TUẦN I
Thứ Hai
Dt 1,1-6; Mc 1,14-20
Hôm qua chúng ta mừng kính biến cố Chúa Giêsu đến chịu phép rửa với Gioan. Ý nghĩa của biến cố đó là Chúa Giêsu được chính thức tấn phong làm Người Tôi Tớ Giavê gánh tội trần gian và làm Đấng Thiên Sai để thực hiện việc cứu thế. Ngài được Thánh Thần xức dầu, nhưng một cách đặc biệt hơn nhiều so với các ngôn sứ trước Ngài, vì như lời thơ Dothái, Ngài là vị ngôn sứ tối hậu và cao cả nhất, Ngài là chính Con Thiên Chúa, được Thiên Chúa sinh hạ và đặt làm chủ tể vũ hoàn. Ngài là lời viên mãn, diễn tả hết về mầu nhiệm Thiên Chúa, hơn hẳn những lời thiếu xót và lẻ tẻ khi trước của các ngôn sứ. Khi sai gởi chính Con Một đến, Thiên Chúa sẽ không cần gởi ai thêm và không cần nói thêm lời nào khác. Con Một Thiên Chúa sẽ mạc khải cho loài người biết đầy đủ về Thiên Chúa và đồng thời biết đầy đủ về con người. bởi vì Ngài sống giữa trần gian vừa như hiện thân của Thiên Chúa vô hình, vừa như con người lý tưởng và điển hình. Nhìn Ngài và nghe Ngài là nhân loại hiểu biết về Thiên Chúa và cũng biết con người phải sinh sống cử xử thế nào.
Hôm nay Tin Mừng Marcô cho thấy Ngài bắt đầu rao giảng về Nước Trời, tức là về lúc Thiên Chúa đến thống trị, đến thiết lập triweeuf đại thánh thiện, hạnh phúc của Ngài, thể hiện quyền năng cứu độ và tình thương dạt dào của Ngài. Bằng đề tài Nước Trời, Chúa Giêsu sẽ đưa con người đến Tin Mừng mà bao thế hệ nôn nao chờ mong và làm cho con người cảm mến được tình thương và sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa.
Nước Trời chính là quà tặng vô giá của Thiên Chúa tình yêu, là lời mời gọi mọi người lầm than đến hưởng hạnh phúc. Tuy là quà tặng Nước Trời, Thiên Chúa không muốn áp đặt trên con người, không muốn bắt buộc con người phải nhận. Ngài tôn trọng tự do của con người đến cùng. Bởi đó vừa bắt đầu rao giảng về Nước Trời, Chúa Giêsu đã ngỏ lời kêu gọi các môn đệ tiên khởi. Ngài muốn cất tiếng mời gọi, Ngài muốn cho thấy Ngài cần sự cộng tác của con người trong việc cứu thế, tuy Ngài có thể làm hết mọi sự và thực ra chỉ có Ngài mới làm được mọi. Và ta thật cảm động khi thấy sự đáp ứng mau mắn và quảng đại của các tông đồ đầu tiên. Con Thiên Chúa mang Nước Trời đến để nói lên tình thương vô biên của Cha đã lập tức gặp được những con người nhiệt tâm từ bỏ mọi sự, đáp lại tiếng gọi của Ngài, dù không biết trước cuộc lên đường hôm nay sẽ đưa mình đi tới đâu.
Mùa thường niên là mùa để tín hữu chúng ta đem mầu nhiệm Đức Kitô thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Ta hãy cảm tạ Ngày đã ban cho ta được diễm phúc sống trong thời cuối cùng, thời Cha trên trời sai gởi chính Con Một của Ngài đến và ban tặng Nước Trời cho ta. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể giúp ta ngày càng biết noi gương các kẻ tin đầu tiên, biết quảng đại từ bỏ mọi sự thuộc thế gian, hay ít là coi chúng chỉ là thứ yếu, để chuyên chú tìm kiếm Nước Trời, nhiệt tâm cộng tác với Chúa trong việc cứu thế, nhất là qua con người và thái độ sống, ta nối tiếp Chúa Giêsu trở nên hiện thân của Nước Trời giữa xã hội hôm nay và trở nên dấu chỉ sống động cho người ta hiểu về Thiên Chúa, trông thấy Thiên Chúa của chúng ta.
