
Cuộc gặp gỡ có tựa đề: “Các Uỷ ban Công lý và Hoà bình cho sự phục vụ phát triển con người toàn diện trong kỷ nguyên hậu Covid. Những thách đố và triển vọng cho tương lai dưới ánh sáng của Laudato si’ và Fratelli tutti”, nhằm mục đích: nắm bắt tình hình mới, xác định những thách đố hiện tại của các Uỷ ban Công lý và Hoà bình, tái khởi động sự hợp tác giữa các Uỷ ban và Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, khuyến khích việc tạo ra một mạng lưới để trao đổi kinh nghiệm.
Trong sứ điệp gửi đến cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha cám ơn Đức Hồng y Turkson, và các cộng tác viên của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, đã có sáng kiến tổ chức cuộc gặp gỡ; và nhắc lại vai trò quan trọng của thánh Giáo hoàng Phaolô VI trong việc thiết lập Uỷ ban Công lý và Hoà Bình, và thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cải tổ thành Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình. Đồng thời, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: các Uỷ ban Công lý và Hoà bình là một thực thể không thể thiếu trong bối cảnh mục vụ xã hội của các Giáo hội địa phương. Thực tế, các Uỷ ban có nhiệm vụ truyền bá và làm cho học thuyết xã hội của Giáo hội được mọi người biết đến, tích cực hoạt động để bảo vệ phẩm giá và quyền con người, với một lựa chọn ưu tiên cho người nghèo. Bằng cách này, các Uỷ ban đóng góp vào sự phát triển của công bằng xã hội, kinh tế và sinh thái, và xây dựng hòa bình.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong hoàn cảnh thực tế hiện này, khi thi hành sứ vụ này, các thành viên của Uỷ ban có thể áp dụng thông điệp Laudato si’ và Fratelli tutti, theo các tình huống địa phương khác nhau. Thật vậy, ở mọi nơi trên thế giới, sự phát triển toàn diện, trong đó có công lý và hòa bình, chỉ có thể được xây dựng qua hai cách: chăm sóc ngôi nhà chung, tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Hai con đường bắt nguồn từ Tin Mừng Chúa Kitô, nhưng trong hành trình này chúng ta có thể cùng đi với nhiều người nam nữ thuộc các hệ phái Kitô, các tôn giáo khác và cả những ai không theo một tôn giáo cụ thể nào.
Vì vậy, Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên tiếp tục công việc này với hy vọng, sự quyết tâm và sáng tạo. Bởi vì do đại dịch, người ta có xu hướng thoái lui khỏi những cam kết đã đưa ra sau những tai ương khủng khiếp của thế kỷ trước.
Đức Thánh Cha viết: “Cuộc khủng hoảng hiện nay đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong hệ thống kinh tế và chính trị, trong khi những thách đố chưa được giải quyết vẫn tồn tại đòi hỏi sự dấn thân chung của nhiều bên. Do đó, tôi mời gọi anh chị em giải quyết những vấn đề này với sự cộng tác của các thực thể dân sự và giáo hội khác – địa phương, khu vực và quốc tế – cam kết thúc đẩy công lý và hòa bình”.
Ngọc Yến Vatican – News
Có thể bạn quan tâm
Tĩnh Huấn Ban Điều Hành Hội Mân Côi 9 Giáo Hạt Tại Hà..
Th4
Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Lá Năm C: Cùng Chúa Cất Bước
Th4
Thánh tích trái tim của Carlo Acutis sẽ được đưa đến Roma trong..
Th4
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo, Giải Pháp Cho Con Người Thời Nay
Th4
Người Khuyết Tật Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th4
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 14 (31/3 – 07/4/2025): Giáo Hội..
Th4
Chín điều nên biết về Tuần Thánh
Th4
Sáu điều tín hữu nên biết về Chúa Nhật Lễ Lá
Th4
Quý Cha Giáo Hạt Hòa Ninh Tĩnh Tâm Kỳ II Năm Thánh 2025
Th4
Ý nghĩa Chúa Nhật Lễ Lá
Th4
Đại Hội Người Khiếm Thị Và Bước Chân Hành Hương Của Những Người..
Th4
Hành Hương Năm Thánh Của Đại Chủng Viện Thánh Phanxicô Xaviê – “Cùng..
Th4
Đàng Thánh Giá Năm 2025: “Dấu chân hy vọng trên đường thương khó”
Th4
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chúng ta bớt nhìn vào màn hình, và..
Th4
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C: “Một Khởi Đầu Mới..
Th4
Giáo Xứ Tân Thành Khai Mạc Ngày Cao Điểm Tuần Chầu
Th4
Học Hỏi Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ..
Th4
Danh Sách Các Điểm Hành Hương Năm Thánh 2025 Tại Việt Nam
Th4
Doanh nhân Giáo phận tĩnh tâm và hành hương Năm Thánh
Th4
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức
Th4