Diễn văn của Đức Thánh Cha trong buổi gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ, và các nhân viên mục vụ

25715 lượt xem

DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG BUỔI GẶP CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, TU SĨ, VÀ CÁC NHÂN VIÊN MỤC VỤ

Vatican News

Trong buổi gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ, và các nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Chính toà hai Thánh Phêrô và Phaolô, trích lời Thánh vịnh 34 “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy”, Đức Thánh Cha khẳng định chính vì cảm nghiệm được tình yêu Chúa mà các nhà truyền giáo đã cống hiến cuộc đời loan báo Tin Mừng. Ngài mời gọi mọi người tiếp tục dấn thân, hiệp thông với giám mục và Giáo hội, và tin rằng Đức Mẹ luôn đồng hành.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Cám ơn Đức cha vì những lời tốt đẹp. Cám ơn sơ Salvia, cha Peter Sanjaa và Rufina vì những chứng từ của anh chị em. Cám ơn tất cả anh chị em vì sự hiện diện và đức tin của anh chị em! Tôi rất vui được gặp anh chị em. Niềm vui Tin Mừng là lý do thôi thúc anh chị em, những người nam nữ thánh hiến trong đời sống tu trì và thừa tác vụ linh mục hiện diện nơi đây, và cùng với anh chị em giáo dân hiến mình cho Chúa và cho người khác. Tôi chúc tụng Chúa vì điều đó. Tôi dâng lời chúc tụng qua lời nguyện ngợi khen tuyệt vời, Thánh vịnh 34, truyền cảm hứng cho tôi chia sẻ một số suy nghĩ với anh chị em. Thánh vịnh mời gọi: “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy” (c. 9).

Hãy nghiệm xem, hãy nếm thử và hãy nhìn xem, bởi vì niềm vui và sự tốt lành của Chúa không phải là điều gì chóng qua, nhưng ở lại bên trong, mang lại hương vị cho cuộc sống và làm cho chúng ta nhìn mọi thứ theo một cách mới; như Rufina đã nói với chúng ta qua chứng tá tốt đẹp. Vì thế, tôi muốn hưởng nếm hương vị đức tin ở mảnh đất này bằng cách trước hết gợi lên trong tâm trí hết mọi khuôn mặt, những câu chuyện và cuộc đời dành cho Tin Mừng. Dành cuộc đời mình cho Tin Mừng. Đó là một cách hay để xác định ơn gọi truyền giáo của các Kitô hữu, và đặc biệt ơn gọi đó đang được các Kitô hữu ở đây sống như thế nào.

Tôi bắt đầu bằng việc tưởng nhớ đến Đức cha Wenceslao Selga Padilla, Phủ doãn Tông tòa đầu tiên, người tiên phong trong lịch sử đương đại của Giáo hội ở Mông Cổ và là người đã xây dựng Nhà thờ Chính Tòa này. Tuy nhiên, ở vùng đất này, đức tin không chỉ có từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng đã có nguồn gốc rất xa xưa. Những kinh nghiệm của thiên niên kỷ thứ nhất, được đánh dấu bằng phong trào loan báo Tin Mừng theo truyền thống Syriac lan rộng dọc theo con đường tơ lụa, được theo sau bởi một sự dấn thân truyền giáo đáng kể. Làm sao chúng ta có thể quên được các sứ mạng ngoại giao của thế kỷ XIII, cũng như việc chăm sóc tông toà được thể hiện bởi việc bổ nhiệm Đức cha Giovanni da Montecorvino làm Giám mục đầu tiên của Khān Bālīq vào khoảng năm 1310, và do đó ngài chịu trách nhiệm coi sóc toàn bộ khu vực rộng lớn này trên thế giới dưới triều đại Nguyên Mông? Chính ngài là người đã cung cấp bản dịch tiếng Mông Cổ đầu tiên của sách Thánh Vịnh và Tân Ước. Câu chuyện vĩ đại về niềm say mê Tin Mừng này đã được hồi sinh một cách đặc biệt vào năm 1992 với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo đầu tiên của Hội dòng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, cùng với sự tham gia của các hội dòng khác, các giáo sĩ và giáo dân tình nguyện. Trong số đó tôi muốn nhắc đến cha Stephano Kim Seong-hyeon năng động và nhiệt thành. Và chúng ta hãy nhớ đến nhiều tôi tớ trung thành của Tin Mừng ở Mông Cổ hiện đang ở đây với chúng ta và là những người, sau khi cống hiến cả cuộc đời cho Chúa Kitô, đã thấy và nếm trải những điều kỳ diệu mà lòng nhân lành của Chúa tiếp tục hành động nơi anh chị em và qua anh chị em.

