ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
KÝ TUYÊN NGÔN LIÊN TÔN CHO COP28
Vatican News
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký tuyên ngôn liên tôn được soạn thảo dịp hội nghị thượng đỉnh thế giới của các nhà lãnh đạo tôn giáo về biến đổi khí hậu, tại Abu Dhabi vào đầu tháng 11, và có sự tham dự của Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin. Tài liệu đã được bàn giao cho chủ tịch COP28, tiến sĩ Sultan Al Jaber.
Vatican News phổ biến bản dịch đầy đủ của “Tuyên ngôn liên tôn cho COP28” được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh thế giới của các nhà lãnh đạo tôn giáo được tổ chức tại Abu Dhabi vào tháng Mười Một.
Dẫn nhập
Trong tinh thần hiệp nhất, trách nhiệm chung và tình huynh đệ nhân loại, và vào thời điểm then chốt này trong cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu vốn đòi hỏi phải có một hành động mang tính chuyển đổi để duy trì mục tiêu 1,5 độ trong tầm tay và phục vụ các cộng đồng bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương, chúng tôi, đại diện của các truyền thống tôn giáo và bản địa đa dạng, thông qua đối thoại với các nhà khoa học, học giả tôn giáo, giáo viên đại học, tổ chức phụ nữ, thanh niên, xã hội dân sự, lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề môi trường, chúng tôi tập trung tại Abu Dhabi trước thềm COP28 để bày tỏ mối quan ngại chung về sự leo thang của những tác động của khí hậu đang gây nguy hiểm cho hành tinh thân yêu của chúng ta, cũng như cam kết chung của chúng tôi trong việc cùng nhau đương đầu với cuộc khủng hoảng toàn cầu này, bằng cách dựa trên những nỗ lực trước đây của chúng tôi, bao gồm cả lời kêu gọi liên tôn tại COP26. Đức tin của chúng tôi truyền cho chúng tôi nghĩa vụ thiêng liêng là trân trọng không chỉ gia đình nhân loại chúng ta, mà còn cả hệ sinh thái mong manh đang che chở chúng ta.
Lời mở đầu
– Chúng tôi nhận ra nỗi buồn mà nhiều người đang cảm thấy vào thời điểm này và chúng tôi sẽ trả lời một cách hiệu quả.
– Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp của khoa học, kiến thức truyền thống, tôn giáo và bản địa.
– Chúng tôi ủng hộ vì nhân quyền trong một môi trường sạch sẽ, lành mạnh và bền vững, một tuyên ngôn được Đại hội đồng thông qua vào năm 2022. Đại hội đồng này công nhận các quyền nội tại của các hệ sinh thái, bao gồm nước, đại dương và biển, để tồn tại, thịnh vượng và tươi trẻ.
– Chúng tôi hoan nghênh mọi người tham gia vào sự hòa nhập xã hội, bằng cách xây dựng những cầu nối vượt qua sự khác biệt và nuôi dưỡng sự hiệp nhất.
– Chúng tôi đề cao kinh nghiệm của các nhóm tín ngưỡng trong việc củng cố khả năng phục hồi của các cộng đồng địa phương và các dân tộc bản địa trước những cú sốc khí hậu, bằng cách nỗ lực thực hiện sự thích ứng mà các cộng đồng địa phương và người dân bản địa có thể tin tưởng.
– Chúng tôi hoan nghênh các hành động được thực hiện bởi các tác nhân có lòng tin của các chân trời khác nhau kể từ COP26 để tái định hướng đầu tư của họ đến những cuộc đầu tư tích cực cho thiên nhiên, phù hợp với mục tiêu chuyển đổi sang mô hình mới về phát triển hòa nhập và công bằng.
– Chúng tôi công nhận việc tài trợ phù hợp với đức tin cho sự phát triển bền vững, khai thác các nguồn lực vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh hôm nay và trong tương lai.
– Chúng tôi nhận ra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, di cư và xung đột, cũng như vai trò tiềm năng của những người có đức tin với tư cách là “những người xây dựng hòa bình môi trường”, nỗ lực mở ra những con đường trắc ẩn và trung gian hòa giải giữa các cuộc xung đột.
– Chúng tôi nhận thấy nhu cầu cấp thiết về một câu chuyện phát triển và hành động phù hợp với các giá trị thúc đẩy hạnh phúc và phát triển bền vững, một khuôn khổ bắt nguồn từ hy vọng và lòng dũng cảm.
