Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ dấn thân trong sứ mạng mang Tin Mừng cho tất cả mọi người, cho đến “tận cùng trái đất”.
Trên đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 92, được cử hành vào Chúa nhật 21-10-2018 giữa lúc Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về giới trẻ đang tiến hành tại Roma. Chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho Ngày Thế giới này là “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha: Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội
Đức Thánh Cha nhắc đến sứ mạng làm chứng và rao giảng Chúa Kitô mà mỗi Kitô hữu nhận lãnh khi chịu phép Rửa tội. Ngài viết: “Sứ mạng thông truyền đức tin, trọng tâm sứ mạng của Giáo Hội, diễn ra qua sự ‘hay lây’ của tình thương, trong đó niềm vui và sự phấn khởi biểu lộ ý nghĩa đã tìm thấy và sự sung mãn của cuộc sống. Sự loan truyền đức tin bằng sự thu hút đòi chúng ta phải có con tim cởi mở, được tình yêu làm nở rộng”.
Những môi trường còn xa lạ với Tin Mừng
Nhắc đến lời Chúa dạy các môn đệ hãy mang Tin Mừng đến tận cùng trái đất, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Những môi trường con người, văn hóa và tôn giáo vẫn còn xa lạ với Tin Mừng của Chúa Giêsu và sự hiện diện bí tích của Giáo Hội chính là những khu ngoại ô tột cùng, những bờ cõi của trái đất: mà các môn đệ thừa sai được gửi đến từ khi Chúa Giêsu Phục Sinh, với niềm xác tín có Chúa luôn ở với chúng ta (Mt 28,20; Cv 1,8). Ơn gọi truyền giáo cho dân ngoại hệ tại điều đó.”
Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng: “Khu vực ngoại ô tiêu điều nhất của nhân loại đang cần Chúa Kitô chính là sự dửng dưng đối với đức tin hoặc thậm chí đó là sự oán ghét chống lại cuộc sống sung mãn trong Chúa. Mỗi sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần, mỗi sự kỳ thị chống lại các anh chị em luôn luôn là hậu quả của sự từ chối Thiên Chúa và tình thương của Ngài”.
Mời giới trẻ dấn thân vào cuộc sống thực sự
Đức Thánh Cha nói với các bạn trẻ: “Các bạn trẻ thân mến, tận cùng trái đất, đối với các bạn ngày nay, thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt trong đó, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. Dường như tất cả ở trong tầm tay, tất cả đều gần kề. Nhưng nếu không có ơn can dự của cuộc sống chúng ta trong đó, thì dù có vô số các tiếp xúc, chúng ta sẽ không bao giờ đi sâu vào một cuộc sống hiệp thông thực sự. Sứ mạng truyền giáo cho đến tận bờ cõi trái đất đòi phải có sự hiến thân trong ơn gọi được Chúa ban cho chúng ta, Đấng đã đặt chúng ta trên trái đất này (xc. Lc 9,23-25). Tôi dám nói rằng, đối với một người trẻ muốn theo Chúa Kitô, điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với ơn gọi của mình”.
Họp báo của Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Truyền giáo
Nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, sáng thứ Sáu, 19-10 vừa qua, ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, cùng với Đức TGM Giampietro Dal Toso, Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng Truyền giáo và Cha Fabrizio Meroni, Tổng thư ký Liên hiệp Giáo Hoàng truyền giáo và cũng là Giám đốc hãng tin Fides, đã mở cuộc họp báo tại Roma về ngày Truyền giáo.
ĐHY Filoni nhắc đến tính chất cấp thiết của sứ mạng truyền giáo: 2/3 dân chúng trên thế giới chưa được loan báo Tin Mừng, và cũng có nhiều cộng đoàn cần được tái truyền giảng Tin Mừng. Vì thế công tác của Giáo Hội chưa chấm dứt. ĐHY cũng nhấn mạnh rằng Tin Mừng, qua Giáo Hội, là một điều phong phú cho các lãnh thổ nơi Tin Mừng được truyền đến, phong phú cả về mặt xã hội, trường học, nhà thương, giáo dục về đối thoại và sống chung hòa bình. Ngoài ra, các Giáo Hội trẻ ngày càng ý thức mình là thừa sai tại lãnh thổ của mình, với sự hỗ trợ của Giáo Hội hoàn vũ, và cụ thể là Bộ Truyền giáo.
Số tiền quyên góp giúp truyền giáo bị giảm sút
Đức TGM Dal Toso nói đến ý nghĩa Ngày Thế giới Truyền giáo nhắm mục đích hỗ trợ công cuộc truyền giáo, nâng đỡ các Giáo Hội trẻ, trước tiên bằng lời cầu nguyện, và tiếp đến là qua các cuộc lạc quyên trong các thánh lễ Chúa nhật hôm nay để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các miền truyền giáo. Về vấn đề này, các Giáo Hội địa phương trẻ cũng được yêu cầu minh bạch trong việc quản lý và sử dụng đúng đắn các tài trợ nhận được.
Đức TGM Dal Toso cho biết sự tục hóa tại nhiều xã hội đã làm suy giảm số tiền các tín hữu đóng góp để giúp các miền truyền giáo. Ngoài các cuộc lạc quyên trong các thánh lễ, Bộ Truyền giáo đang nghiên cứu việc sử dụng Internet để các tín hữu có thể đóng góp trực tuyến, hỗ trợ công cuộc truyền giáo. (Rei 19-10-2018)
G. Trần Đức Anh OP
Có thể bạn quan tâm
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12