Thứ Ba
Dt 2,5-12; Mc 1,21-28
Tác giả thơ Dothái đặc biệt nhấn đến vai trò thượng tế của Chúa Giêsu và việc Ngài dâng mình làm hy tế, nên tác giả ấy cũng đặc biệt đề cao giá trị của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu . Theo đoạn thơ ta vừa nghe, Chúa đã được tôn dương lên trên mọi loài và có quyền làm chúa trên mọi loài sau khi Ngài bị hạ xuống kém các thiên thần và sau khi Ngài chịu khổ nạn, trong đó Ngài vâng lời Cha tuyệt đối và dâng một lễ tế vượt mọi lễ tế của Cựu ước, Ngài đã trở nên hoàn hảo và đưa cả loài người về cùng Thiên Chúa. Từ đó, Ngài cũng được triều thiên vinh quang và danh dự, trở nên vị Chúa đầy uy thế.
Thánh Marcô trong bài Tin Mừng thì muốn chứng tỏ uy thế của lời rao giảng của Đức Giêsu đã có ngay lúc Ngài mới ra hoạt động lúc công khai. Lời giảng của Ngài có uy thế với ngay địch thù đầu sỏ của Nước Trời là chính ma qủy. Chính vì thế, Chúa Giêsu vừa giảng xong, quỷ đã phải lên tiếng. Nó lập tức gọi đích danh Ngài là Giêsu Nazareth. Nó hy vọng là nhờ gọi tên Ngài ra trước, nó sẽ khống chế và áp đảo được Ngài. Nhưng nó đã thua bại. Sự có mặt và lời rao giảng của Chúa Giêsu là sự vinh thắng của Nước Trời, khiến muôn loài phải thần phục.
Qua câu chuyện này, thánh Marcô cũng nhắc nhở ta rằng Lời Chúa đang được rao giảng trong Hội Thánh cũng đầy uy quyền và cũng sẽ giải thoát kẻ tin khỏi vòng nô lệ tà thần và tội lỗi. Muốn được thuộc về Nước Trời, ta cần quý chuộng và chăm chú lắng nghe Lời Chúa. nhưng Chúa Giêsu còn muốn nói thêm với ta là chỉ nghe lời Chúa và kêu tên Ngài suông là chưa đủ. Quỷ đã chu tréo lên, xưng tên Ngài và nói chân tướng Ngài ra, nhưng Ngài đã cấm nó, vì chỉ ai đi qua mầu nhiệm thập giá mới xứng đáng gọi tên Ngài. Chỉ ai đi qua mầu nhiệm thập giá mới có Thánh Thần và khi đó Danh Chúa mới trừ quỉ và tha tội cho họ được.
Theo thơ Dothái, quyền Chúa của Đức Kitô chỉ toàn thắng trong ngày cánh chung, ngày tận thế. Hiện nay, ta chưa thấy mọi sự phục quyền Ngài. Tuy vậy, ngay trong hiện tại, mỗi cá nhân chúng ta có thể phục quyền Ngài, có thể trở thành sự vinh thắng của Ngài, mỗi khi ta chấp nhận lời đầy uy quyền của Chúa và bước theo Ngài đi vào con đường thập giá, chết đi cho tà thần, cho thế gian, cho con người xác thịt.
Hằng ngày, khi đến tham dự thánh lễ là chúng ta bước ra khỏi thế gian lao xao để sống trước ngay từ cảnh thánh thiện của Nước Trời. Ta hãy để cho Chúa Giêsu Thánh Thể hiển trị nơi cuộc đời ta và đặt ta trong quyền Chúa hiển vinh của Ngài, để trong khi chờ ngày khải hoàn của Ngài, bản thân ta đã là chính sự khải hoàn cho Ngài.
