Muốn làm mục vụ cho giới trẻ thì cần biết người trẻ là ai, thế hệ của họ đang diễn tiến như thế nào.
CÁC THẾ HỆ TRẺ
Nhìn chung, người trẻ thời nào cũng năng động, nhưng não trạng của họ lại thay đổi theo thời thế của họ, nên việc đối chiếu giữa các thế hệ với nhau sẽ rất hữu ích cho việc tìm hiểu và đồng hành với giới trẻ.
Mỗi thế hệ đều có những khác biệt đặc thù, phát xuất từ những trải nghiệm chung và phát triển các giá trị dựa trên các sự kiện đã xảy ra trong khi họ lớn lên. Người ta đã dựa vào các nét đặc thù này để đặt tên cho các thế hệ giới trẻ khác nhau tại Âu Mỹ như được trình bày dưới đây.
Thế hệ Truyền Thống (Traditionalists)
Chào đời trước năm 1945 – đã trải qua sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và Thế chiến II – những trải nghiệm ấy giúp cho thế hệ này hiểu rằng sự kiên trì, quyết tâm và làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp. Những nỗ lực của họ đã dẫn đến chiến thắng trong Thế chiến II và sự chuyển đổi kinh tế từ nghèo đói sang thịnh vượng. Thế hệ này coi trọng lòng yêu nước, giáo dục, lòng can đảm, sự chăm chỉ và đức kiên trì. Những người của thế hệ này xứng đáng nhận được sự tôn trọng vì đã mang lại nhiều quyền tự do cho những thế hệ kế tiếp.
Thế hệ Bùng Nổ (Boomers)
Sinh ra trong khoảng từ năm 1940 đến 1964, thế hệ này được hưởng sự thịnh vượng đồng thời cũng trải qua Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Lạnh và Bức tường Bá Linh. Thế hệ này đã phải cần đến nhiều tỉnh táo và cảnh giác khi các nhà quảng cáo nỗ lực bán hàng cho họ để kiếm thật nhiều lợi nhuận. Những trải nghiệm này cho thấy sự thành công và chiến thắng không chỉ dựa trên giáo dục và làm việc chăm chỉ mà thôi. Họ còn nhận ra nhu cầu cần phải thay đổi bộ mặt xã hội và vận động để hình thành các quyền dân sự. Họ quan tâm đến sức khỏe, thịnh vượng và chất lượng cuộc sống.
Thế hệ X
Được sinh ra trong khoảng từ năm 1965 đến 1980, trẻ em của thế hệ này được tiếp xúc với truyền hình trong nhà và tự xoay xở khi cả cha lẫn mẹ đều phải đi làm. Do đó, thế hệ này được gọi là những trẻ em ‘xoay xở một mình’ (Latch Key). Chứng kiến sự vất vả, bị sa thải và thiếu hạnh phúc của cha mẹ, nhiều người trong thế hệ này quyết định tập trung nhiều vào gia đình và thời gian rảnh rỗi hơn là sự nghiệp. Thế hệ này học được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa gia đình với sự nghiệp.
Thế hệ Y: Thế hệ Thiên Niên Kỷ (Millennials)
Được sinh ra từ năm 1981 đến năm 1996, trẻ em thuộc nhóm này lớn lên với máy tính, phương tiện truyền thông và tiến bộ công nghệ chưa từng thấy trong thời thơ trẻ của cha mẹ và ông bà họ. Họ đã chứng kiến những khủng bố và súng nổ ở trường học, cùng một lượng lớn những gia đình ly dị. Công nghệ đưa các sự kiện toàn cầu đi vào các tầm nhìn địa phương và luôn có thể kết nối Internet ở mọi lúc. Với những trải nghiệm đó, có thể hiểu rằng họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng nhiều hơn so với các thế hệ trước. Đồng thời, họ đã thể hiện sự táo bạo quá mức khi ủng hộ phong trào ‘Cả Tôi Nữa’ (Me Too), diễu hành vì quyền của người đồng tính, kiểm soát súng và các vấn đề của phụ nữ. Họ là một nhóm đa dạng và được coi là sẵn sàng đón nhận những người sống khác với tiêu chí của mình.
Thế hệ Z
Ra đời từ năm 1997 đến nay, thế hệ này có khả năng kết nối nhiều nhất trong lịch sử. Họ trải nghiệm hoặc chứng kiến bạo lực hằng ngày. Họ xem ra quan tâm nhiều đến tài chính cá nhân và thành thạo các tiến bộ công nghệ. Nhóm này dễ dàng sinh hoạt đa nhiệm, thu thập thông tin nhanh chóng và thích học hỏi kinh nghiệm.
KẾ HOẠCH MỤC VỤ
Hiểu biết các thế hệ đã qua là điều rất cần thiết. Đức Giáo hoàng Phanxicô nhiều lần nhấn mạnh đến đặc tính quý giá của ký ức: Không có tương lai nào mà không đâm rễ sâu trong lịch sử sống động; và trí nhớ là một ‘cơ thể năng động’, giúp cho những niềm hy vọng, ước mơ và trải nghiệm của thế hệ này được truyền sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, các phân tích trên cũng cho thấy: Không thể chỉ dựa vào những trải nghiệm thời trẻ của bản thân mình để áp dụng cách chủ quan cho việc đào tạo người trẻ hôm nay vì thế hệ của họ tuy nối tiếp nhưng cũng rất khác với các thế hệ đi trước.
Hẳn cũng chính vì vậy mà Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã nhấn mạnh đến những nỗ lực lắng nghe giới trẻ của thế hệ hiện tại để hiểu biết họ nhiều hơn và phân định cách chính xác hơn. Từ đó, các ngài đề nghị một Chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm (2020 – 2022) gồm các chủ đề:
– 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.