– Chúng tôi nhận ra mối liên kết sâu sắc giữa chúng ta với nhau và với mạng lưới cuộc sống phức tạp đang bao bọc chúng ta. Nhận thức được những hạn chế của mình, chúng tôi khiêm tốn cam kết giải quyết những cuộc khủng hoảng nhiều mặt này thông qua lăng kính các giá trị, đạo đức và tâm linh.
– Chúng tôi hiệp nhất trong việc thừa nhận sự hội tụ sâu sắc của sự khôn ngoan trong các truyền thống đức tin, tôn giáo, văn hóa và bản địa đa dạng trên thế giới, mỗi truyền thống đều vang vọng những hòa hợp về tầm nhìn và sứ mạng tập thể của chúng tôi.
– Chúng tôi khoác lên mình tấm áo của tình yêu, của sự quản lý và chăm sóc công trình tạo dựng, nhận thức được mong muốn và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ Trái đất.
– Chúng tôi công nhận đặc tính linh thiêng và sự thánh thiêng của cuộc sống và thiên nhiên, tôn vinh giá trị vốn có của mọi sinh vật và cảnh quan đang sống trên Đất Mẹ.
– Chúng tôi bảo vệ cách mạnh mẽ sự công bằng và công lý môi trường, bằng cách ủng hộ sự công bằng và bình đẳng như nền tảng của một thế giới thịnh vượng.
Lời kêu gọi hành động
Vượt lên trên các quốc gia và truyền thống, chúng tôi tuyên bố cam kết vững chắc của mình và kêu gọi các nguyên thủ quốc gia, chính phủ, các tổ chức phi nhà nước và các nhà hoạch định chính sách hành động theo các nguyên tắc sau:
– Kêu gọi phản ứng khẩn cấp bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, đảm bảo công lý và bình đẳng cũng như những gì đúng đắn về mặt đạo đức.
– Coi Đất Mẹ là nguồn sống cần được bảo vệ.
– Yêu cầu các chính phủ vượt ra khỏi mô hình tăng trưởng tuyến tính và chuyển sang mô hình tuần hoàn vốn cho phép chúng ta sống một cuộc sống cân bằng và xứng đáng, hài hòa với thiên nhiên.
– Thúc giục các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách thực hiện quá trình chuyển đổi nhanh chóng và công bằng khỏi nhiên liệu hóa thạch, bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng sạch nuôi dưỡng Trái đất và bảo vệ người dân trên trái đất một cách vô điều kiện.
– Kêu gọi các chính phủ thúc đẩy nông nghiệp và hệ thống lương thực bền vững, vốn tôn trọng văn hóa và hệ sinh thái địa phương và đồng thời đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người.
– Kêu gọi các chính phủ tăng cường các dịch vụ nhằm giải quyết gánh nặng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và mong manh nhất.
– Khuyến nghị các chính phủ, đặc biệt là những chính phủ có nguồn lực lớn hơn, đi đầu trong việc giảm phát thải và hỗ trợ các nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với khí hậu ở các quốc gia ít đặc quyền hơn.
– Xin các tổ chức tài chính quốc gia và quốc tế, khu vực tư nhân, các doanh nghiệp và chính phủ áp dụng các hoạt động đầu tư có trách nhiệm và các hoạt động thương mại phù hợp với các tiêu chuẩn về khí hậu, môi trường và xã hội.
– Kêu gọi các chính phủ và các bên liên quan thừa nhận mối liên hệ không thể tách rời giữa cuộc khủng hoảng do con người vốn ảnh hưởng đến khí hậu và đa dạng sinh học và áp dụng các hành động hòa nhập nhằm hài hòa việc khôi phục cả hai hệ thống.
– Kêu gọi các chính phủ đưa ra các cơ chế trách nhiệm nhằm đáp ứng các cam kết toàn cầu và quốc gia về hành động hòa nhập về khí hậu.
– Kêu gọi các nhà hoạch định chính sách đảm bảo tính hòa nhập trong quá trình chuyển đổi khí hậu: Khi chúng ta hợp tác vì một tương lai bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau. Nhu cầu của tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, các cộng đồng dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với thiên tai và xung đột, thanh niên, phụ nữ và người dân bản địa, cũng như động vật và thiên nhiên, phải là trọng tâm trong nỗ lực của chúng ta.
