Bà Sperry giải thích rằng khi bản Kinh Thánh phụng vụ mới được phê chuẩn, sau này các giáo xứ tại Hoa Kỳ sẽ thay thế Sách Bài đọc hiện tại (phê chuẩn năm 2002) bằng các bản dịch Kinh Thánh mới, thay cho bản dịch Cựu Ước năm 1970 và Tân Ước năm 1986 đang được sử dụng.
Tuy nhiên, trước tiên, bản văn phụng vụ – cụ thể là bản dịch mới của Tân Ước – cần được gửi đến Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích của Vatican để phê chuẩn.
Bà Sperry cho biết vẫn chưa rõ quá trình phê chuẩn sẽ mất bao lâu. Nếu Bộ không có yêu cầu thay đổi nào, thì các bản dịch mới của New American Bible có thể được in ngay sau đó.
Sau khi Vatican phê chuẩn bản văn Kinh Thánh, Ủy ban Phụng tự của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ sử dụng bản văn mới này làm cơ sở để thiết kế Sách Bài đọc mới, sẽ đệ trình cho các giám mục Hoa Kỳ bỏ phiếu, rồi gửi đến Vatican phê chuẩn. Sau đó, các giám mục sẽ cấp phép cho các nhà xuất bản in Sách Bài đọc để sử dụng chung.
Đại hội Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tại Louisville, năm 2024
Bà Sperry nói rằng: “Đó là một quy trình hai bước… Bước một: Có một bản Kinh Thánh. Bước hai: Biến nó thành một Sách Bài đọc.” Bà nhấn mạnh rằng tiến trình phê chuẩn một Sách Bài đọc mới mất nhiều thời gian nhưng sẽ “là ưu tiên hàng đầu” của văn phòng và “dành tất cả thời gian” để chuẩn bị cho Sách Bài đọc này.
Việc phê chuẩn một bản dịch Kinh Thánh phụng vụ mới cũng sẽ ảnh hưởng đến một dự án khác đã được Hội đồng Giám mục khởi động từ năm 2012: đó là dịch lại Phụng vụ Các Giờ Kinh – cuốn sách kinh nguyện dựa trên Kinh Thánh được linh mục, tu sĩ và nhiều giáo dân Công Giáo dùng cầu nguyện nhiều giờ trong ngày.
Nếu các giám mục phê chuẩn bản dịch mới của Sách Tân Ước vào tuần này, thì bản văn đó sẽ được đưa vào bản dịch mới của Phụng vụ Các Giờ Kinh, dự kiến, sau hơn một thập niên miệt mài chuyển ngữ, có thể được gửi đến Vatican để phê chuẩn vào tháng sau.
Nhưng bà Sperry cũng cho biết không rõ quá trình phê chuẩn đó sẽ mất bao lâu. Ngay cả khi văn bản được Vatican chính thức phê chuẩn, thì các nhà xuất bản vẫn cần khá nhiều thời gian để chuẩn bị các sách Phụng vụ Các Giờ Kinh mới để phát hành.
“Xuất bản Phụng vụ Các Giờ Kinh sẽ là một công việc thực sự, thực sự khó khăn”, bà Sperry nhấn mạnh. Vì loại giấy đặc biệt phải được đặt hàng trước, và chỉ có một số nhà in nhất định mới có thể in loại giấy đó. “Cùng với việc sử dụng Sách Phụng vụ Các Giờ Kinh hàng ngày và số lượng trang khá nhiều, cần phải có một khâu gáy sách với loại bìa cứng. Và cuốn sách cũng phải có giá trị xứng hợp, bởi Phụng vụ Các Giờ Kinh là một cuốn sách phụng vụ,” bà giải thích. “Sách này xứng đáng được in ấn với vẻ đẹp về hình thức, trang trọng, và có độ bền theo thời gian”.
Bà Sperry thừa nhận rằng: “Các ứng dụng điện thoại của Phụng vụ Các Giờ Kinh và các nhà xuất bản có thể có cách tiếp cận bản văn khác nhau, nhưng chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ không cho phép sử dụng bản dịch mới cho đến khi các nhà xuất bản có cơ hội chuẩn bị và phát hành các bản in.
Trước đây, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nói với The Pillar rằng bản dịch Phụng vụ Các Giờ Kinh mới có thể được sử dụng vào Mùa Vọng năm 2026.
