Cha Gerardo Rodríguez, 48 tuổi, sứ vụ của cha hiện nay là linh mục tuyên úy trong các khu vực, phòng chờ và tất cả các góc của bệnh viện Spallanzani, Roma, một chiến hào chống Covid-19. Chia sẻ về sứ vụ của mình và của các các nhân viên y tế trong thời điểm khủng hoảng sức khỏe, cha Gerardo cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn chung này, làm việc tiếp xúc với những ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch là một trải nghiệm không thể nào quên.
Hàng ngày, cha Gerardo đồng hành với các bác sĩ, y tá và tình nguyện viên, những người phải làm việc với những ca làm kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ không nghỉ, trong một tình trạng rất căng thẳng và kéo dài trong nhiều tuần nay do tình trạng khẩn cấp của virus corona. Theo cha, tình trạng nguy cấp này có thể so sánh như một “nồi áp suất” thực sự ở cấp độ cảm xúc, thể chất và tinh thần.
Cha Gerardo nói: “Trong thời điểm đại dịch này, nhân viên cần được hỗ trợ rất nhiều. Tất cả đều mệt mỏi, làm việc bất kể thời gian, khi trở về nhà trong họ luôn còn đọng lại cảm giác công việc vẫn chưa xong cùng với nỗi lo nguy cơ bị lây nhiễm. Vì vậy, khi gặp họ, cần phải trao cho họ những lời an ủi: ‘Bạn có khỏe không?’, ‘Công việc thế nào?’, ‘Hôm nay bạn cảm thấy thế nào?’ Trong cuộc sống hàng ngày, họ là đồng nghiệp của tôi. Bệnh nhân đến rồi đi, nhân viên vẫn ở đó”.
Một phép lạ Phục Sinh
Cha nói tiếp: “Vào Chúa nhật Phục sinh, tôi đến các khoa để trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, y tá, bác sĩ. Trong số này có một y tá không phải là Kitô hữu. Cô ngăn tôi lại – trước đây cô không bao giờ làm thế – và một chút dè dặt, cô nói ‘Chào cha, tôi có thể nói chuyện với cha một chút được không?’ ‘Tất nhiên, sẵn sàng’, tôi trả lời”.
“Cô y tá nói với tôi: ‘Một lần tôi đã nói với cha rằng tôi không tin vào Chúa, nhưng hiện tại tôi có một cảm giác rất kỳ lạ, tôi nhận thấy rằng, con người không thể giải quyết được điều này, đại dịch này. Nếu có một ai đó, người đó sẽ phải can thiệp vì chúng ta không thể làm được hơn nữa, tôi không thể chịu đựng được nữa. Trong một cách nào đó, tôi ghen tị với đức tin của nhiều người vì họ được đức tin nâng đỡ’. Tôi đã nhìn thẳng vào mắt cô y tá và nói: ‘Điều quan trọng là Chúa tin bạn, Ngài mang điều này trong trái tim Ngài’. Và khi tôi nói với cô điều này, cô nhìn tôi chăm chú và bật khóc. Sau một chút lắng đọng cô hỏi ‘Thật ư?. Tôi trả lời ‘Vâng, Chúa của tôi tin vào bạn’. Cô trả lời: ‘Tôi cảm thấy bối rối, tôi rối loạn’. Tôi thầm nghĩ ‘Chà, một vị thánh bối rối’”.
Sự thánh thiện của hy sinh
Cha Gerardo xác tín: “Tôi tin rằng sự thánh thiện không chỉ qua những người tin Chúa hiện hữu, mà còn qua những người đang dành thời gian, cuộc sống, dấn thân, hoạt động, năng lượng của họ cho người khác. Người y tá đó, trước đây là một người chạy trốn trước sự hiện diện của tôi vì tôi là linh mục, giờ đây đã trở thành một người mà khi thấy tôi liền chào: ‘Chào cha, cha có khỏe không? Cha có muốn uống cà phê không?’ Tôi tin đây là một phép lạ của Chúa. Đối với tôi, tôi nhìn thấy trong điều này sự thánh thiện, sự hiệp thông của các thánh. Một Thần Khí của Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người”.
“Vào Chúa nhật Phục sinh, tôi hỏi một trong những người trực bệnh viện, một người rất sùng đạo ‘Anh có muốn rước lễ không?’ Anh trả lời, có. Lúc đó, cũng có nhiều đồng nghiệp của anh ấy ở đó, và cách tự nhiên tôi đã hỏi họ: ‘Các bạn có muốn rước lễ không?’ Họ nhìn nhau, và một trong số họ nói: ‘Tại sao không, thưa cha? Tại sao không? Chúng tôi cũng muốn rước lễ, nhưng tôi phải xưng tội trước đã’. Và sau đó chúng tôi đã thực hiện cả hai, xưng tội và rước lễ”.
Đối với cha Gerardo, sự thánh thiện đi qua tất cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe, từ những người dọn dẹp không gian đến các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân; từ những người cha ít tiếp xúc đến những người cha gặp thường xuyên. “Sự thánh thiện hiện diện trong quầy căn tin, đó là những người cho chúng tôi thời gian quý báu để uống cà phê, trao đổi vài câu chuyện, bằng cách nào đó tái sinh chúng tôi. Tôi nghĩ rằng Chúa cũng đi qua họ. Tất cả chúng ta đều có thể là những vị thánh: ‘Hãy nên hoàn thiện, vì Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện’ (Mt 5, 43-48) “.
Khi được hỏi sức mạnh nào, động lực nào đã giúp cha không sợ dấn thân trong thời điểm này, cha trả lời: “Tôi cảm thấy được Chúa yêu. Tôi không phải là người thánh thiện, nhưng tôi cảm thấy được yêu. Tôi cầu nguyện và Chúa Giêsu Thánh Thể nâng đỡ tôi mỗi ngày”.
Ngọc Yến
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11