– Xin các chính phủ cam kết vận hành các cơ chế tài chính mới nhằm giải quyết các tổn thất và thiệt hại, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất, đồng thời đảm bảo rằng quỹ này mang tính liên ngành, hiệu quả và hòa nhập, và nó tiếp cận trực tiếp đến những người dễ bị tổn thương nhất hay các cộng đồng bị ảnh hưởng.
– Khuyến khích đối thoại hòa nhập, trong và ngoài COP, với các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhóm dễ bị tổn thương, thanh niên, tổ chức phụ nữ và cộng đồng khoa học để xây dựng các liên minh nhằm tăng cường phát triển bền vững.
Sự cam kết của chúng tôi
Chúng tôi, với tư cách là đại diện của các truyền thống tôn giáo, bản địa và sự khôn ngoan của mỗi truyền thống, nhận ra nghĩa vụ tập thể của mình là:
– Tôn vinh những mối dây liên kết và phụ thuộc lẫn nhau vốn đang dệt nên chúng ta vào mạng lưới phức tạp của cuộc sống, nhắc nhở chúng ta về vận mệnh chung của chúng ta.
– Thúc đẩy vũ điệu Cân bằng và Hài hòa, bằng cách tìm kiếm sự cân bằng trong bản thân chúng ta và với thế giới tự nhiên bao quanh chúng ta.
– Khuyến khích thay đổi mô hình trong mối quan hệ của chúng ta với Trái đất và tất cả cư dân trên đó, nuôi dưỡng cảm thức tôn kính và trách nhiệm sâu sắc.
– Trở thành người bảo vệ việc phát triển câu chuyện sinh thái dựa trên đức tin, học tập liên lỉ và tích hợp các giáo huấn và giá trị sinh thái trong các tổ chức giáo dục, tôn giáo và văn hóa, nuôi dưỡng sự hiểu biết toàn diện về mối liên kết giữa chúng ta.
– Tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận công khai về các vấn đề môi trường, hướng dẫn các tu đoàn và thể chế của chúng tôi để thúc đẩy các cộng đồng kiên cường và công bằng.
– Chỉ dẫn việc theo đuổi và hình dung lại lối sống bền vững ít khí thải cacbon và sự tiến bộ xã hội bắt nguồn từ sự hài hòa với Trái đất và tôn trọng tài nguyên của nó.
– Chấp nhận sự thanh đạm, sự hiệu quả của các tài nguyên và lối sống tinh thần và dựa trên sự khôn ngoan, bằng cách vạch ra những con đường lãng phí tối thiểu và lối sống có ý thức nhằm thúc đẩy việc trả lại cho Mẹ Trái đất những gì chúng ta đã lấy từ đó.
– Thay đổi mô hình tiêu thụ của chúng tôi, đảm bảo rằng việc mua hàng và dịch vụ của chúng tôi phản ánh cam kết đạo đức của chúng tôi nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris.
– Điều chỉnh các khoản đầu tư tài chính phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, bằng cách áp dụng nguồn tài chính trách nhiệm và hòa nhập để hỗ trợ một hành tinh thịnh vượng và cư dân trên đó.
– Cam kết quan tâm, hiểu biết và có trách nhiệm, biết rằng chúng tôi phải là người đầu tiên đấu tranh cho sự phát triển và công lý.
– Ủng hộ Gian hàng Đức tin tại COP28, gian hàng đầu tiên thuộc loại hình này, và tiếp tục đoàn kết với nhau tại các COP trong tương lai để mang đến thông điệp về hy vọng và hành động cho các COP.
– Cùng nhau làm việc với cộng đồng, chính phủ, cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và toàn thể xã hội để tuân giữ cam kết của chúng tôi và truyền cảm hứng cho những người khác thực hiện.
– Dấn thân cho Công lý, không gây tổn hại, và cho Hòa bình với tất cả chúng sinh, bao gồm cả Thiên nhiên, thúc đẩy sự chung sống hài hòa để làm phong phú cho cả nhân loại và hành tinh.
– Lên tiếng ủng hộ đa dạng sinh học và bảo tồn hệ động vật và hệ thực vật.
– Ra sức làm điều tốt, bác ái và quay về với thiên nhiên, bằng cách nuôi dưỡng chu kỳ tử tế và chuyển hóa vốn nâng đỡ mọi sự tồn tại.
