Sau khi kể lại việc các môn đệ trực tiếp chứng kiến Chúa Giê-su rời khỏi các ông và được đem lên trời Thánh sử Lu-ca đã ghi lại: Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ. Chúng ta hơi ngạc nhiên vì tâm trạng các môn đệ có vẻ mâu thuẫn trong tình huống này. Có lẽ nào khi chúng ta chia tay với những người mình quý mến mà lòng chúng ta lại được tràn đầy hoan hỷ? Câu trả lời cho tâm trạng của các môn đệ được tìm thấy nơi niềm xác tín của các ông về một Đức Ki-tô vừa hiện diện vừa vắng mặt trên trần thế.
Đức Giê-su “vắng mặt” nơi trần thế. Khi lên trời, Người về với Chúa Cha như chính Người đã nói. Người lìa xa các ông và từ nay Người không còn hiện diện cách thể lý như trong suốt 33 năm của cuộc đời dương thế, và trong suốt 40 ngày kể từ khi Chúa sống lại. Từ nay, Đức Giê-su vắng mặt nơi trần thế. Người đã nói với các môn đệ: “Thầy đi thì tốt cho các con… Thầy không bỏ các con mồ côi… Thầy sẽ sai Thánh Thần đến với các con và Ngài sẽ dẫn các con đến chân lý toàn vẹn.”
Mặc dù Chúa Giê-su đã về trời, nhưng Người vẫn hiện diện giữa trần gian. Các nhà thần học gọi đó là một sự “Hiện diện – Vắng mặt”, có nghĩa là Chúa hiện diện mà ta không nhìn thấy, đồng thời Chúa vắng mặt nhưng đức tin mách bảo rằng Người đang ở với chúng ta. Chính Chúa đã hứa với các môn đệ trước khi rời xa các ông: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
Căn cứ vào những suy luận trên đây, chúng ta hiểu được tâm trạng của các môn đệ sau khi đã được chứng kiến Chúa lên trời. Các ông vui mừng với niềm xác tín rằng Chúa đang hiện diện với các ông, mặc dù từ nay, các ông không còn được ăn uống với Người và lắng nghe những lời Người giáo huấn. Từ nay, bổn phận chính yếu của các ông là nhớ lại những lời dạy của Chúa và lên đường loan báo lời dạy ấy cho muôn dân. Mặc dù không còn được thấy Chúa bằng con mắt thể lý, các ông vẫn thấy Người bằng con mắt đức tin. Đối với chúng ta cũng vậy. Chúng ta giống như hai lữ khách trên đường Em-mau, từng bước ngỡ ngàng nhận ra Chúa đang hiện diện qua những cử chỉ chia sẻ huynh đệ và nhất là qua lời cầu nguyện.
Lễ Thăng Thiên là lễ của niềm vui và hy vọng. Bởi lẽ việc Chúa lên trời cũng đã là chiến thắng của chúng ta (x. Lời nguyện nhập lễ). Trong Phụng vụ của ngày lễ hôm nay, Giáo Hội cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta niềm vui, vì “chúng con là chi thể của thân thể Người, Người là Đầu đã đi trước chúng con tiến vào vinh quang nơi Chúa, và chúng con cũng đang hy vọng tiến tới đó” (Lời nguyện dâng lễ).
Tâm trạng của chúng ta khi mừng lễ Chúa lên trời cũng là tâm trạng của các môn đệ năm xưa khi các ông xuống núi. “Xuống núi” là trở về với cuộc sống thường nhật, nhưng với tinh thần được đổi mới và với niềm xác tín mới. Lời nhắc bảo của hai sứ thần mặc áo trắng đưa các môn đệ đi từ tình trạng chiêm niệm đến với thực tế. Các ông đã được thấy Chúa về trời, các ông hãy trở lại với cuộc sống cụ thể để làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe. Từ nay, sứ mạng tông đồ của các ông không còn bó hẹp trong một không gian nhất định, nhưng mang tính hoàn vũ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê-a, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất“.
Khi mừng lễ Chúa về trời, các Ki-tô hữu được mời gọi nhận ra Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa vừa là người. Người cũng vừa hiện diện vừa vắng mặt nơi cuộc sống của chúng ta. Nói cách khác, Người diện diện một cách huyền nhiệm, vô hình, thiêng liêng để tiếp tục sẻ chia những gian truân của thân phận con người. Lễ Thăng Thiên cũng nhắc các Ki-tô hữu có một quan niệm quân bình về cuộc sống trần thế. Bởi lẽ là công dân của Nước Trời, chúng ta sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian, đồng thời chúng ta có bổn phận phải xây dựng trần thế cho tốt đẹp và nhân ái hơn. Đối với các Ki-tô hữu “miền đất lạ nào cũng là quê hương, nhưng quê hương nào cũng là đất khách” (Thánh Justino), vì quê thật của họ là Nước Trời, nơi Đức Giê-su đã dọn sẵn cho họ những chỗ ở, để họ chiêm ngưỡng vinh quang Chúa Cha trong hạnh phúc đời đời.
+TGM Giu-se Vũ Văn Thiên
Nguồn:tonggiaophanhanoi.org
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật XVII TN C – Lời Kinh Đẹp Nhất
Th7
Gần 100 thiếu nhi Giáo xứ Đông Sơn lãnh nhận Hồng ân Chúa..
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Nhân Ngày Thế Giới Di Dân Và Tị..
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Lêô XIV Gửi Đến Giáo Lý Viên Việt..
Th7
Các thông báo quan trọng của Ban Giáo lý Đức tin cho năm..
Th7
Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Chay
Th7
Ngày 26/07: Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria
Th7
Ngày 25/07: Thánh Giacôbê – Tông đồ
Th7
Roma chuẩn bị đón một triệu bạn trẻ tham dự Ngày Năm Thánh..
Th7
Thánh Thể – Quà Tặng Của Thánh Thần
Th7
Vatican và hành trình kiến tạo hòa bình tại Gaza
Th7
Giữa Sóng Dữ – Lời Nguyện Cho Kiếp Người Mong Manh
Th7
Đại Hội Giới Trẻ Giáo Hạt Văn Hạnh Lần Thứ IV: Hành Trình..
Th7
VPTGM-GPHT: Thông Báo Việc Cử Hành Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người..
Th7
Hồng Ân Thánh Thần Ngập Tràn Trong Ngày Khai Mạc Tuần Chầu Xứ..
Th7
Suy Niệm Chúa Nhật XVI TN C – Hai Khuôn Mặt Của Một..
Th7
Chuyến thăm mục vụ của Đức cha Louis tại Giáo hạt Minh Cầm
Th7
Cách nghỉ hè ý nghĩa theo các Giáo hoàng
Th7
Thư Mời Tham Dự Buổi Hội Thảo Sứ Điệp Truyền Giáo Của Đức..
Th7
Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Cáo Báo Chí Ngày..
Th7