Nhưng tại sao lại dành cuộc đời cho Tin Mừng? Như Rufina đã nói, đời sống Kitô hữu không ngừng đặt ra những câu hỏi, như các trẻ em luôn đòi hỏi những điều mới mẻ. Và đời sống Kitô hữu đến gần Chúa và luôn đặt câu hỏi, để hiểu Chúa và  sứ điệp của Người hơn. Hãy cống hiến cuộc đời cho Tin Mừng (Tv 34). Thiên Chúa, Đấng đã tỏ mình ra, có thể chạm đến, gặp gỡ trong Chúa Giêsu. Vâng, Chúa Giêsu là Tin Mừng dành cho mọi dân tộc, lời loan báo mà Giáo hội không ngừng công bố, thể hiện trong cuộc sống và nói thỏ thẻ vào tâm hồn mọi người và mọi văn hóa. Trải nghiệm tình yêu Thiên Chúa nơi Chúa Kitô là ánh sáng thuần khiết biến đổi khuôn mặt và làm cho nó sáng ngời. Anh chị em thân mến, đời sống Kitô hữu nảy sinh từ việc chiêm ngưỡng dung nhan này, đó là vấn đề tình yêu, gặp gỡ hàng ngày với Chúa trong Lời và trong Bánh sự sống, và trong khuôn mặt người khác, nơi những người nghèo khổ, nơi họ Chúa Giêsu hiện diện.

Trong 31 năm hiện diện ở Mông Cổ này, anh chị em, linh mục, tu sĩ nam nữ và các nhân viên mục vụ rất thân mến, anh chị em đã thực hiện nhiều sáng kiến ​​bác ái đa dạng, thu hút phần lớn năng lượng của anh chị em và phản ánh khuôn mặt thương xót của Chúa Kitô, Người Samari nhân hậu. Theo một cách nào đó, đây là tấm danh thiếp của anh chị em, làm cho anh chị em được tôn trọng và quý mến vì những lợi ích đã mang lại cho nhiều người trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ hỗ trợ xã hội đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe và quảng bá văn hóa. Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục con đường hiệu quả và thiện ích này cho người dân Mông Cổ thân yêu.

Đồng thời, tôi mời gọi anh chị em nếm thử  nhìn xem Thiên Chúa, hãy luôn quay trở lại với cái nhìn nguyên thủy mà từ đó mọi sự đã được sinh ra. Thực vậy, nếu không, sức mạnh của chúng ta sẽ thất bại và dấn thân mục vụ có nguy cơ trở thành việc cung cấp các dịch vụ vô ích, một danh sách các nhiệm vụ nhưng cuối cùng chỉ mang lại sự mệt mỏi và thất vọng. Thay vào đó, bằng cách tiếp xúc với khuôn mặt Chúa Kitô, tìm hiểu Người trong Kinh Thánh và chiêm ngưỡng Người trong sự thinh lặng tôn thờ trước Nhà tạm, anh chị em sẽ nhận ra Người trên khuôn mặt của những người mình phục vụ và anh chị em sẽ cảm thấy được đánh động bởi một niềm vui sâu sắc, niềm vui đó để lại bình an trong tâm hồn ngay cả trong lúc khó khăn. Điều chúng ta cần, không phải những người bận bịu và phân tâm để lo cho các dự án, đôi khi có nguy cơ tỏ ra chán nản bực bội vì một cuộc sống chắc chắn không hề dễ dàng. Kitô hữu là người có khả năng tôn thờ, tôn thờ trong thinh lặng. Và sau đó, từ sự thờ phượng này đưa đến hoạt động. Nhưng đừng quên việc tôn thờ. Chúng ta đã phần nào đánh mất cảm thức tôn thờ trong thế kỷ thực dụng này. Đừng quên tôn thờ. Chúng ta cần trở về nguồn, về với dung nhan Chúa Giêsu, về với sự hiện diện của Người để được hưởng nếm: Người là kho báu của chúng ta (Mt 13,44), viên ngọc quý đáng phải tiêu tốn mọi thứ để có được (Mt 13,45). Những anh chị em Mông Cổ, những người có ý thức rõ ràng về sự thánh liêng và, – như là sự điển hình của lục địa châu Á – một lịch sử tôn giáo rộng lớn và nề nếp, đang chờ đợi chứng từ này của anh chị em và họ biết cách nhận ra tính chân thực của những chứng từ này. Đó là một chứng tá mà anh chị em phải đưa ra, bởi vì Tin Mừng không phát triển qua việc chiêu dụ, Tin Mừng phát triển qua chứng tá.