– 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình.
– 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.
Để thực hiện chương trình mục vụ trên, HĐGM đề nghị:
1. Học hỏi:
– Tạo điều kiện cho người trẻ tiếp cận những tài liệu hữu ích của Giáo Hội như Youcat (Giáo lý cho người trẻ), Docat (Giáo huấn xã hội cho người trẻ), và Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”; đồng thời, nên chú trọng hơn đến việc giúp phân định thiêng liêng cũng như tư vấn tâm lý cho người trẻ.
– Các Ủy ban trực thuộc HĐGM sẽ đồng hành với các Giáo phận và Giáo xứ trong việc soạn bản hướng dẫn học hỏi cho chương trình ba năm.
2. Cử hành:
– Giáo phận tổ chức Ngày Giới trẻ vào Chúa nhật Lễ Lá hằng năm hoặc một ngày khác phù hợp.
– Kết thúc 3 năm mục vụ, sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc.
3. Sống:
– Tạo điều kiện cơ sở vật chất và không gian phù hợp cho hoạt động giới trẻ như văn phòng mục vụ, phòng sinh hoạt, sân chơi thể thao, ca nhạc…
– Trước tình trạng ngày càng đông các bạn trẻ rời làng quê đi học và làm việc ở các đô thị lớn, cần có sự phối hợp giữa giáo xứ nơi đi và nơi đến, bằng cách cấp chứng chỉ của nơi đi và hướng dẫn cho người trẻ gia nhập cộng đoàn địa phương nơi đến. Các Giáo phận có những người trẻ đến học tập và làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty, xí nghiệp, cần bổ nhiệm các linh mục đặc trách đồng hành để giúp các bạn trẻ có khả năng hội nhập, sống và làm chứng cho Tin Mừng trong môi trường mới.
– Ứng dụng mạng xã hội vào công tác mục vụ giới trẻ. Nếu sử dụng tốt, mạng xã hội là phương tiện rất hữu ích để củng cố đức tin và kinh nghiệm thiêng liêng, cung cấp thông tin về mục vụ xã hội, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng.
Trong Thư Chung 2019, HĐGM đã trình bày khá chi tiết về chủ đề năm 2020: “Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện”:
Trong Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (số 26-27), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người: “Trong thời gian sống tại Nadarét, Đức Giêsu vâng lời cha mẹ, ‘lớn lên, thêm khôn ngoan và đầy ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta’ (Lc 2, 52). Đức Giêsu đang ở trong thời gian chuẩn bị, và trong giai đoạn này, Người đi sâu vào mối tương quan với Chúa Cha và với tha nhân. Người không chỉ lớn lên về mặt thể lý, mà còn về tâm linh nữa. Trong những năm tuổi trẻ, Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy”.
Dựa vào hướng dẫn trên, HĐGM đề nghị các mục tử, những người làm công tác mục vụ giới trẻ, đặc biệt là cha mẹ, hãy đồng hành để giúp các thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi.
1. Thể lý
Giúp người trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật đối với chính bản thân, phòng ngừa các đam mê nguy hại như rượu, bia, ma túy, cờ bạc, nghiện game.
2. Tâm lý
Giúp người trẻ tập luyện các đức tính nhân bản, đặc biệt tính trung thực, ý thức công bằng, lương tâm ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm; tạo điều kiện để người trẻ có nhiều cơ hội sinh hoạt cộng đồng, nhờ đó hướng mở tới tha nhân, tập sống chung và làm việc chung với tinh thần liên đới, quảng đại, vị tha; mở các lớp kỹ năng sống về nhận diện giá trị bản thân, trưởng thành tâm lý và tính dục, phát triển tương quan hài hòa với mọi người.
3. Tâm linh
Giúp các bạn trẻ gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, Đấng đang sống, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực. Để thực hiện mục tiêu này, các mục tử và giáo lý viên cần canh tân việc dạy giáo lý cho giới trẻ bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề, nhất là những vấn đề thiết thân với giới trẻ.
4. Văn hóa
Không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo về văn hóa. Đào tạo văn hóa đích thực là phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản, chứ không chỉ tìm lợi ích vật chất và hiệu quả cụ thể tức thời (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 223).
5. Phân định ơn gọi
Người trẻ cũng cần được đồng hành và hướng dẫn trong việc phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ bước vào đời sống tu trì hoặc đời sống hôn nhân, để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân.
Lm Vi Hữu
(Sách Nhịp Sống Tin Mừng số 35)
Có thể bạn quan tâm
Tại Sao Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Sẽ Bỏ Phiếu Cho Một..
Th11
Vì Sao Người Trẻ Dấn Thân – Động Lực Hay Phản Lực?
Th11
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11
Những Nấm Mồ Biết “Nói”
Th11
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo
Th11
Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Cho 76 Em Tại Giáo Xứ..
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Niềm Vui Khánh Thành Nhà Mục vụ Giáo Xứ Tràng Lưu Trong Tuần..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII TNB: Ai Vui Vẻ Dâng Hiến Thì Được..
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà Paris ngân vang sau 5 năm hỏa..
Th11
Đức Thánh Cha thêm Đức TGM Domenico Battaglia vào danh sách tân Hồng..
Th11
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô
Th11
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng
Th11
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có những căng thẳng nhưng..
Th11
Caritas Giáo Phận Hà Tĩnh: Đại Hội Tổng Kết 5 Năm Hình Thành..
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm 2024
Th11
Bản Văn Phụng Vụ Trong Năm Thánh 2025
Th11
Nghi Thức Bế Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th11