Thứ Tư
Dt 2,14-18; Mc 1,29-39
Trước kia người ta vẫn nói thánh Marcô là thơ ký nghi lại những bài giảng của thánh Phêrô. Mà thánh Phêrô là một người thuyền chài, ít học chỉ nói một mộc mạc bình dân, nên Tin Mừng Marcô cũng mộc mạc bình dân. Nay các nhà chú giải Kinh Thánh thấy Marcô cũng là đại diện của một cộng đoàn tiên khởi, ngài viết lên niềm tin đối với Chúa phục sinh của cộng đoàn đó, nên Tin Mừng của ngài có một sứ điệp thần học, mỗi đoạn, mỗi câu không chỉ có nghĩa mộc mạc mà còn chứa đựng cả một ý nghĩa thần học thâm thúy.
Đoạn Tin Mừng hôm nay là một bằng chứng. Ta có thể nói đây là một bài giới thiệu về hoạt động cứu thế và những hoài bão, những ước mong của Đấng Cứu Thế.
Trước hết, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường Dothái, đến miền Galilê. Chi tiết nàycó ý nói Ngài mở rộng hoạt động của mình ra ngoài khu vực Dothái, báo hiệu hoạt động “đến với muôn dân” sau này, vì miền Galilê luôn được hiểu là miền dân ngoại.
Cách Chúa chữa bà nhạc gia Simon bằng cách cầm tay và nâng dạy ám chỉ đến mầu nhiệm phục sinh, trong đó Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết.
Chiều đến, tất cả các bệnh nhân được đưa tới, tất cả thành tụ tạp lại: việc Chúa làm cho bà nhạc gia Simon sẽ được Chúa thực hiện cho tất cả mọi người. Trường hợp bà nhạc gia Simon chỉ như cái mẫu, như nó điển hình cho các trường hợp khác: Chúa phục sinh nâng người ta dậy từ thân phận bại liệt do tội lỗi, do ma quỉ, để người ta đứng lên và đi phục vụ Chúa.
Nhưng thánh Marcô không nói tiếp là Chúa chữa “tất cả” mà là nói Chúa chữa “nhiều” bệnh nhân, trừ “nhiều” quỉ: Chúa không chữa tất cả, vì có kẻ chưa có lòng tin. Người ta phải muốn được chữa mới được và người ta phải nhớ Chúa đi qua thập giá, phải tin mầu nhiệm khổ nạn mới được (bởi đó Chúa cấm quỉ tuyên xưng về Ngài trước khi Ngài chịu chết).
Vì nhiều người:
§ chưa có lòng tin,
§ khó tin rằng Chúa phải đi qua mầu nhiệm thập giá,
§ khó bỏ nhãn giới hay quan niệm trần tục về Đấng Thiên Sai.
Họ giống kẻ còn ở trong tối tăm, còn chưa tỉnh ngủ, nên giữa khi họ còn ngủ, lúc sáng tinh mơ, Chúa phải đi cầu nguyện để mọi người có thêm lòng tin.
Simon đi tìm Chúa: tông đồ kể là có trổi vượt hơn nhiều người trong thái độ. Nhưng chắc chưa dễ bỏ quan niệm trần tục, nên Chúa bảo phải đi nữa, ra khỏi chỗ hiện tại, đi thâm nữa, để Cứu Thế.
Vậy đoạn Tin Mừng đầy những ý nghĩa thần học sâu sắc. Chỉ bằng những câu có vẻ đơn sơ dễ hiểu, Marcô đã gởi tới ta một sứ điệp thâm thúy về Chúa Cứu Thế.
Đoạn thơ Dothái cũng ta hiểu thêm về Chúa Cứu Thế. Để giải thoát nhân loại khỏi sự chết, từng khiến bao người đành làm nô lệ chỉ vì sợ chết, Ngài đã hoàn toàn đảm nhận thân phận con người, tự nguyện trải qua các đau khổ cũng như sự chết. Con đường Ngài chọn đã là con đường từ bỏ thế gian, tự hủy chính bản thân. Nhờ thế Ngài trở nên vị Thượng Tế cảm thương ta, xóa bỏ tội lỗi cho ta, mang lại cho ta sự sống sung mãn.
Giờ đây Ngài đến với ta trên bàn thờ trong tư cách vị Chúa đã sống lại. ta hãy lấy lòng tin nài van Ngài cứu độ ta và lấy lòng tin chấp nhận đi vào con đường thập giá để ta cũng được chỗi dậy và ở lại mãi trong sự sống mới như những bệnh nhân ngày xưa đã được Ngài chữa khỏi.
Thứ Năm
DT 3,7-14; Mc 1,40-45
Thánh Marcô hôm nay tiếp tục giới thiệu những bước đầu của việc Chúa Giêsu hoạt động công khai đẻ cứu độ bằng quyền năng của Ngài. Theo đoạn Tin Mừng ta vừa nghe, Ngài chữa lành một người phong cùi. Các phép lạ Chúa làm là một dấu chỉ cho thấy Nước trời đã đến. Chúa sẽ bảo người cùi đến trình diện các tư tế va dâng của lễ theo luật Môisen: việc đó có ý nhắc cho các tư tế biết là Nước Trời đã đến, vì nay đã có người làm phép lạ chữa lành bệnh cùi.
Phép lạ hôm nay có thể được sánh với phép lạ làm cho kẻ chết sống lại, vì người cùi kể như chết đối với xã hội Dothái, nay Chúa ban lại quyền sống khi cho anh hội nhập lại vào xã hội.
Phép lạ này cũng là một cuộc cách mạng lớn lao, lật đổ quan niệm về sạch và dơ, quan niệm đã từng khai trừ người cùi, coi họ là ô uế, bắt họ sống cách ly, phải rung chuông hay la lên để người khác biết và đừng đến gần, vì ai chạm phải họ kể như ra ô uế theo sự quy định của lề luật.
Phép lạ này cũng là hình ảnh và hậu quả được hưởng trước của ơn cứu rỗi do việc Chúa Giêsu đã chết và sống lại. nay Chúa Giêsu chưa chết, nên Ngài cấm người cùi loan truyền sự việc, sợ người ta hiểu lầm Chúa chỉ là một vị phù thủy và hiểu sai về đường lối cứu thế của Chúa.
Nhưng chi tiết đáng để ý nhất là trước khi chữa, Chúa Giêsu đặt tay trên anh ta, nghĩa là Ngài tự để cho mình mắc ô uế, Ngià tỏ dấu liên đới với người cùi, bất chấp hiểm nguy thiệt thòi cho mình, bất chấp sự kết án của lề luật. Điều này nói lên tình thương vô tận của Ngài đối với người bị xã hội nhờm tởm và báo trứoc việc Ngài gánh lấy nỗi khốn cùng của ta, thậm chí trở thành sự tội vì ta trong mầu nhiệm khổ nạn.
Chúng ta thật đã được Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu yêu thương đến cùng. Đây là lý do thôi thúc ta suốt đời cảm tạ Thiên Chúa và giữ vững niềm tin đối với Ngài. Tác giả thơ Dothái vừa khuyên các Kitô hữu thời ông và tất cả chúng ta đừng để mình sa sút về lòng tin, bị tội lỗi mê hoặc, giống như dân Dothái thời xuất hành: tuy đã được Thiên Chúa can thiệp đưa ra khỏi đời nô lệ trong Aicập và dẫn về Đất Hứa, tuy được chứng kiến bao việc lạ lùng của Thiên Chúa làm, họ đã sớm phản nghịch cùng Thiên Chúa và để mất niềm tin ban đầu.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể nâng đỡ ta mọi lúc trong đức tin, giúp chúng ta bắt chức người phong cùi đầy lòng tin đối với Chúa Giêsu, đến nỗi vì tin, anh đã không sợ luật pháp, cứ đến gần Chúa, vì chắc rằng nếu Ngài muốn, Ngài sẽ làm cho anh nên sạch. Chúng ta cần đứng vững trong đức tin, bởi vì chỉ khi còn tin, ta mới được đồng phần với Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Thứ Sáu
Dt 4, 1-11; Mc 2,1-12
Đoạn Tin Mừng hôm nay tiếp tục giới thiệu Chúa Giêsu ở những bước đầu thời kỳ Ngài hoạt động cứu thế. Tuy Ngài mới khởi sự nhưng bóng dáng sự chống đối đã thấp thoáng. Khi vừa nghe Ngài nói với người bất toại “tội lỗi con được tha” vì thấy lòng tin lớn lao của người ấy và những người khiêng người ấy, các luật sĩ đã thắc mắc và chống đối trong lòng. Chính ra điều họ nghĩ không phải là sai ” ai có qquyền tha tội, ngoại trừ một mình Thiên Chúa”, nhưng trong trường hợp Chúa Giêsu thì nghĩ như thế không còn đúng nữa: sao họ không mở mắt để thấy bao điều kỳ diệu Chúa đang thực hiện trong thời gian gần đấy, sao họ không thấy Chúa giảng dạy đầy uy quyền và hiệu quả, sao họ không thấy dân chúng mườn mượt kéo đến để nghe Chúa Giêsu? Đằng sau sự thắc mắc có tính cách chống đối của họ, chúng ta phải nhận ra lý do là họ lấy mình làm trung tâm, lấy ý nghĩa mình làm đúng và bắt mọi người phải theo đúng như thế mới được. Đàng sau thái độ của họ, chúng ta phải thấy lòng dạ con người: tự cao tự tôn, hẹp hòi, cứng ngắc. Từ chổ là người lo đọc kinh thánh, lo giải thích luật để hướng dẫn dân biết kính thờ Thiên Chúa, họ đi đến chổ nâng mình lên, coi mình là tiêu chuẩn và khuôn phép của mọi sự đến nổi mù quáng không còn nhận ra những việc kỳ diệu và sự hiện diện của Chúa, cũng như dấu hiệu mời gọi của Chúa, đến nỗi bắt cả Thiên Chúa cũng và khuôn của họ. Họ chống đối Chúa Giêsu chỉ vì đã để lòng dạ mình nên quá lớn.
Họ là hạng người giống như tổ tiên ngang bướng của họ vào thời xuất hành ngày xưa. Vì thương, Thiên Chúa đã đưa lớp tổ tiên ấy ra khỏi Ai cập để dẫn về đất hứa là nơi an nghỉ như thư Do thái nói. Nhưng họ đã chống đối Thiên Chúa và không xứng đáng vào nơi an nghỉ ấy.
Giờ đây Chúa Giêsu cũng đến với nước trời hạnh phúc. Các phép lạ của Ngài khác nào như bằng chứng là Ngài đang xoa dịu nổi khổ của con người, đang kéo họ ra khỏi cảnh lầm than vất vả và đang mời gọi mọi người hãy tin nhận nước trời để được bước vào cảnh an nghỉ hạnh phúc. Do thái đã tự tôn và ngoan cố, các đối thủ của Chúa Giêsu đã bỏ lỡ mất cơ hội quí giá là được hưởng sự an nhàn mà Ngài dạm ban.
Đối với chúng ta, chớ gì chúng ta đừng để lỡ cơ hội như vậy do việc để mình bị lung lạc trong đức tin và trong việc sống đạo. Ta hãy nhờ ơn thiêng của Chúa Giêsu Thánh Thể mà chí thú lo cho phần rỗi mình và chân thành khuyên bảo nhau sống trung tín, bao lâu còn là hôm nay, nghĩa là bao lâu Chúa còn để ta sống và có cơ hội chọn theo Ngài. Ước gì chúng ta trở thành những con người có lòng tin mạnh mẽ, bbất chấp cản trở gian khó, như lòng tin của người bất toại và những người khiêng anh ta, để chẳng những ta làm Chúa vui lòng, mà ta còn xứng đáng hưởng cuộc sống an nghỉ và diễm phúc của nước trời nữa.
Thứ Bảy
Dt 4, 12-16; Mc 2,13-17
Chúa Giêsu đã khai mạc hoạt động công khai của Ngài bằng lời công bố về nước trời. Và để chứng tỏ rằng nước trời đang bắt đầu có mặt, Ngài đã làm nhiều phép lạ. Hôm nay, ta thấy Ngài còn chứng tỏ sự có mặt của Nước Trời bằng thái độ sống của Ngài: đó là Ngài kêu gọi Lêvi, một người làm nghề thu thuế, một thứ nghề bị người Dothái khinh miệt, coi là bất lương, vì bóc lột đồng bào và vơ vét cho ngoại bang. Chẳng những thế, sau klhi Lêvi đáp lại Ngài, bỏ mọi sự theo Ngài, Ngài còn đến nhà ông, đồng bàn với những người thu thuế và những người bị coi là tội lỗi nữa.
Cách cư sử của Chúa Giêsu diễn tả về Nước Trời, vì qua việc quí thương kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu đang thực hiện các lời loan báo trong Cựu ước, nhất là những lời như: Thiên Chúa chuộng lòng nhân nghĩa hơn lễ tế, Thiên Chúa là Đấng nhân nghĩa, Người yêu thương loài người, kết ước với nhân loại và đạo của Người là đạo tình yêu. Vào ngày Giavê, Người sẽ qui tụ mọi người bên Đông, bên Tây vào Nước Trời. Chính bàn tiệc mà Lêvi sửa soạn và Chúa Giêsu tham dự là hình ảnh về thời Thiên Sai mà các ngôn sứ hằng nói tới. Bàn tiệc đó được mở ra để đón mọi người, bất chấp họ thuộc dân nào, bất chấp họ là kẻ đạo hạnh hay là người tội lỗi.
Nhưng, như Marcô đã cho thấy, ngay từ đàu đã có nhiều đối thủ xuất hiện chống lại Chúa Giêsu. Hôm nay, các luật sĩ và biệt phái cự nự Ngài về việc Ngài dám ngồi ăn uống với những người tội lỗi. Chính họ là kẻ cho mình là thầy dạy, là người giải thích cho dân hiểu Lời Chúa mà lại đi ngược với Lời Chúa, sao lãng với lời dạy của các ngôn sứ. Lẽ ra họ phải nhìn thấy chuyện nhiều tội lỗi đang sám hối để mà vui mừng lên, thì họ lại xét nét và lên án cả người rao giảng Nước Trời là Chúa Giêsu lẫn cả những người ăn năn hoán cải. Chắc chắn họ không thoát khỏi sự phán xét thẳng nhặt của chính Lời Chúa, Lời mà thơ Dothái bảo là sắc bén như dao, thấu suốt, phanh phui mọi kín ẩn trong tâm hồn.
Chúng ta là những kẻ tội lỗi được Chúa xót thương, tha thứ và kêu gọi. Tuy bất xứng, ta đã được làm môn đệ Chúa và được tham dự vào bàn tiệc Nước Trời. Thánh lễ hằng ngày chính là bữa tiệc cánh chung trong đó ta được đồng bàn với chính Chúa. Ta hãy có tâm tình cảm tạ và biiết ơn đối với tình thương Chúa. xin Chúa giúp ta đừng màng Lời Chúa, trái lại, như thơ Dothái nhắn nhủ, ta luôn biết soi mình nơi Lời Chúa để hằng ngày uốn nắn con người mình, luôn giữ vững ddức tin và tin tưởng chạy đến cùng Chúa Giêsu, vị Thượng tế cảm thương, để ta sống xứng kẻ thuộc về Nước Trời và biết yêu thương, cảm thông đối với những anh em khác, giống như cách cư xử của Chúa.
Nguồn:hoangcatholic.com
Có thể bạn quan tâm
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1
Sống tinh thần Năm Thánh trong thực hành cụ thể của Giáo xứ..
Th1
Hành Hương Thời Tân Ước – Phần 2: Tại Sao Hành Hương Cần..
Th1
Nước Đóng Vị Trí, Vai Trò Gì Trong Kinh Thánh?
Th1
Cáo Phó: Ông Cố Phêrô – Thân Phụ Của Linh Mục Phêrô Nguyễn..
Th1
Cẩm Nang Học Hỏi Năm Thánh 2025
Th1
Cháy rừng ở Los Angeles phá hủy một nhà thờ, nhiều trường học..
Th1
Bài Giảng Đức Thánh Cha – Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm..
Th1
Mùa Thường Niên bắt đầu khi nào?
Th1
Suy Niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa – Hồng ân tái sinh
Th1
Trong 2 Tuần Sau Khi Khai Mạc, Có Hơn Nửa Triệu Người Đã..
Th1
Đức cha G.B Nguyễn Huy Bắc dâng thánh lễ tạ ơn tại quê..
Th1
Quý Đức Cha Giáo Tỉnh Hà Nội Họp Mặt Tất Niên Năm Giáp..
Th1
Cáo Phó Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1