Tuần Chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể của giáo xứ An Nhiên được diễn ra trong bầu khí sốt sắng của Mùa Chay Thánh. Đây là thời gian cộng đoàn Giáo xứ An Nhiên dừng bước trước những hối hả tất bật của cuộc sống mưu sinh để trở về bên Chúa, trở về với chính mình trong thâm cung yên lặng, cùng tâm sự với Thánh Thể bằng những giờ phút lắng đọng và đắm chìm trong suối nguồn ân sủng của Bí tích Tình Yêu… hầu có thể làm hòa với Chúa và làm hòa với anh chị em.
Vào lúc 7h30 sáng thứ Bảy ngày 30/03/2019, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã viếng thăm và dâng thánh lễ trong Tuần đại phúc của giáo xứ An Nhiên. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ với Đức cha Phaolô Maria có quý cha trong và ngoài giáo phận.
Ngỏ lời với cộng đoàn, Đức cha đã nêu lên ý nghĩa căn bản của Mùa Chay Thánh: Ăn chay, Cầu nguyện và Làm các việc bác ái. Đây là ba việc đạo đức không thể tách rời trong đời sống của người kitô hữu, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Và ba việc đạo đức này cũng không phải thực hành riêng lẻ mà luôn có sự tác động hổ tương. Ngài mời gọi mọi người hãy biết noi theo Đức Giêsu, người đã mặc cho cả ba việc đạo đức này một tinh thần mới, một cung cách mới, tránh thói vụ hình thức nhưng hãy đi sâu vào trong tâm tình liên đới và chia sẻ.
Chúa Nhật IV Mùa Chay, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, Giáo hội tạm dừng chân để chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh. Dừng lại để xin Chúa ban thêm nghị lực hầu bước tiếp những chặng cuối của hành trình 40 ngày Chay Thánh. Trong tâm tình đó, Giáo xứ An Nhiên long trọng tổ chức Tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể. Thánh lễ cao điểm Tuần đền tạ của Giáo xứ An Nhiên sáng hôm nay, 31/03/2019, do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn giáo phận, cử hành. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ với ngài có quý cha trong và ngoài Giáo phận Hà Tĩnh, cùng đông đảo anh chị em giáo dân trong giáo xứ cũng như các giáo xứ bạn tham dự.
Khởi đi từ dụ ngôn “Người cha nhân hậu”, Đức cha Phaolô đã quảng diễn cho cộng đoàn phụng vụ thấy rõ dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa như đại dương thăm thẳm, ngút ngàn và mời gọi mọi người hãy trở về với Lòng Thương Xót Chúa. Trở về để làm hòa với Chúa và làm hòa với anh chị em.
Dụ ngôn này trước đây có tên gọi là Người con hoang đàng nhằm nhấn mạnh đến sự hư hỏng và lòng ăn năn hối lỗi của người con thứ. Nhưng trọng tâm của câu chuyện không phải là người con đi hoang mà là người cha nhân hậu, do đó dụ ngôn lại có tên gọi là Người cha nhân hậu, và như thế chính xác hơn Thông điệp mà Tin Mừng muốn gửi tới chúng ta.
Người cha đau khổ nhận ra rằng, ông đã mất cả hai đứa con, mỗi đứa một cách khác nhau: Đứa thì bỏ nhà đi hoang, đứa thì ở nhà nhưng lòng nó lại xa cha!
Với người con thứ, sau khi đòi chia gia tài, anh ta đi hoang, tìm kiếm lạc thú, cuộc sống ăn chơi phóng đãng đã đẩy anh ta xuống đến tận đáy của cảnh khốn cùng, không chỉ về phương diện vật chất mà còn cả về phương diện phẩm giá con người. Trong hoàn cảnh đó anh nhớ đến cuộc sống hạnh phúc sung túc khi còn ở nhà cha và anh khao khát được trở về nhà cha với lòng sám hối, ăn năn.
Nhưng với người anh cả, người luôn ở trong nhà với cha, nhưng thực ra chỉ thân xác anh ở với cha còn tâm hồn anh lại xa cha vời vợi, vì anh không có sự đồng cảm và thấu cảm với nỗi lòng của cha. Mặt khác, thái độ của anh đối với người em là thái độ của một kẻ phẩn uất, bất bình, ghen tương đố kị, hẹp hòi ích kỷ, thiếu sự khoan dung độ lượng: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho con lấy được một con dê để con ăn mừng với bạn bè”. Anh đã phủ nhận tình huynh đệ máu mủ khi gọi em mình là “thằng con của cha kia”.
Tấm lòng của người cha được thánh sử Luca khắc họa bằng những nét đặc tả rất ý tứ và súc tích. Ông tôn trọng sự tự do của người con thứ và đáp ứng mọi yêu cầu của cậu. Khi người con thứ thất bại trở về người cha đã sẵn sàng tha thứ tất cả rồi ông còn truyền lệnh cho các đầy tớ: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!”. Tin Mừng cho chúng ta biết lý do mà người cha mở tiệc mừng, đó là: “Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Với người anh cả, trước thái độ bất bình và phẫn uất vì anh ta cho rằng cha đã đối xử bất công, người cha đã phải năn nỉ van xin để anh hiểu được niềm vui của cả gia đình khi đứa em hư hỏng đã hoàn lương, trở về.
Như vậy, nếu thông điệp căn bản của bài Tin Mừng hôm nay là lời mời gọi “trở về” thì cả hai người con, đại diện cho hai hạng người, đều phải trở về vì cả hai đều đang đi hoang: một đi hoang về mặt thể lý và một đi hoang về mặt tâm lý.
Qua ba hình ảnh người cha nhân hậu, người em đi hoang và người anh cả bất khoan dung trong dụ ngôn, chúng ta thấy rõ bài học mà Chúa Giêsu muốn nêu lên đó là hãy tin vào lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa, hãy ăn năn sám hối mà trở về với Ngài, hãy chìa tay nâng đỡ anh chị em sa ngã đứng lên, đồng thời cũng đừng tưởng mình đang đứng vững, đang sống tốt lành khi mang danh là kitô hữu, khi ở trong nhà Giáo Hội mà đối xử thiếu sự cảm thông khoan dung tha thứ cho người khác, nhất là những người lầm lỡ!
Ngược dòng thời gian, An Nhiên được biết đến là một giáo xứ toàn tòng, có bề dày lịch sử. An Nhiên có nguồn gốc từ giáo xứ Kẻ Nhím. Theo lưu truyền, tên xứ An Nhiên do cha Phức đặt, lấy hai chữ đầu trong thành ngữ: “An nhiên tự tại”. Giáo xứ hiện nay có hơn 4050 giáo dân, sống bằng nghề nông nghiệp và các nghành dịch vụ khác. Linh mục quản xứ đương nhiệm là cha Phêrô Nguyễn Thái Từ.
Với địa bàn nằm gần trung tâm thành phố Hà Tĩnh, An Nhiên cũng phải đối diện không ít những thử thách của cuộc sống. Ý thức được điều đó, giáo xứ đang có những bước đi cụ thể nhằm xây dựng giáo xứ lớn mạnh về mặt tâm linh, con người cũng như cơ sở hạ tầng.
Giáo xứ An Nhiên được thay mặt cho giáo phận Hà Tĩnh làm Tuần chầu đền tạ trong Mùa Chay Thánh. Hy vọng, cộng đoàn đức tin An Nhiên luôn giữ mãi được tinh thần sốt sắng của Tuần chầu. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể cùng đồng hành với giáo xứ, để ở đâu, lúc nào người An Nhiên cũng can đảm làm chứng cho Chúa.
Pet. Duy Lượng
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12