Khi sai các môn đệ vào thế giới, Chúa Giêsu đã không sai họ đi truyền bá tư tưởng chính trị, nhưng làm chứng bằng cuộc sống của họ cho sự mới mẻ của mối tương quan với Chúa Cha, Đấng đã trở thành “Cha của chúng ta” (Ga 20,17), là nguồn của tình huynh đệ cụ thể với mọi người. Giáo hội ra đời từ lệnh truyền này là một Giáo hội nghèo, chỉ dựa vào đức tin đích thực, vào quyền năng loại trừ vũ khí của Đấng Phục Sinh, có khả năng xoa dịu nỗi đau khổ của nhân loại bị tổn thương. Đây là lý do vì sao các chính phủ và các tổ chức thế tục không có gì phải lo sợ trước hoạt động loan báo Tin Mừng của Giáo hội, bởi vì Giáo hội không có một chương trình nghị sự chính trị nào để theo đuổi, nhưng chỉ biết đến sức mạnh khiêm tốn của ân sủng Thiên Chúa và Lời của lòng thương xót và sự thật, có khả năng thúc đẩy điều tốt đẹp cho mọi người.

Để hoàn thành sứ vụ này, Chúa Kitô đã ban cho Giáo hội của Người một cơ cấu gợi lại sự hòa hợp tồn tại giữa các chi thể khác nhau của thân thể con người: Người là Đầu, tức là Đấng tiếp tục hướng dẫn Giáo hội, tuôn đổ vào Thân thể, tức là trong chúng ta, cùng một Thánh Thần của Người, hoạt động trước hết trong những dấu hiệu của sự sống mới là các Bí tích. Để bảo đảm tính chân thực và hiệu quả của Giáo hội, Người đã thiết lập chức tư tế, được đánh dấu bằng sự kết hợp mật thiết với Người, vị Mục Tử nhân lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Cả cha Phêrô nữa, cha cũng đã được kêu gọi thực hiện sứ vụ này, cám ơn cha đã chia sẻ kinh nghiệm này. Như vậy, dân thánh Chúa ở Mông Cổ cũng được hưởng đầy đủ các ân sủng thiêng liêng. Và trong quan điểm này, tôi mời gọi anh chị em hãy nhìn nơi vị Giám mục không phải là một người quản lý, nhưng là hình ảnh sống động của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, Đấng quy tụ và hướng dẫn dân Người; một người môn đệ tràn đầy đặc sủng tông đồ để xây dựng tình huynh đệ của anh chị em trong Chúa Kitô và luôn đâm rễ sâu hơn nữa vào quốc gia có bản sắc văn hóa cao quý này. Do đó, việc Giám mục của anh chị em là Hồng Y có nghĩa là một biểu hiện sâu sắc hơn của sự gần gũi: tất cả anh chị em, chỉ xa cách về mặt thể lý, nhưng rất gần gũi với trái tim của Thánh Phêrô và toàn thể Giáo hội Công giáo gần gũi với anh chị em, với cộng đoàn anh chị em, vốn là Công giáo thực sự, nghĩa là phổ quát và thu hút sự đồng cảm của tất cả anh chị em rải rác khắp thế giới hướng về Mông Cổ, trong sự hiệp thông lớn lao của Giáo hội.

