
Đáp lại tuyên bố gây tranh luận của Tổng thống Duterte nói rằng ông không mừng 500 năm Tin Mừng được rao giảng đến Philippines vì đó là mừng việc nước này bị thực dân đô hộ, Đức cha Pablo Virgilio Siongco David, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Philippine đã khẳng định: Kitô giáo không phải là thực dân.
Năm 2021, Philippines sẽ mừng kỷ niệm 500 năm nước này được rao giảng Tin Mừng. Đó là 500 năm đức tin Kitô giáo mà người dân nước này đã đón nhận như một món quà dù rằng từ những người không có ý định hoàn toàn truyền giáo.
Kitô giáo linh hứng cho các nhà cách mạng mơ ước tự do và dân chủ
Ngày 6/9, Tổng thống Duterte tuyên bố rằng ông không quan tâm đến việc kỷ niệm này và khẳng định rằng Magellano đã mang Thánh giá và cả đại bác đến Philippines. Đáp lại tuyên bố này, Đức cha David nói: “Chính đức tin Kitô giáo mà những kẻ chinh phục tìm cách dùng nó để theo đuổi mục đích của họ cũng đã soi sáng các nhà cách mạng của chúng ta mơ ước tự do và dân chủ”.
Kitô giáo đến Philippines lần đầu vào năm 1521 khi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha tìm ra vùng đất này và việc loan báo Tin Mừng ở đảo này đi đôi với sự thực dân hóa tiếp đó của Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 1565 và kết thúc vào năm 1898, sau hai năm tranh đấu vì độc lập.
Người dân Philippines không đành đồng Kitô giáo với chủ nghĩa thực dân
Đức cha David nói thêm: “Thực tế đơn giản là cuối cùng chúng ta đã loại bỏ sự thống trị của thực dân và tiếp tục giữ lấy đức tin Kitô giáo, cả sau khi cuộc cách mạng chiến thắng. Điều này chỉ thể có nghĩa rằng người dân không đành đồng Kitô giáo với chủ nghĩa thực dân. Tại một thời điểm nhất định, đức tin được người dân Philippines đón nhận đã có thể bén rễ trên mảnh đất màu mỡ của tâm linh bẩm sinh của người Philippines.
“9 năm để loan báo Tin Mừng”
Để kỷ niệm biến cố này, vào năm 2013, Hội đồng Giám mục Philippines đã phát động một hành trình chuẩn bị thiêng liêng có tên “9 năm để loan báo Tin Mừng”, mỗi năm có một chủ đề cụ thể. Năm 2019 này là về giới trẻ, dưới ánh sáng của Thượng Hội đồng Giám mục về người trẻ được tổ chức tại Vaticna hồi tháng 10/2018. Năm 2020 có chủ đề về đại kết và đối thoại liên tôn để thăng tiến “các giá trị to lớn của hòa bình và hòa hợp”, đặc biệt tại các vùng có xung đột.
Hồng Thủy
Có thể bạn quan tâm
“Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời” tại Mật nghị
Th5
Ủy Ban Thánh Nhạc: Bài Hát “Cầu Cho Đức Giáo Hoàng”
Th5
ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và..
Th5
Lời chúc mừng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV từ nhiều lãnh đạo..
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh C – Chúa Là Mục Tử..
Th5
VPTGM-GPHT: Thông Báo Về Việc Hội Thánh Có Đức Tân Giáo Hoàng
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Đức Tân Giáo Hoàng..
Th5
Một Ngày Tại Giáo Đô Của Đức Cha Louis và Đoàn Hành Hương
Th5
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y..
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
Th5
Khói đen từ Sistine: Căng thẳng và niềm mong chờ tích cực
Th5
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới
Th5
Chính quyền Roma tiếp tục bảo đảm an ninh khi hàng chục ngàn..
Th5
Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen – các Hồng y chưa bầu..
Th5
Ngày 06.05: Thánh Đaminh Saviô (1842-1857)
Th5
Tháng Năm, tháng dành riêng cho Mẹ của chúng ta
Th5
Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời..
Th5
Giáo Xứ Hướng Phương Trong Ngày Cao Điểm Tuần Chầu
Th5