Người Công giáo thực sự tin rằng Chúa Giêsu hiện diện cách đặc biệt dưới hình bánh và rượu.
Bí tích Thánh Thể là một giáo huấn trung tâm của Hội thánh Công giáo, nhưng ngày nay thường bị hiểu nhầm. Tuy nhiên, đối với người Công giáo, Bí tích Thánh Thể không đơn thuần là một biểu tượng, mà đó thực sự là Chúa Giêsu.
Bài viết này tóm gọn 4 sự thật thú vị về Bí tích Thánh Thể như sau:
Hội thánh Công giáo có một tín điều gọi là “biến đổi bản thể” (transubstantiation). Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo giải thích rằng: “Nhờ lời thánh hiến bánh và rượu đã diễn ra sự biến đổi trọn vẹn bản thể bánh thành bản thể Mình Thánh Đức Kitô, Chúa chúng ta, và biến đổi trọn vẹn bản thể rượu thành bản thể Máu Thánh Người” (GLHTCG 1376).
Điều đó có nghĩa là trong khi hình bánh và rượu vẫn còn nguyên, nhưng bản thể đã được biến đổi hoàn toàn (nhờ quyền năng của Thiên Chúa) thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Giáo lý này dựa trên Kinh Thánh và truyền thống, và vẫn giữ nguyên bản chất kể từ thời các Tông đồ cho đến nay.
Adam Daniels, một người phát ngôn của nhóm tà giáo Satan cho biết: “Tất cả nền tảng của ‘thánh lễ’ Satan giáo là chúng tôi lấy bánh thánh đã được làm phép để ‘chúc lành’ hoặc dâng hiến nó cho Satan. Chúng tôi kiểm duyệt nó, làm tất cả những việc thường làm để chúc lành cho một lễ vật, mà ở đây rõ ràng là thân thể của Chúa Kitô. Sau đó, chúng tôi lấy nó và làm phép lại nó, hoặc ma quỷ sẽ làm…”
Trước nguy cơ bị kiện, nhóm đã trả lại Mình Thánh Chúa cho Giáo hội. Tạ ơn Chúa.
Nhưng bạn có để ý đến lời chứng của người phát ngôn nói về Thánh Thể không? Anh ta nói rằng: “ở đây rõ ràng là thân thể của Chúa Kitô”
Mặc dù vụ việc này nghiêm trọng và đáng buồn (và cũng không phải lần đầu tiên), nhưng những người Satan giáo này rõ ràng coi bánh thánh đã được truyền phép của Công giáo là Mình Thánh thật sự của Chúa Kitô, chứ không phải biểu tượng của Người. Đây chính là sự khẳng định cho câu Kinh Thánh: “Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ” (Gc 2:19)
Nhiều đoạn trong Kinh Thánh Tân Ước chỉ cho chúng ta thấy nguồn gốc chính của giáo lý này. Bạn có thể tìm thấy một cuộc thảo luận chi tiết hơn về Bí tích Thánh Thể trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo.
Bản văn tham khảo có thế giá nhất đến từ chính lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan 6:54-57. Ở đây Đức Giêsu nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy”.
Các câu tiếp theo cho thấy giáo lý này gây tranh cãi ngay từ đầu. Một số môn đệ của Chúa Giêsu đã bỏ Ngài đi sau bài giảng này, nhưng Ngài không hề rút lại lời mình để níu kéo họ. Bí tích Thánh Thể là điều Chúa Giêsu mong muốn cho Giáo hội của Ngài, bởi vì Ngài muốn thực sự đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành trên trần gian.
Tôi không còn thèm muốn của ăn hay hư nát, hoặc những thú vui đời này. Tôi ao ước chính bánh của Thiên Chúa là Thân Mình Đức Kitô bởi dòng dõi David; còn về của uống thì tôi khao khát Máu Ngài là chính tình yêu không hề băng hoại.” (Thánh Inhaxiô thành Antiokia – thế kỷ thứ nhất)
“Của ăn này chúng ta gọi là Bí tích Thánh Thể, không ai được phép tham dự trừ những người tin rằng những điều chúng ta dạy là đúng, và đã lãnh nhận phép rửa tội để được tha thứ tội lỗi và được tái sinh, và những người sống theo cách Chúa Kitô đã truyền lại cho chúng ta. Vì chúng ta không nhận được những thứ này như bánh hay rượu thông thường; nhưng như Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhập thể bởi Lời Chúa đã mặc lấy xác phàm thịt và máu để cứu rỗi chúng ta, chúng ta cũng được dạy rằng thức ăn được thánh hiến bởi Lời cầu nguyện đến từ Người, từ đó xác thịt và máu của chúng ta được nuôi dưỡng bằng sự biến đổi, chính là xác thịt và máu của Chúa Giêsu nhập thể.” (Thánh Justinô tử đạo – thế kỷ thứ 2)
“[Chúa Kitô] đã tuyên bố chiếc chén này, một phần của công trình sáng tạo, là Máu của chính Người, từ đó Người làm cho máu của chúng ta tuôn chảy; và bánh này, một phần của công trình sáng tạo, Người đã lập làm nên chính Thân thể Người, từ đó Người làm tăng trưởng thân thể chúng ta.” (Thánh Irênê thành Lyon – thế kỷ thứ 2)
Cho đến ngày nay, phần lớn Kitô hữu trên toàn thế giới vẫn tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Có hơn 2 tỷ người Kitô hữu trên toàn thế giới. Một nửa trong số đó, khoảng 1 tỷ người, là người Công giáo (trong số đó, chỉ có 7% ở Hoa Kỳ). 12% người theo đạo Thiên Chúa trên thế giới là người Chính thống giáo, những người cũng tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể.
Điều đó có nghĩa là cứ mỗi 5 người Kitô hữu thì có hơn 3 người thuộc về một Giáo hội tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Quả thật, khi Đức Giêsu nói rằng chúng ta được cứu bởi Máu Ngài, không có nghĩa là chúng ta đã được “cứu” bởi “máu” của Ngài (tức hiểu theo nghĩa bóng) – mà ý Ngài là chính Máu thật của Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời.
Tác giả: Philip Kosloski
Lê Vũ dịch từ Aleteia
Nguồn: dongten.net
Có thể bạn quan tâm
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1
Sống tinh thần Năm Thánh trong thực hành cụ thể của Giáo xứ..
Th1
Hành Hương Thời Tân Ước – Phần 2: Tại Sao Hành Hương Cần..
Th1
Nước Đóng Vị Trí, Vai Trò Gì Trong Kinh Thánh?
Th1
Cáo Phó: Ông Cố Phêrô – Thân Phụ Của Linh Mục Phêrô Nguyễn..
Th1
Cẩm Nang Học Hỏi Năm Thánh 2025
Th1
Cháy rừng ở Los Angeles phá hủy một nhà thờ, nhiều trường học..
Th1
Bài Giảng Đức Thánh Cha – Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm..
Th1
Mùa Thường Niên bắt đầu khi nào?
Th1
Suy Niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa – Hồng ân tái sinh
Th1
Trong 2 Tuần Sau Khi Khai Mạc, Có Hơn Nửa Triệu Người Đã..
Th1
Đức cha G.B Nguyễn Huy Bắc dâng thánh lễ tạ ơn tại quê..
Th1
Quý Đức Cha Giáo Tỉnh Hà Nội Họp Mặt Tất Niên Năm Giáp..
Th1
Cáo Phó Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm C
Th1
Hội Ngộ Đồng Hương Giáo Phận Hà Tĩnh Tại Miền Nam 2025
Th1