Khởi đầu Tam Nhật Vượt Qua, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã về với Giáo xứ Xuân Sơn, một Giáo xứ nghèo thuộc vùng miền núi hẻo lánh, để cử hành mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu bắt đầu bằng thánh lễ tiệc ly và nghi thức rửa chân.
Mỗi năm, người Do Thái mừng Lễ Vượt Qua để tưởng nhớ biến cố Thiên Chúa đã giải thoát họ ra khỏi đất Ai Cập. Chúa Giêsu đã mượn biến cố này để khai mào cho Cuộc Thương Khó của Ngài, khi cùng với các môn đệ thân tín dùng bữa ăn Vượt Qua. Trong bữa tiệc linh thánh này, Ngài đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ và dạy rằng: “Các con cũng hãy rửa chân cho nhau như Thầy đã rửa chân cho các con”. Cũng trong bữa tiệc đó, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, Ngài tự hiến mình làm Thần Lương nuôi dưỡng chúng ta và ở lại với chúng ta mọi ngày. Đồng thời, Ngài thiết lập thánh chức linh mục để tiếp tục hiến lễ cứu độ.
Khởi đầu Tam Nhật Vượt Qua, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã về với Giáo xứ Xuân Sơn, một Giáo xứ nghèo thuộc vùng miền núi hẻo lánh, để cử hành mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu bắt đầu bằng thánh lễ tiệc ly và nghi thức rửa chân.
Đức cha Phaolô đã quảng diễn về lời di chúc tình yêu của Chúa Giêsu cho các môn đệ và cho chính mỗi người chúng ta. Trước khi từ giã cõi trần, Chúa Giêsu đã để lại di chúc tình yêu, và di chúc đó có hai hành động quan trọng: Thiết lập Bí tích Thánh Thể để nuôi sống linh hồn chúng ta và để ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Ngài trở nên tấm bánh bẻ ra cho mọi người và cho muôn thế hệ; Chúa Giêsu còn có một cử chỉ đặc biệt, đó là cử chỉ diễn tả tình yêu thương phục vụ trong khiêm hạ, qua việc rửa chân cho các môn đệ, Ngài dạy chúng ta không những bằng lý thuyết mà bằng thực tế, bằng hành động cụ thể: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,15). Rửa chân cho nhau nghĩa là hãy lấy tình yêu để xóa bỏ những lỗi lầm mà người này đã vô tình hay hữu ý gây ra cho người kia. Vì chỉ có tình yêu mới hoán cải được lòng người. Chỉ bằng tình yêu người ta mới dám hết mình phục vụ nhau. Chính Chúa đã làm gương dù biết rằng Giuđa sẽ phản bội, Phêrô sẽ chối từ. Dù biết rằng các môn đệ sẽ bỏ Ngài trong cơn nguy biến… Chúa làm như vậy là để các ông ghi khắc mãi trong trái tim mình một ân huệ, rằng: cho dù đôi chân của các ông có bước tới tận bùn sâu của tội lỗi, Chúa vẫn thứ tha, và Ngài sẵn sàng cúi xuống rửa sạch đôi chân lâm lem bụi trần của các ông! Rửa chân đây không phải là rửa tượng trưng một lần mà thôi, nhưng là phục vụ yêu thương nhau suốt cả cuộc đời.
Chúa Giêsu rửa chân cho chúng ta và Ngài dạy phải rửa chân cho anh em mình. Có những bàn chân hôi thối, có những bàn chân méo mó, có những bàn chân có khúc mắc, hận thù với chúng ta,… nhưng vì Chúa, đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải chấp nhận rửa chân cho nhau và hy sinh vì anh em mình. Đó chính là giới luật yêu thương.
Cách biệt với trung tâm đô thị nhộn nhịp và chen chúc, bao bọc chung quanh là núi rừng trùng điệp, thấp thoáng xa xa ngôi nhà thờ nhỏ của giáo xứ với những công trình đang dang giở dần dần dược hiện rõ hơn. Giáo xứ Xuân Sơn tọa lạc trên một ngọn đồi cao, thuộc vùng sơn cước xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, cách thị xã Kỳ Anh hơn 30km về phía Tây. Đây là một Giáo xứ có vị trí hiểm trở nhất trong giáo hạt Kỳ Anh, đường sá đi lại khó khăn do ngăn sông cách núi.
Chính vì thế, giáo dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống, khí hậu khắc nghiệt. Về mùa hè, nhiều gia đình, kể cả nhà thờ và nhà xứ không đủ nước để sinh hoạt. Khoảng cách đi lại giữa các Giáo họ với nhà thờ xứ tương đối xa nên cách trở về mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, Giáo xứ đã có một khoảng thời gian 50 năm vắng bóng chủ chăn (1960-2010). Xứ đạo không có cha quản xứ nên việc học và dạy giáo lý bị gián đoạn. Điều kiện kinh tế của người dân còn vất vả, mức sống tương đối thấp, nhiều con em đã nghỉ học sớm, trình độ nhận thức bất cập, gây khó khăn trong việc dạy giáo lý cũng như sống đạo.
Giáo xứ hiện nay có hơn 700 giáo dân, với ba giáo họ: Xuân Sơn, Mỹ Hoà và Tùng Nậy. Dưới sự coi sóc của cha Gioan Baotixita Cao Đình Hải. Xin mọi người tiếp tục thêm lời cầu nguyện cho Giáo xứ nhỏ bé nơi vùng sơn cước này, ngày càng vững mạnh về đời sống đức tin cũng như tinh thần sống đạo. Giáo xứ hiện đang xây dựng công trình nhà thờ trong giai đoạn dần hoàn thiện, vì thế còn cần nhiều sự giúp đỡ của các ân nhân, các mạnh thường quân, để ngôi thánh đường sớm hoàn thiện, có nơi thờ phượng Chúa cách xứng đáng hơn.
Peter Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11