Trong khi việc đưa vào sử dụng những văn bản trong phụng vụ mới, nếu được chấp thuận trong tuần này, sẽ cần nhiều thời gian, bà Sperry hy vọng người Công Giáo thấy được tầm quan trọng của bản dịch Kinh Thánh phụng vụ mới.
“Bạn sẽ có thể mua một cuốn Kinh Thánh khớp với Sách Bài đọc trong Thánh lễ,” bà nói. Với trình tự dịch lại hiện nay, bà giải thích rằng: “Trong suốt 40 năm, chúng ta chưa có một cuốn Kinh Thánh nào khớp với Sách Bài đọc cả.”
Bà cũng nhấn mạnh lại quá trình dịch lại Tân Ước.
Vào năm 2013, “các giám mục [trong Tiểu ban Dịch Văn bản Kinh Thánh] đã phê duyệt danh sách những người có thể làm biên tập viên, và sau đó chúng tôi tuyển dụng họ để làm việc cho dự án này. Có 5 biên tập viên và 18 người hiệu đính.” Các biên tập viên đã làm việc với các giám mục để thảo luận về các nguyên tắc cho bản dịch Kinh Thánh mới.
“Các giám mục muốn đây là một bản văn phù hợp để công bố trong phụng vụ, để học tập, cầu nguyện cá nhân, và để dạy giáo lý và giảng dạy. Nó phải xuất sắc về mặt học thuật nhưng truyền được cảm hứng. Bạn phải có khả năng nghe và hiểu được bản văn”.
Trong bản Tân Ước của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ năm 1986, bà Sperry giải thích, một số phần có những câu quá dài khiến người nghe, đặc biệt là những người tham dự Thánh lễ, rất khó theo dõi. “Cách thức chính mà hầu hết người Công Giáo sẽ trải nghiệm Kinh Thánh là trong Lời Chúa được công bố cho cộng đoàn Thánh Thể”. Bà cho biết: “Nếu họ không hiểu những gì họ nghe, họ sẽ bỏ lỡ một trong những cách thế hiện diện của Chúa Kitô trong phụng vụ. Bản dịch cần được thực hiện theo cách thúc đẩy cuộc gặp gỡ của mọi người với Chúa Kitô trong Lời Chúa”.
Bà tin rằng công việc biên soạn một bản dịch mới đã đạt được mục tiêu đó. Nhấn mạnh đến công sức của các biên dịch viên, biên tập viên và giám mục, bao gồm cả những người đã dành thời gian đọc lớn tiếng gần như toàn bộ bản dịch, để đảm bảo rằng người nghe có thể hiểu được.
“Nếu không, bạn sẽ gặp phải những sự cố như phát âm sai từ như ‘burning brazier’ trong Sáng thế chương 15,” bà cười.
Ngoài ra, bà cho biết, bản dịch đã được gửi đến các giám mục vào năm 2019 để các ngài góp ý. Đã có đến hàng trăm trang đề xuất và nhiều giờ làm việc của các thành viên ủy ban và các biên tập viên chuyên nghiệp tham gia vào dự án. “Tôi không nghĩ mọi người nhận ra các giám mục đã làm việc chăm chỉ đến mức nào cho một dự án như thế này,” bà nói với The Pillar.
Bà Sperry cho biết: “Đây là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong sự nghiệp chuyên môn của tôi”. Mặc dù thừa nhận rằng các bản dịch có thời hạn sử dụng nhất định, và các văn bản phụng vụ đã được sửa đổi nhiều lần kể từ năm 1970, bà hy vọng bản dịch này sẽ hữu ích cho Giáo hội trong nhiều thập kỷ tới, nếu không muốn nói là lâu hơn. Các biên tập viên và giám mục đã làm việc chăm chỉ để làm cho Kinh Thánh dễ hiểu đối với tất cả người Công Giáo và tạo ra một bản dịch mà bà hy vọng sẽ tồn tại lâu dài.
“Đây là một món quà tình yêu to lớn dành cho các thế hệ tương lai”, bà nói.
Tâm Bùi
Chuyển ngữ từ: The Pillar (12/11/2024)
Nguồn: hdgmvietnam.com
Có thể bạn quan tâm
Thánh lễ tạ ơn Công bố Quyết định Thành lập Giáo họ độc..
Th11
Thánh lễ tạ ơn hồng ân thánh hiến tại Cộng đoàn MTG Chân..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11