Năm nay, ngày 24-5 lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, cũng là lễ Đức Mẹ Xà Sơn ở Trung Quốc, trùng vào Chúa Nhật, nhưng các tín hữu vẫn được mời gọi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc.
Tình hình Công Giáo tại Hoa Lục vẫn khó khăn
Hôm thứ Ba 19-5-2020, Hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA đưa tin: Tổ chức bác ái Missio ở thành phố Munich nam Đức phê bình Nhà Nước Trung Quốc đóng cửa vô thời hạn các nhà thờ vì đại dịch Covid-19.
Thực vậy, ngày 18-5 trước đó, Đức Ông Wolgang Huber, Chủ tịch tổ chức Missio Munich, bày tỏ quan tâm về tình hình các tín hữu Kitô tại Trung Quốc, nhân dịp Ngày Thế Giới cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo tại nước này cử hành vào Chúa Nhật 24-5-2020 và nói rằng: “Thực tế là, trong những ngày đầu khi áp dụng các biện pháp phong tỏa vì Coronavirus, tại một số nơi ở Trung Quốc, thánh giá của các nhà thờ đã bị triệt hạ. Đó thực là một dấu chỉ tỏ tường”.
Đức Ông Huber, – cũng là Chủ tịch “Trung Tâm Trung Quốc” tại thị trấn Sankt Augustin gần thành phố Bonn ở Đức, – nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc, do chủ tịch Tập Cận Bình điều khiển, đang tìm cách kiểm soát toàn bộ mọi lãnh vực của đời sống dân sự và tôn giáo. Trong những năm vừa qua, đời sống tôn giáo tại Trung Quốc không được triển nở nữa.
Bà Katharina Wenzel-Teuber, Giám đốc tạp chí “China heute”, Trung Quốc ngày nay, của Trung Tâm Trung Quốc, cho biết tình hình Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác ở nước này vẫn không được cải tiến, mặc dù có Hiệp định ký kết giữa Trung Quốc và Tòa Thánh hồi tháng 9 năm 2018. Theo bà Wenzel-Teuber, tuy các Giáo Hội Kitô có thể sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, trong thời kỳ phong tỏa hiện nay vì Coronavirus, các nhà thờ tại Trung Quốc vẫn bị đóng cửa, các tín hữu không được đến các nơi thờ phượng để cầu nguyện riêng.
Lập trường của Đức TGM Ludwig Schick
Về phần Đức TGM Ludwig Schick, Chủ tịch Ủy ban GM Đức về Giáo Hội hoàn vũ, ngài cũng lên tiếng phê bình chính sách tôn giáo của Nhà Nước Trung Quốc, và nói rằng 1 năm rưỡi sau Hiệp định giữa Vatican và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, người ta vẫn chưa thấy có sự cải tiến trong tình trạng các tín hữu Công Giáo tại nước này. Cho đến nay chỉ có 2 GM được bổ nhiệm tại Trung Quốc theo qui tắc đã thỏa thuận và lần đầu tiên được công bố với sự đồng ý của ĐGH. Hơn 40 giáo phận trống tòa tại Hoa Lục vẫn chưa có GM. Có nhiều tin tức về những vụ gia tăng trả thù chống các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc. Nội dung hiệp định giữa Tòa Thánh và Trung Quốc vẫn còn giữ bí mật, tuy rằng vào tháng 9 năm nay sẽ có việc tái thẩm định hiệp định đã ký kết giữa hai bên.
Những sự kiện như trên đây càng là một lý do thúc đẩy các tín hữu Công Giáo hoàn vũ hiệp ý cầu nguyện, liên đới với hàng chục triệu tín hữu Công Giáo tại Hoa Lục nhân Ngày Thế Giới lần thứ 13 cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục. Ngày này được ĐGH Biển Đức 16 ấn định qua Lá Thư gửi các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc công bố hồi đầu tháng 7 năm 2007: ngài chọn ngày 24-5 lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu cũng là lễ kính Đức Mẹ Xà Sơn (Sheshan). Đền thánh Đức Mẹ với danh hiệu này cách thành phố Thượng Hải 40 cây số, mỗi năm thu hút gần 1 trăm ngàn tín hữu đến kính viếng. Mục đích ngày cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc là để củng cố tình hiệp nhất giữa các tín hữu Công Giáo thầm lặng và Công Giáo công khai tại Hoa Lục, đồng thời cầu xin Chúa ban cho các tín hữu sức mạnh kiên trì trong việc làm chứng tá Kitô, dù phải chịu đau khổ và bách hại.
Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc
Ngày Thế giới lần đầu tiên cầu cho Giáo Hội tại Trung Quốc lẽ ra được cử hành ngày 24-5 năm 2008 tại Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn, nhưng trong những ngày trước đó và đúng ngày 24-5, công an nhà nước chặn hết các nẻo đường dẫn đến Trung Tâm Thánh Mẫu này. Tuy nhiên tại nhiều nơi, lễ này đã được cử hành. Ví dụ đúng ngày 24-5-2008 khoảng 500 tín hữu Công Giáo người Hoa đến từ nhiều nơi ở Italia đã tham dự thánh lễ do ĐHY Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, chủ sự lúc 11 giờ rưỡi tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma, để cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, những năm sau đó, khi thấy Ngày Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc không phải là một cuộc động viên để khuynh đảo chính quyền, nhà nước dần dần tiếp tục để các tín hữu đến hành hương tại Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn, kể cả vào dịp lễ kính Đức Mẹ tại đây 24-5 thường niên.
ĐTC Phanxicô, tuy theo đuổi chính sách đẩy mạnh đối thoại với Nhà Nước Trung Quốc và cho ký hiệp định với chính quyền tại đây về việc bổ nhiệm Giám Mục, nhưng ngài vẫn nhắc nhở các tín hữu cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Lục. Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 22-5 năm ngoái 2019, ĐTC nói với các tín hữu:
“Thứ Sáu tới đây 24-5, chúng ta cử hành lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, đặc biệt được tôn kính tại Trung Quốc nơi Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn gần Thượng Hải. Cơ hội tốt đẹp này cho tôi được bày tỏ sự gần gũi đặc biệt và lòng quí mến đối với tất cả các tín hữu Công Giáo tại Trung Quốc, giữa những cơ cực và thử thách hằng ngày, họ vẫn tiếp tục tin tưởng, hy vọng và yêu mến. Các tín hữu quí mến tại Trung Quốc, xin Mẹ chúng ta ở Thiên Quốc giúp tất cả chúng ta trở thành những chứng nhân về lòng bác ái và tình huynh đệ, luôn duy trì sự đoàn kết trong tình hiệp thông của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi cầu nguyện và chúc lành cho anh chị em”.
Hiện diện trong buổi tiếp kiến chung ngày 22-5 năm ngoái (2019) cũng có một số tín hữu Công Giáo từ Trung Quốc được ĐTC đặc biệt chào thăm.
Cộng đoàn Công Giáo tại Đài Loan hiệp nguyện
Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc hôm nay, 24-5-2020, cũng được nhiều cộng đoàn Công Giáo đó đây hiệp nguyện. Như tại một Giáo Xứ Công Giáo thuộc giáo phận Đài Trung ở Đài Loan, do cha Gioan Baotixita Trần Anh Thư, nguyên Bề trên Tổng quyền dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả, phục vụ tại giáo xứ thánh Têrêsa, cha cho biết sau 4 thánh lễ cho người Đài bản xứ, đều có nghi thức kính Đức Mẹ Xà Sơn, đều có thêm phần cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục, như ĐGH Biển Đức 16 đề xướng, với phần dâng hoa kính Đức Mẹ, đọc kinh dâng tiến Đức Mẹ Xà Sơn do ĐGH Biển Đức biên soạn, và kết thúc với bài “Cùng Mẹ cầu cho Giáo Hội Trung Hoa”. Vào buổi chiều trong lễ cho Cộng đoàn Việt Nam cũng có lần lạt kính Đức Mẹ Xà Sơn, sau đó là lễ Dâng Hoa và các kinh nguyện như các lễ buổi sáng.
G. Trần Đức Anh OP
Có thể bạn quan tâm
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12