– Trở thành người bảo vệ sự bình đẳng, bằng cách dỡ bỏ các rào cản do con người tạo ra để đảm bảo sự hòa nhập, sự tham gia bình đẳng và trao quyền tự chủ cho tất cả mọi người.
– Bảo vệ quyền của các dân tộc bản địa, bằng cách bảo vệ sự khôn ngoan của tổ tiên gắn liền với sự thịnh vượng của Trái đất.
– Những thách thức toàn cầu nhiều mặt chỉ có thể được giải quyết nếu chúng ta làm việc cùng nhau, mọi người từ tất cả các cộng đồng tôn giáo, bằng cách ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng ba mặt của hành tinh.
Hy vọng cho các thế hệ hiện tại và tương lai
Với tư cách là những người có niềm hy vọng và đức tin, chúng ta hiệp nhất với sự khôn ngoan của thần linh vốn đã được ban cho chúng ta, được hướng dẫn bởi một cam kết vững chắc về một tương lai bền vững cho tất cả mọi người. Việc quan tâm đến nỗi đau khổ của nhiều người và sự dấn thân của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong hành động vì khí hậu sẽ giúp chúng ta đạt được những cam kết và kết quả này vì lợi ích của tất cả mọi người.
Khi chúng ta đứng trên bờ vực của lịch sử, ý thức mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà chúng ta cùng phải đối mặt, chúng tôi vẫn ý thức đến di sản mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ mai sau. Chúng tôi tha thiết kêu gọi tất cả những người ra quyết định đang quy tụ tại COP28 hãy nắm bắt thời điểm quyết định này và hành động khẩn cấp, bằng cách dệt nên một tấm thảm về hành động chung và trách nhiệm sâu sắc. Tính cấp bách của thời điểm này đòi hỏi chúng ta phải hành động nhanh chóng, hợp tác và cương quyết để chữa lành thế giới bị tổn thương và bảo tồn vẻ huy hoàng của ngôi nhà chung của chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta phải mang lại hy vọng cho các thế hệ tương lai. Cùng nhau, chúng ta mở rộng vòng tay cho tất cả mọi người, mời họ bắt tay vào cuộc hành trình hướng tới một tương lai bền vững, hài hòa và hưng thịnh cho mọi hình thức sự sống trên Trái đất.
Chuyển ngữ: Tý Linh
Theo nhật báo Vatican News (03.12.2023)
Nguồn: xuanbichvietnam.net (04.12.2023)
Có thể bạn quan tâm
Thánh Lễ Mừng “Ân Phúc Niên Sửu” Thầy Stêphanô NGUYỄN KHẮC DƯƠNG
Th10
Cáo phó: Bà cố Têrêxa – Thân mẫu của Nt. Maria Trần Thị..
Th10
15 lời hứa Đức Mẹ dành cho những ai trung thành Lần hạt..
Th10
Mối Liên Hệ Giữa Kinh Mân Côi Và Phúc Âm
Th10
Giáo xứ Tiến Thủy: Thánh lễ & Nghi thức gia nhập Hiệp Hội..
Th10
VPTGM-GPHT: Thông báo Ăn Chay Cầu Nguyện để xin ơn hòa bình
Th10
Hội Ngộ Khóa III – ĐCV Vinh Thanh và Mừng Ngân Khánh Linh..
Th10
ĐTC Phanxicô kêu gọi ăn chay cầu nguyện vào ngày 7/10 để cầu..
Th10
ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng..
Th10
6 Cách Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu Chỉ Cho Chúng Ta Ứng..
Th10
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi
Th10
Giáo Lý Viên Hạt Nghĩa Yên Cùng Tham Dự Khóa Tập Huấn Năm..
Th10
Đức Hồng Y Grech Mời Gọi Tín Hữu Đọc Kinh Mân Côi Cầu..
Th10
Ủy Ban Giáo Dân – Thường Huấn Tháng 10/2024: Nuôi Dưỡng Tinh Thần..
Th10
Caritas Việt Nam: Hội Nghị Thường Niên 2024 – Ngày I
Th10
Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Tháng 10/2024: Cầu Cho Sứ Mạng..
Th10
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 9/2024
Th10
Hội Mân Côi Giáo Hạt Ngàn Phố Tĩnh Huấn và Mừng Lễ Bổn..
Th10
Tháng 10 – Hãy siêng năng lần hạt Mân côi
Th9
Giáo Lý Viên Hạt Can Lộc Tập Huấn 2024
Th9