Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 – Cám dỗ nơi người tu sĩ

2028 lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

CÁM DỖ NƠI NGƯỜI TU SĨ

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ  

Hỏi: Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?

Trả lời:

Bạn thân mến,

Câu hỏi của bạn thật thú vị. Tiếng Việt mình rất hay khi dùng chữ cám dỗ. “Cám” nghĩa là gây xúc động, “dỗ” là nói để người khác làm theo. Như thế, cám dỗ là xúi dục, nói người khác làm theo[1]. Thường chúng ta hiểu cám dỗ liên quan đến những điều xấu xa, tội lỗi. Phải nói ngay rằng cám dỗ chỉ là con đường đưa đến tội lỗi, chứ chưa phải là tội. Chỉ khi nào đương sự chấp nhận làm theo những cám dỗ mới xét đến chiều kích tội lỗi. Điều thú vị là cám dỗ có khi là cơ hội để rèn luyện nhân đức. (GLHTCG 2847).

Chúng ta không tránh được cám dỗ. Chính Đức Giêsu cũng nhiều lần bị ma quỷ cám dỗ. Kinh Thánh coi Satan là kẻ cám dỗ. Nó như con rắn thủ thỉ với bà Eva ăn trái cấm. Chỉ khi Eva ăn trái ấy, bà mới mang tội lỗi. Sau này, chính Đức Giêsu dạy cho chúng ta phải tỉnh thức và cầu nguyện để thoát khỏi những cơn cám dỗ. Từng là người khí phách tuyên xưng đức tin, vậy mà thánh Phêrô phải thú nhận rằng: “Hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.” (1 Pr 5,89).

Cám dỗ lúc đầu bao giờ cũng đẹp. Ma quỷ không ngu ngốc đến nỗi bày ra những chuyện xấu xa ngay từ đầu. Nó như con rắn biết đối thoại có lớp lang. Lúc đầu nó thường nói lời ngon ngọt, kể cả đúng đắn. Chẳng hạn nó hỏi Eva: “Các người không được ăn hết mọi trái cây trong vườn phải không?” Eva: “Các trái cây thì được ăn, trừ cây ở giữa vườn.” Eva đưa ra lý do: “Vì Thiên Chúa bảo không được ăn, kẻo phải chết.” Con rắn bồi thêm: “Chẳng chết chóc gì đâu?”

Vậy là họ đã đối thoại qua lại. Dĩ nhiên hậu kỳ câu chuyện, Eva đã bị con rắn thuyết phục. Vài lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết: “Chẳng có điều gì thuyết phục tôi để phải đối thoại với Satan cả!” Sau đó ngài đưa ra lý do: “Vì Satan thông minh hơn chúng ta nhiều. Nếu chúng ta bắt đầu đối thoại với nó, nó sẽ quay chúng ta vòng vòng và sau cùng là chúng ta lạc hướng. Bản chất của Satan là dối trá lừa bịp chúng ta, thậm chí với cả giám mục và linh mục nữa. Ngược lại, khi chúng ta cương quyết đuổi nó đi, chúng ta sẽ chiến thắng. Đừng đối thoại với nó!”

Trong đời dâng hiến, các tu sĩ rất dễ gặp phải những “cám dỗ” tình cảm thật nhẹ nhàng nhưng tinh vi, do đó, các tu sĩ thường có những người đồng hành, hướng dẫn thiêng liêng. Họ thường có bề trên và bằng hữu để chia sẻ buồn vui của đời dâng hiến. Nhất là khi gặp khó khăn, người ấy được mời gọi chạy đến với họ để được an ủi và giúp đỡ. Thực tế đã có nhiều người vượt qua được những cám dỗ, kể cả chuyện tình cảm.

Đúng là những chuyện tình cảm giữa người nam và người nữ luôn có sức hút mãnh liệt khiến người tu sĩ nhiều khi mệt nhoài. Kể cả giáo dân cũng thế. Người đời cũng vẫn thường gào lên: “Hỡi thế gian tình là chi?”[2] đấy thôi. Tạ ơn Thiên Chúa đã đặt để trong mỗi con người bản năng yêu thương và cần được thương yêu. Chính món quà giới tính mà người nam và người nữ có thể đến được với nhau và nên nghĩa vợ chồng. Với người tu sĩ, họ có một mối tình đặc biệt với Thầy Giêsu. Hy vọng họ có đủ sức để vượt qua những cám dỗ vốn thường có trên bước đường ơn gọi.

Là tu sĩ trẻ, tôi hiểu chuyện tình cảm ấy khiến người tu sĩ vất vả để đương đầu. Có lần vị linh hướng chia sẻ rằng thay vì cứ chú tâm vào những cám dỗ, những rung động tình cảm ấy, thật hữu ích để tập trung vào những điều cao quý hơn. Nghĩa là, đời sống của người tu sĩ còn nhiều điều thú vị khác cần khám phá: cộng đoàn, sứ vụ, học tập, cầu nguyện, chia sẻ, v.v. Tôi tin những môi trường ấy có thể giúp cho người tu sĩ nhận ra những giá trị đích thực mà họ đang theo đuổi.

Trong đó, người tu sĩ sống hạnh phúc với những đòi hỏi độc thân vì Nước Trời. Bởi:

“Những ai theo Chúa Giêsu sát hơn tất nhiên họ hiểu rằng Người phải được yêu mến với một trái tim không chia sẻ, và mình phải dâng hiến cho Người tất cả cuộc sống chứ không phải chỉ vài cử chỉ, vài mảnh thời gian hay vài công việc.”[3]

Nếu cần một lời khuyên: “Có nên chủ động yêu người đã thuộc về Chúa không? Thì tôi cần nói là không! Xin cầu nguyện cho họ trung thành theo Chúa đến cùng. Dẫu biết chuyện tình cảm, những cám dỗ có khi xảy đến; nhưng trên hết, hãy để Thiên Chúa chi phối các tương quan ấy. Khi đó, chắc cám dỗ sẽ nhẹ gánh hơn nhiều. Còn những ai đang yêu người có ơn gọi dâng hiến, chỉ có họ mới biết mình cố tình hoặc vô ý cám dỗ người tu sĩ hay không mà thôi!

Nhân đây, thay vì “cám dỗ” người tu sĩ, xin cầu nguyện cho họ thật nhiều:

Lạy Chúa Giêsu – người tình đặc biệt của người tu sĩ, xin tiếp tục thắp lên ngọn lửa tình của Ngài để nung nấu trái tim của những người sống đời hiến dâng. Nhờ đó, mỗi tu sĩ có thể luôn rạng ngời niềm vui, ngập tràn tình yêu vì được bén rễ sâu trong tình thương của Đấng họ đang bước theo. Nếu lúc nào đó tình yêu trong họ vơi đi, sức hấp dẫn của đời tu yếu dần, xin Chúa mau đến và ở lại trong trái tim họ. Kể cả những lúc chuyện tình cảm nam nữ bủa vây người tu sĩ, xin Chúa đến giúp họ biết đâu là ơn gọi đích thực để họ được hạnh phúc. Ước mong từ đó, các tu sĩ của Chúa được hồi sinh và tiếp tục yêu hết mình và tu hết tình. Amen.

Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 5, Nxb Tôn Giáo, 05/2021)

Nguồn: hdgmvietnam.com

Đọc thêm những câu hỏi đã được trả lời:

Bài 102: Ấp ủ ơn gọi

Bài 101: Cám dỗ nơi người tu sĩ

Bài 100: Bình an nội tâm

Bài 99: Nguồn sống đang bị đe dọa

Bài 98: Công việc người trẻ trong đường hướng của Thiên Chúa

Bài 97: Giáo dân xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô

Bài 96: Giáo hội và vấn đề trợ tử

Bài 95: Thời đại 5G mà còn cầu nguyện à?

Bài 94: Đức tin hay mê tín

Bài 93: Khủng hoảng đức tin có tội chăng?

Bài 92: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong vụ nổ Big Bang?

Bài 91: Khi nào đến ngày tận thế?

Bài 90: Thiên đàng hỏa ngục hai bên

Bài 89: Đòi hỏi của Chúa Giêsu có còn hợp với thời đại công nghệ?

Bài 88: Kính lão đắc thọ

Bài 87: Sự sống thai nhi – Hồng ân bị loại bỏ

Bài 86: Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu?

Bài 85: Con nhà người ta

Bài 84: Quan điểm của Giáo hội về hôn nhân đồng tính

Bài 83: Vấn đề ly hôn của người Công giáo

Bài 82: Để trở nên cha mẹ Công giáo tốt

Bài 81: Thánh Giuse – Đấng bảo hộ gia đình

Bài 80: Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?

Bài 79: Hỗ trợ sinh sản thông qua y học, nên hay không?

Bài 78: Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới

Bài 77: Không biết không thể phục vụ

Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ

Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con người

Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục

Bài 73: Tình yêu thực sự là gì?

Bài 72: Sống trung thành trong giao ước hôn nhân

Bài 71: Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình

Bài 70: Bất khả phân ly

Bài 69: Gia đình khác đạo

Bài 68: Vượt qua lười biếng

Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa

Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo

Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

Bài 63: Kitô hữu là ai?

Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

Bài 60: Nghe là làm theo Lời Chúa

Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

Bài 57: Ươm mầm đức tin

Bài 56: Tự do

Bài 55: Sống chiều sâu

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

Lời giới thiệu: Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo

[1] Theo Nguyễn Lân: “Cám dỗ là tìm mọi cách quyến rũ làm việc gì không hay”.

[2] “Hỡi thế gian tình là chi, mà đôi lứa hẹn thề sống chết” thường gợi nhớ đến nhân vật Lý Mạc Sầu trong phim Thần Điều Đại Hiệp, tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung (1924–2018).

[3] Tông Huấn Vita Consecrata, số 104.

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận