Trong thời Giáo Hội tiên khởi có hai sự kiêng cữ. Thứ nhất là “kiêng cữ toàn bộ” đi trước các ngày lễ lớn và các sinh hoạt bí tích. Tên cổ của sự kiêng cữ này là “statio” có nghĩa canh chừng hay canh thức. Thứ hai là sự kiêng ăn một số thực phẩm nào đó, tỉ như thịt hay chất béo. Việc này có ý nghĩa nhiều hơn về kỷ luật và tự kềm chế. Sự kiêng cử “statio” thì toàn bộ và là một ý nghĩa của sự canh chừng và canh thức điều gì đó. Sự kiêng ăn thì tổng quát và cá biệt hơn, để giúp một người rèn luyện và tự kềm chế. Sự kiêng cữ toàn bộ ngày nay vẫn còn được giữ trước khi Rước Lễ. Sau khi Rước Lễ, sự kiêng cữ toàn bộ chấm dứt vì Chúa Giêsu đã nói rõ rằng chúng ta không ăn chay khi chàng rể ở đây, nói cách khác, điều mà chúng ta canh thức thì đã đến. Ngược lại, sự kiêng ăn vẫn được tiếp tục vào các ngày Chúa Nhật vì rất có thể đó là điều quan trọng để có hiệu quả.
Vậy, những nhận xét đầu tiên này dậy chúng ta rằng bí tích Thánh Thể thường chấm dứt một sự chuẩn bị. Bí tích này luôn chu toàn một mong đợi. Nhưng làm thế nào sự kiêng cữ lại trở nên một phương tiện quan trọng để chuẩn bị cho bt Thánh Thể và luyện tập nhân đức qua sự kỷ luật? Sự kiêng cữ Kitô Giáo được thấy trong hai biến cố có liên quan với nhau trong Kinh Thánh: việc “phá vỡ sự kiêng cữ” bởi ADong và EVà; và việc “tuân giữ sự kiêng cữ” bởi Đức Kitô khi khởi đầu sứ vụ của Người.
Nhân loại “sa ngã” tách rời khỏi Thiên Chúa và đi vào tội lỗi bắt đầu với việc ăn. Thiên Chúa công bố cấm ăn trái của một cây duy nhất, cây biết lành và dữ (St. 2:17), và ADong, EVà đã phá vỡ sự kiêng cữ này. Sự kiêng cữ ở đây có liên hệ với mầu nhiệm sự sống và sự chết, sự cứu độ và sự luận phạt. Thực phẩm duy trì sự sống trong thế giới vật chất, mà nó sẽ mục nát và tiêu tan. Nhưng Thiên Chúa “không dựng nên sự chết” (Khôn Ngoan 1:13). Nhân loại, trong ADong và EVà, đã từ chối một đời sống chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa vì người ta không chỉ sống “nhờ cơm bánh” (Thứ Luật 8:3; Mt 4:4; Lc 4:4). Toàn thế giới được trao cho con người như một loại thực phẩm, như một phương tiện cho sự sống, nhưng “sự sống” có nghĩa sự hiệp thông với Thiên Chúa, chứ không chỉ thực phẩm. Thảm kịch ở đây thì không tùy thuộc nhiều ở việc ADong ăn thực phẩm, nhưng ông đã ăn thực phẩm vì lợi ích riêng, là “tách biệt” khỏi Thiên Chúa và độc lập với Người. Tin rằng thực phẩm đó tự nó có sự sống và như thế ông có thể trở nên “giống như Thiên Chúa”. Và ông đã đặt lòng tin nơi thực phẩm. Loại đời sống này dường như được xây dựng trên nguyên tắc rằng thực sự người ta sống “chỉ bởi cơm bánh”.
Tuy nhiên, Đức Kitô là ADong mới. Khởi đầu sứ vụ của Người trong Phúc Âm Mátthêu, chúng ta đọc, “Khi Người đã giữ chay 40 ngày và 40 đêm, Người cảm thấy đói.” Đói là một trạng thái giúp chúng ta nhận ra sự lệ thuộc của chúng ta vào điều gì khác – khi chúng ta đối diện với câu hỏi quyết liệt: “đời sống tôi lệ thuộc vào điều gì?” Sa-tan đã cám dỗ ADong cũng như Đức Kitô, khi nói rằng: Hãy ăn đi, vì sự đói khát của ngươi là chứng cớ rằng ngươi hoàn toàn lệ thuộc vào thực phẩm, đời sống của ngươi nằm trong thực phẩm. ADong đã tin và đã ăn. Đức Kitô nói, “Người ta KHÔNG chỉ sống bằng cơm bánh” (Mt 4:4; Lc 4:4). Điều này giải thoát chúng ta khỏi sự hoàn toàn lệ thuộc vào thực phẩm, vào vật chất, vào thế gian. Như thế, với Kitô Hữu, giữ chay chỉ là phương tiện mà qua đó người ta khám phá ra bản tính thiêng liêng đích thật của mình. Vậy, để việc ăn chay có hiệu quả cần có tinh thần giữ chay. Ăn chay của Kitô Hữu thì không liên quan đến việc bớt mập. Nó là vấn đề cầu nguyện và tinh thần. Và vì lý do đó, vì nó thực sự ở vị trí của tinh thần, việc giữ chay đích thật có thể đưa đến sự cám dỗ, và yếu đuối và hồ nghi và bực tức. Nói cách khác, nó sẽ là một cuộc chiến thực sự giữa lành và dữ, và dường như chúng ta sẽ thất bại nhiều lần trong cuộc chiến này. Nhưng chính sự khám phá rằng cuộc đời Kitô Hữu là sự “chiến đấu” và “cố gắng” lại là một khía cạnh cốt yếu của việc giữ chay.
Truyền thống Kitô Giáo có thể kể tên bảy lý do cho việc giữ chay:
- Ngay từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã ra lệnh việc kiêng cữ nào đó, và tội lỗi đi vào thế gian vì ADong và EVà đã phá vỡ sự kiêng cữ này.
- Với Kitô Hữu, sự kiêng cữ thực sự là kiêng cữ tội lỗi.
- Sự giữ chay cho thấy chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa chứ không ở tài nguyên của thế gian.
- Giữ chay là một cách cổ điển để chuẩn bị cho Thánh Thể – thực phẩm đích thực nhất.
- Giữ chay là sự chuẩn bị cho bt rửa tội (và mọi bí tích) – để lãnh nhận ơn sủng.
- Giữ chay là một phương tiện tiết kiệm tài nguyên để giúp cho người nghèo.
- Kiêng cữ là một phương tiện tự rèn luyện, sống khiết tịnh, và kềm hãm những thèm khát.
Lm Daniel Merz
Phó tế TV Nhật lược dịch trong trang mạng của HĐGM Hoa Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Niềm Vui Khánh Thành Nhà Mục vụ Giáo Xứ Tràng Lưu Trong Tuần..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII TNB: Ai Vui Vẻ Dâng Hiến Thì Được..
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà Paris ngân vang sau 5 năm hỏa..
Th11
Đức Thánh Cha thêm Đức TGM Domenico Battaglia vào danh sách tân Hồng..
Th11
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô
Th11
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng
Th11
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có những căng thẳng nhưng..
Th11
Caritas Giáo Phận Hà Tĩnh: Đại Hội Tổng Kết 5 Năm Hình Thành..
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm 2024
Th11
Bản Văn Phụng Vụ Trong Năm Thánh 2025
Th11
Nghi Thức Bế Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11
Một Hội Thánh Cùng Đi Với Chúa Loan Báo Tin Mừng
Th11
Nghi Thức Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11