Tôi nhấn mạnh cụm từ này: hiệp thông. Giáo hội không được hiểu dựa trên một tiêu chuẩn thuần túy chức năng. Giáo hội là sự hiệp thông. Cụm từ “hiệp thông” giải thích cho chúng ta rõ ràng Giáo hội là gì. Trong thân mình Giáo hội này Giám mục không phải là người điều khiển các thành phần khác nhau, thậm chí có thể dựa trên nguyên tắc đa số, nhưng dựa trên một nguyên tắc thiêng liêng, qua đó chính Chúa Giêsu hiện diện nơi con người của Giám Mục, bảo đảm sự hiệp thông trong Nhiệm Thể của Người. Nói cách khác, sự hiệp nhất trong Giáo hội không phải là vấn đề trật tự và tôn trọng, cũng không phải là một chiến lược tốt để “làm việc nhóm”; đó là vấn đề đức tin và tình yêu đối với Chúa, là lòng trung thành với Người. Do đó, điều quan trọng là tất cả các thành phần trong Giáo hội phải hiệp nhất xung quanh Giám mục, người đại diện Chúa Kitô hằng sống ở giữa dân Người, bằng cách xây dựng sự hiệp thông vốn đã được loan báo và giúp ích rất nhiều cho việc hội nhập đức tin.

Các nhà Truyền giáo thân mến, hãy nếm thử và nhìn xem món quà là chính anh chị em, vẻ đẹp của việc hiến thân hoàn toàn cho Chúa Kitô, Đấng đã kêu gọi anh chị em làm chứng cho tình yêu Người ngay tại Mông Cổ này. Hãy tiếp tục làm như vậy bằng cách vun trồng sự hiệp thông. Hãy thực hiện nó trong sự đơn sơ của một cuộc sống thanh đạm, noi gương Chúa, Đấng đã vào Giêrusalem trên lưng lừa và thậm chí còn bị lột trần trên Thánh giá. Hãy luôn gần gũi với mọi người, đó là thái độ của Thiên Chúa: Thiên Chúa gần gũi, nhân hậu và dịu dàng. Anh chị em hãy sống như vậy với mọi người, quan tâm đến họ, học ngôn ngữ của họ, tôn trọng và yêu mến nền văn hóa của họ, không để mình bị cám dỗ bởi sự an toàn trần thế, nhưng kiên vững với Tin Mừng qua một gương mẫu chính trực về đời sống thiêng liêng và luân lý. Và đó là sự đơn sơ và gần gũi, không mệt mỏi mang đến cho Chúa Giêsu những khuôn mặt và những câu chuyện mà anh chị em gặp, những vấn đề và mối quan tâm, khi dành thời gian cầu nguyện hàng ngày để giúp anh chị em đứng vững trong công việc phục vụ và kín múc từ “Thiên Chúa của mọi niềm an ủi” ( 2Cr 1, 3), niềm hy vọng mang lấy những người khổ đau vào trong trái tim mình.

Thật vậy, gần gũi với Chúa, một niềm xác tín được củng cố trong chúng ta, như Thánh vịnh 34 luôn tỏ cho chúng ta: “Ai kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn chi. […] Ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu thốn gì” (c. 10-11). Tất nhiên, những sự mất cân bằng và mâu thuẫn trong cuộc sống cũng liên hệ đến các tín hữu, và những người rao giảng Tin Mừng không thoát khỏi gánh nặng bất an vốn thuộc về thân phận con người. Tác giả Thánh Vịnh không ngại nói về sự ác và những kẻ làm điều ác, nhưng nhắc nhớ rằng, trước tiếng kêu của những người khiêm nhường, Thiên Chúa “giải thoát họ khỏi mọi cơn nguy khốn”, bởi vì “Người ở gần những tấm lòng tan vỡ” và “cứu những tâm hồn thất vọng ê chề” (c. 18-19). Vì lý do này, Giáo hội thể hiện mình trước thế giới như một tiếng nói liên đới với tất cả những người nghèo khổ và thiếu thốn, không im lặng trước những bất công và với sự hiền lành, dấn thân thăng tiến phẩm giá của mỗi người.

