Đức Giáo Hoàng Phanxicô cung cấp một số cách phân định những tiếng nói mà chúng ta nghe thấy trong lương tâm của chúng ta.
Phân biệt được tiếng nói của Chúa với tiếng nói của Satan là một yếu tố cho thấy rất rõ sự trưởng thành tâm linh. Vào trưa Chủ nhật, trước khi đọc kinh ‘Lạy Nữ Vương Thiên Đàng’, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra một bài học nhỏ về sự phân định này:
Chúa nhật thứ tư Mùa Phục sinh hôm nay, chúng ta hướng lòng về Chúa Giêsu Mục tử nhân lành. Tin Mừng nói rằng: “Chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.” (Ga 10: 3). Chúa gọi tên ta, Ngài gọi ta vì Ngài yêu thương ta. Nhưng Tin Mừng sau đó cho chúng ta biết, có những tiếng nói khác, không được chiên nghe theo: đó là tiếng của những người lạ, của kẻ trộm và những kẻ có ý làm hại con chiên.
Những tiếng nói khác nhau này cộng hưởng trong chúng ta. Có tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng nói lời tốt lành trong lương tâm, và cũng có tiếng nói cám dỗ dẫn đến cái ác.
Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết tiếng nói của mục tử nhân lành hơn là tiếng của kẻ trộm, làm thế nào chúng ta có thể phân biệt lời linh hứng của Thiên Chúa với những gợi ý của ma quỷ?
Người ta có thể học cách nhận ra hai giọng nói này: đó là hai ngôn ngữ khác nhau, với những cách đối nghịch gõ vào cửa trái tim chúng ta. Hai ngôn ngữ khác nhau: Cũng giống như khi ta phân biệt được ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác, ta cũng có thể phân biệt tiếng nói của Chúa với tiếng nói của ma quỷ.
1. Tôi có tự do không?
Tiếng nói của Thiên Chúa không bao giờ ép buộc chúng ta: Thiên Chúa đề xuất chính Ngài, Ngài không áp đặt chính Ngài. Ngược lại, giọng nói ma quỷ thì quyến rũ, tấn công, áp đặt: nó khơi dậy những ảo ảnh rực rỡ, những cảm xúc đầy cám dỗ nhưng chóng qua.
2. Tôi đang bị tâng bốc?
Lúc đầu, nó tâng bốc, nó làm cho chúng ta tin rằng chúng ta toàn năng, nhưng sau đó nó khiến chúng ta trống rỗng bên trong và buộc tội chúng ta: Bạn không có giá trị gì cả. Trái lại, tiếng nói của Chúa sửa chữa chúng ta, với sự kiên nhẫn tuyệt vời, nhưng luôn khuyến khích chúng ta, an ủi chúng ta: nó luôn nuôi dưỡng hy vọng.
3. Tôi có đang nhìn về phía trước?
Tiếng nói của Chúa là tiếng nói có một chân trời, trong khi giọng nói của ác quỷ dẫn bạn đến một bức tường, nó đẩy bạn vào góc tường.
4. Tôi có sống trong hiện tại không?
Có một sự khác biệt nữa. Tiếng nói của ma quỷ làm chúng ta xao lãng khỏi hiện tại và muốn chúng ta tập trung vào nỗi sợ hãi về tương lai hay nỗi buồn về quá khứ – ma quỷ không muốn hiện tại – nó mang đến sự cay đắng, những ký ức về những sai lầm gây đau đớn, những người đã làm tổn thương chúng ta, và nhiều kỷ niệm xấu. Ngược lại, tiếng nói của Chúa nói về hiện tại: “Bây giờ con có thể làm tốt, bây giờ con có thể thực hiện được sự sáng tạo của tình yêu, bây giờ con có thể từ bỏ những hối tiếc và hối hận khiến trái tim con bị giam cầm.” Tiếng nói đó truyền cảm hứng, dẫn ta đi tới, và nói ngay trong hiện tại: ngay bây giờ.
5. Nó có nói về ‘cái tôi’?
Xin nhắc lại một lần nữa: hai tiếng nói đặt ra những câu hỏi khác nhau trong chúng ta. Tiếng nói từ Thiên Chúa sẽ là: “Điều gì tốt cho tôi?” Ngược lại, tiếng ma quỷ nhấn mạnh vào một câu hỏi khác: “Tôi cảm thấy như thế nào?” Điều tôi cảm thấy là: tiếng ma quỷ xoay quanh ‘cái tôi’, thôi thúc, đòi hỏi: mọi sự phải có ngay. Nó giống như cơn thịnh nộ của một đứa trẻ: mọi thứ phải có ngay bây giờ. Ngược lại, tiếng Chúa không bao giờ hứa hẹn niềm vui thấp hèn, nhưng mời gọi ta vượt lên trên ‘cái tôi’ của mình để tìm thấy sự tốt lành và bình an thực sự.
6. Nó để lại dư vị nào?
Chúng ta hãy nhớ rằng: cái ác không bao giờ mang lại cho chúng ta sự bình an, nó gây ra sự điên cuồng trước tiên và để lại sự cay đắng sau đó. Đây là phong cách của cái ác.
7. Tôi tìm kiếm ánh sáng hay bóng tối?
Tiếng nói của Chúa và của ma quỷ, cuối cùng, phát ra trong các ‘môi trường’ khác nhau: Ma quỷ thích bóng tối, giả dối và buôn chuyện; Chúa yêu ánh sáng mặt trời, sự thật và sự minh bạch chân thành.
8. Tôi có hướng đến niềm tin tưởng?
Ma quỷ sẽ nói với ta: “Hãy tự khép mình lại, không ai hiểu và lắng nghe bạn đâu, đừng tin ai cả!” Ngược lại, Thiên Chúa mời gọi chúng ta mở lòng ra, để hiểu rõ và tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như tin tưởng vào người khác.
Anh chị em thân mến, trong thời gian này quá nhiều suy nghĩ và lo lắng khiến chúng ta phải hướng nội vào chính mình. Chúng ta hãy chú ý đến những tiếng nói đến với trái tim của chúng ta. Hãy tự hỏi chúng đến từ đâu. Hãy xin ơn nhận biết và đi theo tiếng nói của Mục Tử nhân lành, Đấng đưa chúng ta ra khỏi vòng vây của sự ích kỷ và dẫn chúng ta đến đồng cỏ của tự do thực sự.
Xin Mẹ Maria, vị Tư vấn tốt lành, hướng dẫn và đồng hành với những phân định của chúng con.
Kathleen N. Hattrup
Mạnh Tú chuyển ngữ từ Aleteia
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11