
CHA LUIS DRI, 96 TUỔI, CHA GIẢI TỘI “XIN LỖI CHÚA VÌ ĐÃ THA TỘI QUÁ NHIỀU”, ĐƯỢC CHỌN LÀM HỒNG Y
Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói về Cha Luis Dri. Lần thứ nhất vào ngày 6/3/2014, khi gặp gỡ các cha xứ Roma. Ngài lặp lại gương mẫu này vài tháng sau, vào ngày 11/5/2014, trong bài giảng Thánh lễ truyền chức linh mục. Ngài đã trưng dẫn gương của cha Dri một lần nữa trong cuốn sách phỏng vấn “Tên của Thiên Chúa là thương xót”, sau đó trưng dẫn một lần nữa vào tháng 2/2016, trong bài giảng thánh lễ với các tu sĩ dòng Capuchinô tại đền thờ Thánh Phêrô, và một lần nữa trong cuộc gặp gỡ với các các cha giải tội của Năm Thánh. Vào tháng 2/2017, Đức Thánh Cha đã tặng cho các cha xứ Roma cuốn sách “Đừng sợ tha thứ”, với tiểu sử của Cha Dri.
Một cha giải tội tuyệt vời
Đức Thánh Cha kể: “Tôi nhớ đến một cha giải tội tuyệt vời, một cha dòng Capuchinô, người đã thi hành sứ vụ ở Buenos Aires. Một lần cha đến gặp tôi, cha muốn nói chuyện. Cha nói với tôi: ‘Con xin Đức cha giúp, ở tòa giải tội con luôn gặp rất nhiều người, đủ loại người, khiêm nhường và kém khiêm nhường, nhưng cũng có nhiều linh mục… Con tha thứ nhiều và đôi khi cũng rất lo lắng, lo lắng vì đã tha thứ quá nhiều.’ Chúng tôi nói về lòng thương xót, và tôi hỏi cha ấy đã làm gì khi cha ấy cảm thấy bối rối như vậy. Cha đã trả lời tôi như thế này: ‘Con đến nhà nguyện của chúng con, trước Nhà Tạm Thánh Thể và con nói với Chúa Giêsu: Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì con đã tha thứ quá nhiều. Nhưng chính Chúa đã làm gương xấu cho con!’. Điều này tôi sẽ không bao giờ quên. Khi một linh mục cảm nghiệm được lòng thương xót của chính mình theo cách này, thì ngài có thể ban phát lòng thương xót cho người khác.”
Giúp đỡ, gần gũi với những người đến xưng tội
Cha Luis Dri đã chia sẻ: “Tôi không phải là một người, một linh mục, một tu sĩ học thức, tôi không có bằng tiến sĩ, tôi không có gì cả. Nhưng cuộc đời đã dạy tôi rất nhiều, cuộc đời đã ghi dấu ấn trong tôi, và vì tôi sinh ra trong hoàn cảnh rất nghèo khó, dường như tôi luôn phải có một lời thương xót, một lời giúp đỡ, một sự gần gũi với bất cứ ai đến đây. Không ai nên rời đi với suy nghĩ rằng họ không được hiểu hoặc bị coi thường hoặc bị từ chối.”
Thương xót; đừng sợ
Cha dành mỗi sáng và mỗi chiều để ngồi giải tội cho đến chiều muộn. Cha không có lời khuyên cho các linh mục giải tội, nhưng nói rằng “Thương xót, thấu hiểu, đặt cả cuộc đời để lắng nghe, để hiểu, để có thể đặt mình vào da thịt của người khác, để hiểu những gì đang xảy ra.” Và với các hối nhân, cha luôn khuyên: “Đừng sợ. Tôi luôn cho thấy hình ảnh này, hình ảnh diễn tả cái ôm của người Cha dành cho đứa con hoang đàng.”
Nguồn:vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Khi cuộc sống bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi, hãy chạy đến..
Th5
Các Thánh lễ Đức Thánh Cha Lêô XIV sẽ chủ sự trong tháng..
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh C: Tình Yêu – Bình An
Th5
“Hi vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5)
Th5
Giám mục gốc Việt đầu tiên làm Giám mục chính tòa tại Hoa..
Th5
Vatican cảnh báo về video giả mạo Đức Thánh Cha Lêô XIV
Th5
Tiếp kiến chung 21/5/2025 – Đức Thánh Cha Lêô XIV: Tình yêu của..
Th5
Ngày 22/05: Thánh Rita Casica (1381-1457)
Th5
Sức mạnh của sự dịu dàng
Th5
15 lời hứa Đức Mẹ dành cho những ai trung thành Lần hạt..
Th5
Giáo Phận Hà Tĩnh – Ban Tuyển Sinh: Tuyển sinh vào Đại Chủng..
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Th5
Bài Giảng Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô Của Đức Tân Giáo..
Th5
Thư Ngỏ Xây Dựng Học Viện, Xây Dựng Hội Thánh
Th5
Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô..
Th5
TGM-GPHT: Thư Rao Truyền chức Linh mục cho Phó tế Khoá XV
Th5
Thủ tướng Ý điện đàm với Đức Thánh Cha Lêô XIV
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh C – Giới Răn Mới
Th5
14 Triều đại Giáo hoàng với Tông hiệu LEO
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV duy trì tài khoản Giáo hoàng trên X..
Th5