Anh chị em rất thân mến, trong hành trình môn đệ truyền giáo này, anh chị em có một sự hỗ trợ vững chắc: Mẹ Thiên quốc của chúng ta – và tối rất thích khám phá điều này – mong muốn mang đến cho anh chị em một dấu hiệu hữu hình về sự diện diện kín đáo và ân cần của Mẹ, bằng cách để ảnh tượng của mình được tìm thấy ở một bãi rác. Trong đống rác, bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội xinh đẹp xuất hiện. Mẹ không tì vết, không tội lỗi muốn đến gần chúng ta đến mức đi xuống tận cặn bã của xã hội, để từ đống rác rưởi bẩn thỉu mà sự thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa thánh thiện có thể tỏa sáng. Tôi cũng được biết về truyền thống thú vị của người Mông Cổ về suun dalai ijii, người mẹ có trái tim rộng lớn như đại dương sữa. Nếu trong chuyện kể Lịch sử huyền bí của người Mông Cổ, việc mang thai của nữ hoàng huyền thoại Alungoo là ánh sáng xuyên qua từ lỗ trên của ger, thì anh chị em có thể chiêm ngưỡng nơi Đức Trinh Nữ Maria ánh sáng từ mẫu từ trên cao đồng hành mỗi ngày với những bước đi của Giáo hội anh chị em.

Vì thế, khi ngước mắt nhìn lên Đức Maria, anh chị em có thể tìm được sự bình yên, khi thấy rằng sự nhỏ bé không phải là một vấn đề mà là một tài nguyên. Đúng vậy, Thiên Chúa yêu thích sự nhỏ bé và ưu thích thực hiện những điều vĩ đại qua sự nhỏ bé, như Đức Maria đã làm chứng (Lc 1, 48-49). Anh chị em thân mến, đừng lo lắng về những con số nhỏ bé, những thành công muộn màng, những điều to lớn không xuất hiện. Đây không phải là đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria, Đấng cao cả hơn cả trời trong sự bé nhỏ của mình, vì Mẹ đã đón nhận nơi mình Đấng mà các tầng trời không thể chứa được (1V 8,27). Chúng ta hãy phó mình cho Mẹ, cầu xin Mẹ một lòng nhiệt thành mới, một tình yêu nồng nàn không bao giờ mệt mỏi làm chứng cho Tin Mừng với niềm vui. Hãy tiếp tục, can đảm, không mệt mỏi tiến bước. Cám ơn vì chứng tá của anh chị em. Thiên Chúa, Đấng đã chọn và tin tưởng anh chị em; tôi ở với anh chị em và với tất cả tâm hồn tôi nói với anh chị em: cám ơn vì chứng tá của anh chị em, cám ơn vì cuộc đời anh chị em đã dành cho Tin Mừng. Hãy tiếp tục như thế, kiên trì cầu nguyện và sáng tạo trong bác ái, kiên trì hiệp thông, vui tươi và hiền lành trong mọi sự và với mọi người. Tôi chúc lành và nhớ đến anh chị em. Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cám ơn anh chị em!

Nguồn: vaticannews.va/vi

Dòng sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô tông du nước Mông Cổ:

(Còn cập nhật)

03.09.2023: Trực tiếp bằng tiếng Việt: Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ sự tại Mông Cổ lúc 15g00 ngày 03.09.2023

03.09.2023: Trực tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ đại kết và liên tôn tại “Hun Theatre” – Mông Cổ lúc 09 giờ ngày 03.09.2023

02.09.2023: Diễn văn của Đức Thánh Cha trong buổi gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ, và các nhân viên mục vụ

02.09.2023: Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám mục, linh mục, tu sĩ, các nhân viên mục vụ

02.09.2023: Trực tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các giám mục, linh mục, nhà thừa sai, tu sĩ và nhân viên mục vụ

02.09.2023: Video bầu khí tiếp đón Đức Thánh Cha tại Điện Quốc Gia Mông Cổ sáng thứ Bảy ngày 02.09.2023

02.09.2023: Diễn văn của Đức Thánh Cha trong buổi gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn ở Mông Cổ

02.09.2023: Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn ở Mông Cổ

02.09.2023: Nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha tại Quảng trường Sukhbaatar

02.09.2023: Đức Thánh Cha Phanxicô đến Cung điện Nhà Nước Mông Cổ sáng ngày 02.09.2023

02.09.2023: Đức Thánh Cha Phanxicô thăm viếng Mông Cổ: Ngày 01.09.2023

02.09.2023: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha: Sự kiện thế kỷ đối với Giáo hội non trẻ Mông Cổ

02.09.2023: Sự kiện văn hoá Besreg Naadam ngày 01.09.2023

01.09.2023: Không khí đón tiếp Đức Thánh Cha tại Phủ Doãn Tông Toà Ulaanbaatar

01.09.2023: Hạnh phúc khi thấy tận mắt Đức Thánh Cha Phanxicô

01.09.2023: “Mẹ Thiên quốc” của tín hữu Mông Cổ – tượng Đức Mẹ được nhặt từ bãi rác

01.09.2023: Mông Cổ, giữa Tín ngưỡng Tổ Tiên và mảnh đất Truyền giáo Công Giáo

01.09.2023: Đức Thánh Cha đã đến thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ

01.09.2023: Chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô đến tông du Mông Cổ

01.09.2023: Chương trình tông du của Đức Thánh Cha tại Mông Cổ

01.09.2023: Giáo hội Mông Cổ đón Đức Giáo Hoàng như đón một người cha

01.09.2023: Đức Thánh Cha bắt đầu chuyến tông du đến Mông Cổ

31.08.2023: Đón phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam đến Mông Cổ

31.08.2023: Đại sứ Mông Cổ: Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha thúc đẩy hoà bình trong khu vực

31.08.2023: Đức Hồng y Parolin: Đức Giáo Hoàng đến thăm Mông Cổ như “người hành hương mang lại niềm hy vọng cho toàn thế giới”

31.08.2023: Hoạt động loan báo Tin Mừng của Dòng Thừa sai Scheut ở Mông Cổ

31.08.2023: Tình huynh đệ của các nhà truyền giáo Mông Cổ thúc đẩy mọi người đến với Chúa

31.08.2023: Phát hành tem bưu chính cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô

31.08.2023: Cái nhìn tổng quát về Giáo hội Mông Cổ trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha

31.08.2023: Truyền thông Hội đồng Giám Mục Việt Nam gặp gỡ Nhà Truyền Giáo 23 năm tại Mông Cổ

29.08.2023: Trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha: 5 điều nên biết về đất nước Mông Cổ

28.08.2023: Tổng biên tập Vatican News: Đức Thánh Cha viếng thăm Mông Cổ vì Giáo hội không đếm số lượng

28.08.2023: Đức Maria mở đường cho sứ mệnh

27.08.2023: Đức Thánh Cha xin cầu nguyện cho chuyến tông du của ngài tại Mông Cổ

26.08.2023: Đức Hồng Y Marengo: Cuộc viếng của Đức Thánh Cha tới Mông Cổ làm cho các tín hữu cảm thấy mình là trung tâm của Giáo Hội

25.08.2023: Mông Cổ và khuôn mặt truyền giáo của Giáo hội Hàn Quốc

10.08.2023: Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo

22.07.2023: Đoàn Việt Nam sẽ hành hương và mừng đón Đức Thánh Cha tông du Mông Cổ

22.07.2023: Đức Thánh Cha viếng thăm Mông Cổ đánh dấu sự tái sinh Giáo hội địa phương từ năm 1992

06.07.2023: Logo, khẩu hiệu và chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Mông Cổ

03.06.2023: Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Mông Cổ từ ngày 31.08 đến 04.09.2023

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận