Cuộc gặp gỡ có tựa đề: “Các Uỷ ban Công lý và Hoà bình cho sự phục vụ phát triển con người toàn diện trong kỷ nguyên hậu Covid. Những thách đố và triển vọng cho tương lai dưới ánh sáng của Laudato si’ và Fratelli tutti”, nhằm mục đích: nắm bắt tình hình mới, xác định những thách đố hiện tại của các Uỷ ban Công lý và Hoà bình, tái khởi động sự hợp tác giữa các Uỷ ban và Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, khuyến khích việc tạo ra một mạng lưới để trao đổi kinh nghiệm.
Trong sứ điệp gửi đến cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha cám ơn Đức Hồng y Turkson, và các cộng tác viên của Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện, đã có sáng kiến tổ chức cuộc gặp gỡ; và nhắc lại vai trò quan trọng của thánh Giáo hoàng Phaolô VI trong việc thiết lập Uỷ ban Công lý và Hoà Bình, và thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cải tổ thành Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình. Đồng thời, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: các Uỷ ban Công lý và Hoà bình là một thực thể không thể thiếu trong bối cảnh mục vụ xã hội của các Giáo hội địa phương. Thực tế, các Uỷ ban có nhiệm vụ truyền bá và làm cho học thuyết xã hội của Giáo hội được mọi người biết đến, tích cực hoạt động để bảo vệ phẩm giá và quyền con người, với một lựa chọn ưu tiên cho người nghèo. Bằng cách này, các Uỷ ban đóng góp vào sự phát triển của công bằng xã hội, kinh tế và sinh thái, và xây dựng hòa bình.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng trong hoàn cảnh thực tế hiện này, khi thi hành sứ vụ này, các thành viên của Uỷ ban có thể áp dụng thông điệp Laudato si’ và Fratelli tutti, theo các tình huống địa phương khác nhau. Thật vậy, ở mọi nơi trên thế giới, sự phát triển toàn diện, trong đó có công lý và hòa bình, chỉ có thể được xây dựng qua hai cách: chăm sóc ngôi nhà chung, tình huynh đệ và tình bạn xã hội. Hai con đường bắt nguồn từ Tin Mừng Chúa Kitô, nhưng trong hành trình này chúng ta có thể cùng đi với nhiều người nam nữ thuộc các hệ phái Kitô, các tôn giáo khác và cả những ai không theo một tôn giáo cụ thể nào.
Vì vậy, Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên tiếp tục công việc này với hy vọng, sự quyết tâm và sáng tạo. Bởi vì do đại dịch, người ta có xu hướng thoái lui khỏi những cam kết đã đưa ra sau những tai ương khủng khiếp của thế kỷ trước.
Đức Thánh Cha viết: “Cuộc khủng hoảng hiện nay đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong hệ thống kinh tế và chính trị, trong khi những thách đố chưa được giải quyết vẫn tồn tại đòi hỏi sự dấn thân chung của nhiều bên. Do đó, tôi mời gọi anh chị em giải quyết những vấn đề này với sự cộng tác của các thực thể dân sự và giáo hội khác – địa phương, khu vực và quốc tế – cam kết thúc đẩy công lý và hòa bình”.
Ngọc Yến Vatican – News
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11